Kế hoạch dạy học lớp 1A tuần 10 đến 14

HỌC VẦN: BÀI 41 iu êu

A. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh

- Đọc được: iu, êu, lưỡi rìu; cái phễu, từ và câu ứng dụng.

- Viết được: iu, êu, lưỡi rìu; cái phễu.

- Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo chủ đề: Ai chịu khó?

B. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu), các từ ngữ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.

C. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học lớp 1A tuần 10 đến 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nhẩm học thuộc. - HS viết bảng con. - HS đọc thuộc các công thức. - HS lên điền kết quả theo hướng dẫn của GV. - HS làm bài. - Chữa bài (nếu sai) - HS dựa vào kiến thức đã học và bảng trừ 9 làm bài. - Ví dụ: Lấy 9 trừ đi số đã cho rồi ghi kết quả vào ô trống. - HS làm bài rồi chữa bài. - Có 9 con ong, bay đi mất 4 con. Hỏi trong tổ còn lại mấy con ong? 9 – 4 = 5 - 5 HS đọc lại, HS khác nhận xét. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: ĐẠO ĐỨC LỚP : 1A BÀI: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ I . MỤC TIÊU : Học sinh biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình . Học sinh thực hiện việc đi học đều và đúng giờ . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Vở BTĐĐ1, tranh BT 1 , 4 phóng to , điều 28 công ước QT về QTE . Bài hát “ Tới lớp , tới trường ” ( Hoàng Vân ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : hát , chuẩn bị ĐDHT. 2.Kiểm tra bài cũ : - Khi chào cờ tư thế của em phải như thế nào ? Nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ điều gì ? Giáo viên nhận xét Học sinh đã thực hiện tốt và chưa tốt trong giờ chào cờ đầu tuần . - Nhận xét bài cũ . 3.Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT : 1 Hoạt động 1 : Quan sát tranh Mt : Học sinh nắm tên bài học .thảo luận để hiểu thế nào là đi học đúng giờ : Cho học sinh quan sát tranh B1 Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày . - Giáo viên đặt câu hỏi : + Vì sao thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn hơn rùa ? Còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ ? - Qua câu chuyện , em thấy bạn nào đáng khen ? Vì sao ? * Giáo viên kết luận : Thỏ la cà nên đi học muộn , Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ . Bạn Rùa thật đáng khen . Hoạt động 2 : Học sinh đóng vai Mt : Học sinh tập giải quyết các tình huống qua việc đóng vai : Cho Học sinh quan sát BT2 T1 : Nam đang ngủ rất ngon .Mẹ vào đánh thức Nam dậy để đi học kẻo muộn . Cho Học sinh đóng vai theo tình huống “ Trước giờ đi học ” Hoạt động 3 : Học sinh tự liên hệ . Mt :hiểu được những việc em đã làm được và chưa làm được để tự điều chỉnh : - Giáo viên hỏi : bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ? - Em cần làm gì để đi học đúng giờ ? * Giáo viên Kết luận : Được đi học là quyền lợi của trẻ em . Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình . Để đi học đúng giờ , cần phải : + Chuẩn bị đầy đủ quần áo , sách vở từ tối hôm trước , không thức khuya . + Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy cho đúng giờ . + Tập thói quen dậy sớm , đúng giờ . Học sinh quan sát tranh , thảo luận nhóm Học sinh trình bày được nội dung tranh : + Đến giờ học , bác Gấu đánh trống vào lớp , Rùa đã ngồi vào bàn học , Thỏ đang la cà nhởn nhơ ngoài đường , hái hoa bắt bướm chưa vào lớp học . Vì Thỏ la cà mải chơi , Rùa thì biết lo xa đi một mạch đến trường , không la cà hái hoa đuổi bướm trên đường đi như Thỏ Rùa đáng khen vì đi học đúng giờ . Học sinh quan sát tranh BT2 . Phân nhóm thảo luận đóng vai . Học sinh đại diện các nhóm lên trình bày , Học sinh nhận xét , thảo luận rút ra kết luận : Cần nhanh chóng thức dậy để đi học đúng giờ. - Học sinh suy nghĩ , trả lời . - Tối đi ngủ sớm, sáng dậy sớm, hoàn thành vệ sinh cá nhân, ăn sánh nhanh… 4.Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh tích cực hoạt động . Dăn học sinh xem BT4,5 /24,25 để chuẩn bị cho tiết học sau . 5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung : Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2009 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT HỌC VẦN: BÀI 59 ÔN TẬP A. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh - Đọc được các vần có kết thúc bằng ng, nh các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59. - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 52 đến bài 59. - Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Quạ và Công. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng ôn (trang 120 SGK). - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng. - Tranh minh hoạ cho truyện kể Quạ và Công. C. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết và đọc: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương. - 1 HS đọc câu ứng dụng: Cái gì cao lớn … - GV nhận xét, ghi điểm. II. Tiết 1: 1. Giới thiệu bài: - GV cho HS xem tranh: trái bàng, cái bánh, giới thiệu hai tiếng có hai vần ang, anh. (bàng, bánh). - GV hỏi học sinh các vần đã học từ bài 52 đến bài 59. - GV treo bảng ôn, cho HS nhận xét về các âm cuối của các vần. 2. Ôn tập: Hoạt động 1: Các vần vừa học - Cho HS đọc tên vần vừa học trong tuần. - GV chỉ vần. Hoạt động 2: Ghép âm thành vần GV hướng dẫn HS ghép âm ở cột dọc với âm ở hàng ngang để đọc thành vần. Hoạt động 3: Đọc từ ngứ ứng dụng - Cho HS tìm các tiếng có vần vừa học trong bảng ôn ở các từ ứng dụng. - Cho HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: theo nhóm, cá nhân, cả lớp. Hoạt động 4: Tập viết từ ngữ ứng dụng. - Cho HS viết bảng con: bình minh, nhà rông, nắng chang chang. - GV chỉnh sửa cho HS - Cho HS viết vào vở Tập viết. Giải lao giữ tiết: Lớp hát. III. Tiết 2: Hoạt động 1: Luyện đọc - Nhắc lại bài ôn ở tiết trước + Cho HS đọc lần lượt đọc lại các vần trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng: nhóm, bàn, cá nhân. + GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - Đọc câu ứng dụng: + GV giới thiệu câu ứng dụng. + Cho HS thảo luận về tranh minh hoạ. + Cho HS đọc câu ứng dụng + GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. Hoạt động 2: Luyện viết và làm bài tập - Cho HS viết các từ còn lại trong vở tập viết. Hoạt động 3: Kể chuyện - Cho HS đọc đề câu chuyện. - GV giới thiệu câu chuyện. - GV kể diễn cảm câu chuyện. - HS thảo luận,thi kể lại câu chuyện theo tranh. - Hướng dẫn học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. IV. Củng cố: - GV chỉ bảng ôn cho HS đọc lại toàn bài. - Dặn HS về nhà luyện đọc, chuẩn bị bài 60. - 2 HS lên bảng viết và đọc, cả lớp viết vào bảng con. - Lớp nhận xét, đọc lại câu ứng dụng. - HS xem. - HS trả lời. - Âm cuối của các vần là ng và nh. - HS đọc. - Cả lớp đọc. - HS thực hiện, đọc vần theo hướng dẫn của GV. - bình, minh, rông, nắng, chang. - HS đọc. - HS viết bảng con. - HS sửa lỗi. - HS viết. - HS hát. - HS đọc. -HS sửa lỗi. - HS nghe. - HS thảo luận: Trên trời có mây trắng, dưới đồng có bông trắng và cô nông dân đội thúng bông trên đầu. - HS đọc. - HS viết. - Quạ và Công. - HS nghe. - Vội vàng, hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa nên chẳng làm được việc gì. - HS đọc. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Bài 14: An Toàn Khi Ở Nhà I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kể tên 1 số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay. 2. Kỹ năng: Xác định 1 số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng và cháy. 3. Thái độ: Biết giữ an toàn khi ở nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Sưu tầm 1 số câu chuyện cụ thể về những tai nạn đã xãy ra đối với các em nhỏ. - HS: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì? - Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì? (HS trả lời lần lượt) - Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình 3. Bài mới: Hoạt Động của GV Hoạt Động của HS Giới thiệu bài mới HĐ1: Quan sát tranh Mục tiêu: Biết cách phòng chống đứt tay Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát - Chỉ cho các bạn thấy nội dung của mỗi hình GV kết luận: Khi phải dùng dao hay những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn cần phải rất cẩn thận đề phòng đứt tay. HĐ2: Quan sát hình ở SGK đóng vai Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa. Cách tiến hành: Hướng dẫn HS thể hiện giọng nói phù hợp nội dung từng hình. Sau đó GV cho các em lên đóng vai, GV nhận xét tuyên dương, lớp bổ sung. - Em có suy nghĩ gì về hành động của mình khi đóng vai? - Các bạn nhỏ khác có nhận xét gì về vai diễn của bạn? - Nếu là em, em có cách ứng xử nào khác không? - Trường hợp có lửa cháy, các đồ vật trong nhà em phải làm gì? - Em có nhớ sự điện thoại gọi cứu hoả không? Kết luận: Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa. - Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. - Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm ổ điện. - Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi cháy. - Cần gọi điện thoại số 114 để đến cứu. GV cho một số em nhắc lại. HĐ3: Hoạt động nối tiếp Củng cố: Vừa rồi các con học bài gì? - GV cho 1 số em lên chỉ 1 số đồ dùng cấm HS sử dụng. Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt nội dung bài học này. - Quan sát - HS từng cặp - Quan sát hình 30 SGK - Dự kiến xem điều gì có thể xãy ra - Trả lời - Đóng vai - Mỗi nhóm 4 em - Quan sát các hình SGK và đóng vai - Gọi cứu hoả 114 - Ổ cắm điện KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: THỦ CÔNG LỚP: 1A BÀI: Gấp các đoạn thẳng cách đều. A. Mục tiêu: - Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều. - Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. (Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng). B. Đồ dùng dạy học: - Mẫu gấp các nếp gấp cách đều có kích thước lớn. - Quy trình các nếp gấp (hình phóng to). C. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều. - GV: Các nếp gấp cách đều nhau và chúng có thể chồng khít lên nhau, khi nhìn phía trước ta chỉ thấy một nếp gấp. 2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu cách gấp. a) Gấp nếp thứ nhất: - Ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào mặt bảng. - Gấp mép giấy vào 1 ô li theo đường dấu. b) Gấp nếp thứ hai: - GV ghim lại tờ giấy, mặt màu ở phía ngoài, thực hiện nếp gấp thứ hai như nếp gấp 1. c) Nếp gấp thứ ba: - Lật lại tờ giấy và thực hiện như nếp gấp 1. c) Gấp các nếp gấp thiếp theo: Như các nếp trước. 3. HS thực hành: - GV nhắc lại cách gấp theo quy trình, lưu ý HS gấp các nếp gấp cách đều 1 ô li. - Giúp đỡ các em còn lúng túng. - Nhắc HS tập gấp trên giấy trắng, sau đó gấp trên giấy màu, dán sản phẩm vào vở thủ công. 4. Nhận xét, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị giấy kẻ ô, giấy màu để học bài tới. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS nghe, thực hành gấp. - HS gấp, trình bày sản phẩm - HS nghe.

File đính kèm:

  • docTuan 10 15.doc
Giáo án liên quan