Toan: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố về biểu thức cĩ chứa một chữ, làm quen với các biểu thức cĩ chứa một chữ cĩ phép tính nhân.
-Củng cố cách đọc và tính giá trị của biểu thức.
-Củng cố bài tốn về thống kê số liệu.
II.Đồ dùng dạy học:
-Đề bài tốn 1a, 1b, 3 chép sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy.
III.Hoạt động trên lớp:
88 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy thay - Lớp 5 - Lê Nguyên Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự lựa chọn (cầm súng đánh giặc) của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
+ GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
GV củng cố để HS nắm được nội dung chính của bài
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
TUẦN 23 – LỚP 5
Soạn: 20/02/2009
Giảng: Thứ 3 ngày 24/02/2009
Tiết 1: Toán:
MÉT KHỐI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về mét khối, biết đọc và viết đúng mét khối.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối dựa trên mô hình.
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối.
- Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo: mét khối, đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối.
II. đồ dùng dạy học
GV chuẩn bị tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khối.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3
- GV giới thiệu các mô hình về m3 và môi quan hệ giữa m3,dm3,cm3.HS quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu mô hình. Vậy m3 là thể tích của hình lập phương có cạnh bằng bao nhiêu ?( Thể tích của hình lập phương có cạnh là 1m)
- 1m3 bằng bao nhiêu dm3 ? Vì sao em biết ? ( 1m3 = 1000 dm3. Vì (10 x10) x 10 lớp)
- 1m3 bằng bao nhiêu cm3 ? Vì sao em biết ? ( 1m3 = 1000000 cm3. Vì (1000 dm3 x1000 cm3)
- 1m3 gấp bao nhiêu lần dm3 ? 1dm3 gấp bao nhiêu lần cm3 ? Các đơn vị đo thể tích hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Rèn kỹ năng đọc viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là m3
a) GV yêu cầu HS đọc các số đo
b) 2 HS lên bảng viết các số đo
- HS khác nhận xét – GV kết luận
Bài 2: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích
- HS trao đổi nhóm 2, thảo luận cách đổi
- 3HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét - GV kết luận
Bài 3: GV yêu cầu HS nhận xét: Sau khi xếp đầy hộp ta được hai lớp hình lập phương 1dm3 ( xem hình vẽ).
Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 là: 5 x 3 = 15( hình)
Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là: 15 x 2 = 30(hình)
- HS làm bài - Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV chữa chung bài này trên bảng
IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK
Tiết 2: chính tả
NHỚ VIẾT : CAO BẰNG
I- Mục tiêu
1. Nhớ – viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng
2. Viết hoa đúng các tên người, địa lí Việt Nam
II -Đồ dùng dạy – học: Vở BT.
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: ( 5 phút )
-Kiểm tra bài cũ
- Một HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Cả lớp viết 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam. (VD: Nông Văn Dền, Lê Thị Hồng Gấm; Cao Bằng, Long An. GV giải thích: Nông Văn Dền tức anh Kim Đồng;Lê Thị Hồng Gấm, người phụ nữ anh hùng quê ở Long An, đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ)
-Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhớ viết ( 22 phút )
- Một HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng . Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi chính tả của nhau. GV nêu nhận xét chung.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 12 phút )
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK - HS làm bài vào VBT.
- GV mời 3-4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức - điền đúng, điền nhanh; đại diện nhóm đọc kết quả, nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
Lời giải:a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu
b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn
c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn mìn trên cầu Công lý mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.
Nhận xét: Các tên riêng đó là tên người, tên địa lí Việt Nam. Các chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó đều viết hoa.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của bài (Lưu ý HS đọc cả bài Cửa gió Tùng Chinh).
- GV nói về các địa danh trong bài: Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá; Pù Mo, Pu Xai là các địa danh thuộc huyện Mai Châu, tình Hoà Bình. Đây là những vùng đất biên cương giáp giới giữa nước ta và nước Lào.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Tìm những tên riêng có trong bài, xác định tên riêng nào viết đúng quy tắc chính tả về viết hoa, tên riêng nào viết sai.
+ Viết lại cho đúng các tên riêng viết sai
- Cả lớp suy nghĩ, làm bài vào VBT. Hai HS làm bài trên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Viết sai
Hai ngàn
Ngã ba
Pù mo
Pù xai
Sửa lại
Hai Ngàn
Ngã Ba
Pù Mo
Pù Xai
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Tiết 3: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ – AN NINH
I- Mục tiêu
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
II - đồ dùng dạy – học
-Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (nếu có)
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: ( 5 phút )
- Kiểm tra bài cũ
HS làm lại các BT2, 3 (phần Luyện Tập) của tiết LTVC trước.
-Giới thiệu bài
trong tiết LTVC (MRVT: Vì cuộc sống thanh bình) các em sẽ được hệ thống hoá và làm giàu vốn từ về trật tự, an ninh.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 33 phút )
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV lưu ý các em đọc kĩ để tìm đúng nghĩa của từ trật tự.
- HS trao đổi cùng bạn; phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ đáp án (a), (b); phân tích đáp án (c) là đúng (Trật tự là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật).
Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tìm các từ ngữ theo các hàng: Lực lượng bảo vệ trật tự; an toàn giao thông./ HIện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông./ Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông./ Nguyên nhân gây tai nạn giao thông. (HS thảo luận nhóm 4)
- Đại diện nhóm làm bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp ,bổ sung những từ ngữ HS bỏ sót.
- Một hai HS đọc lại lời giải đúng
Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông
Cảnh sát giao thông
Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông.
Tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm giao thông
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn, lấn chiếm lòng đường và vỉa hè.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập (Lưu ý HS đọc cả mẩu chuyện vui Lí do). HS theo dõi trong SGK.
- GV lưu ý HS đọc kĩ, phát hiện tinh để nhận ra các từ ngữ chỉ người, sự việc liên quan đến nội dung bảo vệ trật tự, an ninh.
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện vui, trao đổi cùng bạn.
- HS phát biểu ý kiến. GV viết nhanh lên bảng những từ ngữ HS tìm được. Mời 1 HS lên bảng và sửa bài: loại bỏ những từ ngữ không thích hợp hoặc bổ sung những từ ngữ còn bỏ sót. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
+ Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh
+ Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh
+ cảnh sát, trọng tài, bòn càn quấy, bọn hu – li – gân.
+ giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS nhớ những từ ngữ mới các em vừa được cung cấp; sử dụng từ điển; giải nghĩa 3-4 từ tìm được ở BT3.
Tiết 4: Lịch sử
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA.
I - Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Sự ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II- Đồ dùng dạy học
- Một số ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học
*Hoạt động 1: KTBC-Giới thiệu bài mới.
-Nêu tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi”ở Bến Tre ?
-Phong trào Đồng Khởi có ý nghĩa gì?
-Giới thiệu bài-HS mở SGK trang 43
(làm việc cả lớp)
- GV sử dụng ảnh tư liệu (cảnh lao động thủ công ở nông thôn nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp) để nêu vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành sản xuất bằng máy móc và sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội là nhằm thực hiện mục đích đó.
- GV định hướng nhiệm vụ bài học:
+ Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
+ Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
+ Thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân)
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
Gợi ý:
+ Nêu tình hình nước ta sau khi hoà bình lập lại.
+ Muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì?
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta?
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
HS thảo luận trong nhóm nhỏ, sau đó cử đại diện lên trình bày theo các gợi ý sau:
+ Lễ khởi công (lưu ý thời gian, địa điểm, khung cảnh)
+ Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
+ Đặt trong bối cảnh nước ta vào những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (rất nghèo nàn, lạc hậu, ta chưa từng xây dựng được nhà máy hiện đại nào, các cơ sở do Pháp xây dựng đều bị chiến tranh tàn phá), em có suy nghĩ gì về sự kiện này ?
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
GV cho HS tìm hiểu về các sản phẩm của Nhà máy Cơ khí Hà Nội và trả lời câu hỏi sau:
+ Những sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
+ Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy CKHN phần thưởng cao quý nào ?
*Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò
-Hiện nay, nhà máy Cơ Khí Hà Nội được đổi tên là gì ? (Công ty Cơ Khí Hà Nội)
-Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về chuẩn bị bài sau : đường Trường Sơn
File đính kèm:
- Giao an day thay cua CBQL Phan 1.doc