Giáo án dạy Tuần 04 - Lớp 5

ĐẠO ĐỨC

CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIẾT2)

Hoạt động1: Xử lí tình huống (BT3 SGK)

*Mục tiêu:Học sinh biết lựa chọn cách giải quyết thích hợp trong mỗi tình huống.

*Cách tiến hành:

1.Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ giao nhiệm vụ cho từng nhóm xử lí một tình huống BT3.

2.Học sinh thảo luận nhóm.

3.Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

4.Cả lớp trao đổi bổ sung.

5.Giáo viên kết luận: Mỗi tình huống đều có cách giải quyết.Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết thể hiện rõ trách nhiệm của mình, phù hợp với hoàn cảnh.

Hoạt động2:Tự liên hệ bản thân.

*Mục tiêu: Mỗi học sinh có thể liên hệ, kể một việc làm của mình và rút ra bài học.

*Cách tiến hành:

1.Gợi ý để mỗi học sinh nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.

 

doc22 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Tuần 04 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản đồ địa lí tự nhiên VN. +Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. +Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; Y-ta-li;Trị An. Kết luận: Sông ngòi bồi đắp nhiều phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho đời sống,đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản Tập đọc Bài ca về trái đất I-Mục tiêu 1.Đọc trôi chảy,diễn cảm bài thơ . 2.Hiểu ND ý nghĩa bài thơ:Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 3.Thuộc lòng bài thơ. II-Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạtrong SGK. -Bảng phụ để ghi những câu thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc. III-Các hoạt động dạy-Học A.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Những chú sếu bằng giấy và trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Bài thơ Bài ca đất nước của nhà thơ Định Hải đã được phổ nhạc thành bài hát mà trẻ em Việt Nam nào cũng biết.Qua bài thơ này, tác giả Định Hải muốn nói với các em một điều rất quan trọng. Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó. 2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a.Luyện đọc: -2HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. -2,3 tốp HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ.GV kết hợp sửa lỗi về cách đọc cho học sinh :Giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vàocác từ gợi tả gợi cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ: Trái đất này/ là của chúng mình Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu Vàng, đen, trắng/ dù da khác màu Bon H,bom A/ không phải bạn ta Tiếng hát vui /giữa bình yên trái đất Tiếng cười ran/ cho trái đất không già -Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ trong SGK -HS luyện đọc theo cặp. -GV đọc diễn cảm toàn bài thơ. b.Tìm hiểu bài: HS cả lớp đọc thành tiếng,đọc thầm từng khổ thơ,cả bài thơ cùng suy nghĩ,trao đổi,trả lời các câu hỏi tìm hiểu ND bài thơ dưới sự điều khiễn của GV. -Gợi ý trả lời các câu hỏi: +Hình ảnh trái đất có gì đẹp? +Em hiểu hai câu thơ cuối của khổ thơ 2 nói gì? +Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? +Bài thơ muốn nói với em điều gì? -Học sinh rút ra ND bài như mụcI. c.Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. -HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ,chú ý cách nhấn giọng ngắt nhịp như trên. -HS đọc diễn cảm theo cặp,Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. -HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.GV tổ chức cho HS đọc thuộc lòng. 3.Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn học sinh tiếp tục về nhà HTL bài thơ. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I-Mục tiêu 1.Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, học sinh biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. 2.Biết chuyể một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh. II-Đồ dùng dạy học. -VBT Tiếng Việt5. -Những ghi chép học sinh đã có khi quan sát cảnh trường học. -Bút dạ,2-3 tờ giấy khổ to cho 2-3 học sinh trình bày dàn ý bài văn trên bảng lớp. III-Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: HS trình bày kết quả quan sát cảnh trường học đã chuẩn bị ở nhà. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ,yêu câu của tiết học. 2.HDHS luyện tập. Bài tập1: -Một vài học sinh trình bày kết quả quan sát ở nhà. -Học sinh lập dàn ý chi tiết giáo viên phát bút dạ cho 1-2 học sinh . -Học sinh trình dàn ý.Mời 1hs làm bài tốt trên giấy dán bài trên bảng.Cả lớp bổ sung hoàn chỉnh. Bài tập2: Lưu ý học sinh :Nên chon viết một đoạn ở phần thân bài. Một vài học sinh nói trước sẽ chọn đoạn nào. Học sinh viết một đoạn văn ở phần thân bài.Giáo viên chấm điểm đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên chân thực có ý riêng , ý mới. 3.Củng cố dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết kiểm traviết bài văn tả cảnh sắp tới. Thứ sáu ngày tháng năm 200 Toán Luyện tập chung I-Mục tiêu Giúp học sinh luyện tập củng cố cách giải bài toán về"Tìm hai số biết tổng(hiệu) của hai số đó" và bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học. II-Đồ dùng day- học. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu Bài1: Gợi ý cho học sinh giải theo cách "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó" -Tổng số nam và nữ là 28 học sinh -Tỉ số của số nam và số nữ là 2/5. Từ đó tính được số nam và số nữ. Bài giải Ta có sơ đồ Nam: Nữ: 28 học sinh Theo sơ đồ, số học sinh nam là: 28:(2+5)= 8( học sinh ) Số học sinh nữ là: 28-8=20 (học sinh) Đáp số: 8hs nam;20hs nữ Bài2: GV hướng dẫn HS phân tích đề để thấy được trước hết tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật (theo BT tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó).Sau đó tính chu vi của hình chữ nhật theo kích thước đã biết. Bài3: -Yêu cầu học sinh tóm tắt được bài toán. -Học sinh tự chọn phương pháp để giải bài toán. Bài 4: Giáo viên thảo luận với học sinh có thể giải bài toán theo hai hướng sau: Cách 1: Bài giải Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm một bộ bàn ghế thì phải làm xong trong thời gian là: 30x12= 360 (ngày) Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành trong thời gian là: 360:18=20 (ngày) Đáp số:20 ngày. Cách 2: -Theo kế hoạch số bộ bàn ghế phải hoàn thành là bao nhiêu? (12x30=360 bộ) -Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ bàn ghế thì thời gian phải làm xong 360 bộ bàn ghế là bao nhiêu? (360:18=20 ngày). Củng cố dặn dò Khoa học Vệ sinh ở tuổi dậy thì I-Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng: -Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì. -Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì II-Đồ dùng dạy học Hình trang 18, 19 SGK. -Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. -Học sinh chuẩn bị thẻ từ một mặt ghi Đ, mặt kia ghi S. III-Hoạt động dạy học. Hoạt động1: Động não *Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. *Cách tiến hành: Bước1: Giáo viên giảng và nêu vấn đề: ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh. -Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là các chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu. -Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm cho da đặc biệt là da mặt trở nên nhờn. Chất nhờn là môi trường thận lợi cho các vi khuẩn phát triển và sẽ tạo thành mụn trứng cá ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá? Bước2: Giáo viên sử dụng phương pháp động não yêu cầu học sinh nêu ra mọtt ý kiến ngắn gọn để trả lừi các câu hỏi nêu trên. Giáo viên ghi nhanh các ý kiến của học sinh lên bảng. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác dụng của từng việc làm kể trên. Kết thúc họat động này giáo viên nói: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta phải biết cách giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục. Hoạt động2:Làm việc với phiếu học tập. *Mục tiêu: *Cách tiến hành: Bước1: -Giáo viên chia lớp thành các nhóm nam và nữ tuỳ theo thực tế. Phát phiếu học tập. -Nam nhận phiếu: Vệ sinh cơ quan sinh dục nam. -Nữ nhận phiếu: Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ. (SBS) Bước2: Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ. -Phiếu 1:1-b ; 2-a,b,d ;3-b,d. -Phiếu 2:1-b,c ;2-a,b,d ; 3-a ;4-a. Họat động 3:Quan sát tranh và thảo luận. *Mục tiêu: Học sinh xác dịnh được những việc nên không nên để bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: Bước 2: Làm việc cả lớp: Họat động 4: *Mục tiêu: giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì. *Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn. Bước 2: Học sinh trình bày. Bước 3:Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Luyên tập về từ trái nghĩa I-Mục tiêu Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa,làm đúng các bài tập tìm từ trái nghĩa,đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được. II-Đồ dùng dạy học -VBT Tiếng Việt 5. -Bút dạ 2-3 tờ phiếu khổ to viết ND bài tập 1,2,3. III-Các hoạt động dạy- học A.Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ ở BT 1,2 và làm miệng BT 3,4. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài tập1: -Một số HS đọc yêu cầu của BT1. -Học sinh làm bài cá nhân. -HS trình bày kết quả. -HS sửa bài theo lời giải đúng Bài tập2: -Các từ trái nghĩa với từ in đậm:lớn,già,dưới,sống. Bàitập3: -Học sinh tự làm. -Học sinh học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ. Bài tập 4: Giáo viên gợi ý để học sinh hiểu đúng yêu cầu BT và tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa. Bài tập 5: -Có thể đặt một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu chứa 1 từ. -Học sinh đọc câu mình đặt giáo viên nhận xét. -Học sinh làm vào vở BT. 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh học thuộc lòngcác thành ngữ, tục ngữ BT 1,3. Tập làm văn Tả cảnh (Kiểm tra viết) I-Mục tiêu Học sinh biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. II-Đồ dùng dạy học -Giấy kiểm tra. -Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh: 1.Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. 2.Thân bài:Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3.Kêt bài: Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết III-Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ: B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài -Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kiểm tra. 2.Ra đề: Dựa theo những đề gợi ý ở trang 44,sgk, giáo viên ra đề cho học sinh viết bài. Khi ra đề cần chú ý những điểm sau: -Có thể dùng 1-2, thậm trí cả 3 đề gợi trong sgk. 3. Củng cố dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn học sinh đọc trước nội dung tiết tập làm văn tuần 5 ( luyện tập làm báo cáo thống kê) Âm nhạc Học hát bài: hãy giữ cho em bầu trời xanh Nhạc và lời: Huy Trân I-Mục tiêu Giúp học sinh hát đúng lời nhạc bài hát hãy giữ cho em bầu trời xanh. Yêu thích môn học. II-Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động1: Hướng dẫn học hát. -Giáo viên hát mẫu. -Giáo viên tập hát cho học sinh từng câu cho đến hết bài hát. Hoạt động2: Luyện hát: -Học sinh luyện hát cá nhân ,theo nhóm. -Thi hát giữa các nhóm.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 5 T4doc.doc