Môn: Toán
Bài 69: ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS
- Nhận biết được “ Điểm”, “ Đoạn thẳng”.
- Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm.
- Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bộ ĐDDH toán 1.
- Hs: Thước và bút chì.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: hát vui 1ph
2/ Kiểm tra bài cũ: 3ph
- 3 HS lên bảng tính:
3 + 2 + 5 = 3 + 2 + 4 = 4 + 3 + 3 =
10 – 1 = 10 – 7 = 10 – 5 =
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Toán lớp 1 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Toán
Bài 69: ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG
Ngày soạn: 22 / 12 / 2007
Ngày dạy: 24 / 12 / 2007
Tiết: 69
I. Mục tiêu:
Giúp HS
Nhận biết được “ Điểm”, “ Đoạn thẳng”.
Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm.
Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bộ ĐDDH toán 1.
Hs: Thước và bút chì.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: hát vui 1ph
2/ Kiểm tra bài cũ: 3ph
3 HS lên bảng tính:
3 + 2 + 5 = 3 + 2 + 4 = 4 + 3 + 3 =
10 – 1 = 10 – 7 = 10 – 5 =
Nhận xét.
3/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài: Nêu tên, ghi tựa bài: Điểm. Đoạn thẳng.
b) Các hoạt động.
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
7ph
8ph
10ph
* Hoạt động 1: Giới thiệu điểm, đoạn thẳng.
* Mục tiêu: HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng.
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK.
-Trên trang sách có điểm A, điểm B.
-GV hướng dẫn HS cách đọc tên các điểm……
-GV vẽ hai chấm lên bảng.
-Gọi HS nhìn lên bảng nói.
-GV chỉ vào đoạn thẳng AB cho HS đọc.
* Hoạt động 2: Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng.
* Mục tiêu: HS biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm.
* Cách tiến hành:
* GV giới thiệudụng cụ để vẽ đoạn thẳng.
-GV giơ thước và nêu: Để vẽ đoạn thẳng ta thường dùng thước thẳng.
-GV hướng dẫn HS quan sát mép thước, dùng ngón tay di động theo mép thước………
* GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng theo các bước:
-Bước 1: Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm 1 điểm nữa vào tờ giấy, đặt tên cho từng điểm.
-Bước 2: Đặt mép thước qua điểm A và B……
-Bước 3: Nhất thước và bút ra. Trên mặt giấy có đoạn thẳng AB.
* GV cho HS vẽ một vài đoạn thẳng.
* Hoạt động 3: Thực hành bài tập
* Mục tiêu: HS biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
* Cách tiến hành:
-Bài 1: Gọi HS đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong SGK.
-Nhận xét sửa chữa.
-Bài 2:
-GV hướng dẫn HS dùng thước và bút nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng.
-Gọi HS đọc tên từng đoạn thẳng.
-Bài 3: Yêu cầu HS nêu số đoạn thẳng rồi đọc tên từng đoạn thẳng.
-Quan sát SGK.
-Đọc tên các điểm theo GV.
-Trên bảng có hai điểm: Điểm A và điểm B.
-Đoạn thẳng AB………
-HS lấy thước thẳng.
-Nghe, quan sát.
-HS thực hành vẽ.
-Điểm M, điểm N, đoạn thẳng MN.
-HS dùng thước nối từng cặp 2 điểm.
-HS đọc tên từng đoạn thẳng.
-HS nêu.
Nghe, quan sát.
4/ Củng cố:3ph
Cho HS đọc lại các đoạn thẳng trên bảng.
5/ Hoạt động nối tiếp: 2ph
Các em về nhà tập vẽ thêm đoạn thẳng.
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm bài dạy.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Môn: Toán
Bài 70: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
Ngày soạn: 22 / 12 / 2007
Ngày dạy: 25 / 12 / 2007
Tiết: 70
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Có biểu tượng về dài hơn – ngắn hơn từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặt tính dài – ngắn của chúng.
Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tùy ý bằng hai cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
II. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bộ ĐDDH toán 1
Hs: bảng, que tính.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: hát vui 1ph
2/ Kiểm tra bài cũ: 3ph
3 HS lên bảng làm bài tập.
Vẽ 3 đoạn thẳng AB, MN, PQ.
Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài: Nêu tên, ghi tựa bài: Độ dài đoạn thẳng.
b) Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
7ph
8ph
10ph
* Hoạt động 1: Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn và so sánh trực tiếp độ dài doạn thẳng.
* Mục tiêu: HS có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.
* Cách tiến hành:
-GV giơ hai chiếc thước dài ngắn khác nhau.
H. Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?
-Gọi 1 HS lên bảng so sánh hai que tính màu sắc và độ dài khác nhau.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK.
-GV hướng dẫn HS thực hành so sánh từng cặp đoạn thẳng bài tập 1.
* Hoạt động 2: So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian
* Mục tiêu: HS biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng.
* Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK.
-Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay.
-GV thực hành đo độ dài 1 đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay.
-GV yêu cầu quan sát hình vẽ tiếp theo.
H. Đoạn thẳng nào dài hơn? Đoạn thẳng nào ngắn hơn?
H. Vì sao em biết đoạn thẳng nào dài hơn?
-GV nêu nhận xét.
* Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: HS làm được các bài tập.
* Cách tiến hành:
-Bài 2: GV hướng dẫn HS đếm số ô vuông vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số.
-Cho HS so sánh độ dài từng cặp.
-Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào SGK.
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-So sánh.
-Quan sát và nêu.
-Thực hành.
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS đếm.
-Nêu yêu cầu.
4/ Củng cố: 3ph
- Gọi HS đọc lại tên các đoạn thẳng bài tập 1.
5/ Hoạt động nối tiếp: 2ph
Các em về nhà tập so sánh các đoạn thẳng.
Nhận xét tiết học.
Trình bày sản phẩm.
* Rút kinh nghiệm bài dạy.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Môn: Toán
Bài 71: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
Ngày soạn: 23 / 12 / 2007
Ngày dạy: 27 / 12 / 2007
Tiết: 71
I. Mục tiêu:
Giúp HS
Biết cách so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như: bàn HS, bảng đen,………Bằng cách sử dụng đơn vị đo chưa chuẩn như gang tay, bước chân,…….
Nhận biết được rằng: gang tay, bước chân của hai người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau.
Bước đầu thấy sự cần thiết phải có một đơn vị đo.
II. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bộ ĐDDH toán 1.
Hs: Bảng, que tính.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: hát vui 1ph
2/ Kiểm tra bài cũ: 3ph
3 HS lên bảng thực hiện đo độ dài cái bàn bằng thước thẳng.
Nhận xét.
3/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài: Nêu tên, ghi tựa bài: Thực hành đo độ dài.
b) Các hoạt động.
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8ph
8ph
9ph
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay.
* Mục tiêu: HS biết đo độ dài bằng gang tay.
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS đo cạnh bảng bằng gang tay.
-GV làm mẫu cho HS xem.
-Yêu cầu HS thực hành.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân.
* Mục tiêu: HS biết cách đo độ dài bằng bước chân.
* Cách tiến hành:
-Hãy đo chiều dài bụt giảng bằng bước chân.
-GV làm mẫu cho HS xem.
* Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: HS làm được các bài tập.
* Cách tiến hành:
-Cho HS thực hành đo độ dài bằng gang tay, bước chân, que tính.
-Nhận xét tuyên dương những em làm tốt.
-Quan sát.
-HS thực hành đo cạnh bàn bằng gang tay của mỗi em và đọc kết quả đo.
-HS quan sát.
-Thực hành đo.
4/ Củng cố:3ph
Cho HS thực hành đo chiều dài bảng đen.
5/ Hoạt động nối tiếp: 2ph
Các em thực hành đo chiều dài sân bằng bước chân.
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm bài dạy.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Môn: Toán
Bài 72: MỘT CHỤC. TIA SỐ
Ngày soạn: 23 / 12 / 2007
Ngày dạy: 28 / 12 / 2007
Tiết: 72
I. Mục tiêu:
Giúp HS
Nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
Biết đọc và ghi số trên tia số.
II. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bộ ĐDDH toán 1.
Hs: Bảng, que tính.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: hát vui 1ph
2/ Kiểm tra bài cũ: 3ph
3 HS lên bảng thực hành đo chiều dài bảng đen bằng gang tay.
Nhận xét.
3/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài: Nêu tên, ghi tựa bài: Một chục. Tia số.
b) Các hoạt động.
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8ph
8ph
9ph
* Hoạt động 1: Giới thiệu một chục
* Mục tiêu: HS nhậnbiết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
* Cách tiến hành:
-Cho HS xem tranh đếm số lượng quả trên cây và nói số lượng
-10 quả còn gọi là 1 chục quả.
H. 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
H. 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
-GV ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục
H. 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
* Hoạt động 2: Giới thiệu tia số
* Mục tiêu: HS nhận biết được tia số.
* Cách tiến hành:
-GV vẽ tia số rồi giới thiệu: Đây là tia số.
-Trên tia số có 1 điểm gốc là 0, các điểm cách đều nhau được ghi số, mỗi điểm ghi 1 số theo thứ tự tăng dần.
-Số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái.
* Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: HS biết đọc và ghi số trên tia số.
* Cách tiến hành:
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài vào SGK.
-HS đếm số quả.
-HS trả lời.
-Nhắc lại những kết luận đúng.
-Quan sát tia số.
-HS nêu yêu cầu.
-Làm bài vào SGK.
-Đổi vở kiểm tra.
4/ Củng cố:3ph
Cho HS số trên tia số
H. 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?.
5/ Hoạt động nối tiếp: 2ph
Các em về nhà xem lại bài.
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm bài dạy.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Toan. T18.doc