I/ MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS có khả năng: Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người:tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 8,9 SGK. Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ chấm của sơ đồ”
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 6551 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy phương pháp bàn tay nặn bột khối 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
KHỐI 4
Tuần 2 :
Khoa học: Trao đổi chất ở người (tt)
(Tiết 3)
I/ MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS có khả năng: Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người:tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 8,9 SGK. Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ chấm của sơ đồ”
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
4’
1.Ổn định:
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở người.
- GV nhận xét ghi điểm.
3.Giảng bài mới:
Khởi động:
*Tình huống xuất phát
-GV cho HS mang thức ăn đ chuẩn bị sẵn như: trái cây, bánh, nước uống.
-Khi ăn và uống nước thì các chất này ở đâu và tạo thành những gì? Hôm nay chúng ta học bài : Trao đổi chất ở người (tt)
*Nêu ý kiến ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS nêu hiểu biết ban đầu của mình về sự trao đổi chất ở người
*Đề xuất các câu hỏi:
-GV định hướng cho HS nêu các câu hỏi xoay quanh nội dung về sự trao đổi chất ở người
-Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm
-Chốt các câu hỏi .
* Thực hành thí nghiệm
*Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
GV yêu cầu HS xem sơ đồ trang 9 SGK (hình 5) để cho hoàn chỉnh sơ đồ và tập trình bày về mối liên hệ giữa các cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất.
Kết luận kiến thức mới :
-Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả
-Hướng dẫn HS so sánh lại với các ý kiến ban đầu
- GV chỉ định 4 HS lên nói về vai trò của từng cơ quan cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
*Cho HS đọc mục Bạn cần biết
4.Củng cố-Dặn dò:
-Vừa rồi chúng ta chúng ta học bài gì ?
Về nhà các em hãy học thuộc mục Bạn cần biết
-Chuẩn bị bài hôm sau: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.Vai trị của chất bột đường.
2 HS lên bảng vẽ sơ đồ.
-HS thực hành ăn và uống nước
- HS quan sát các hình trang 8 SGk và thảo luận theo cặp ghi vào vở thí nghiệm,
+ Nói tên và chức năng của từng cơ quan
+ Trong số những cơ quan có ở hình trang 8 SGK, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?
- HS xem sơ đồ trang 9 SGK. Điền các từ còn thiếu cần bổ sung vào sơ đồ cho hoàn chỉnh.
- 2 HS quay lại với nhau, tập kiểm tra chéo xem bạn bổ sung các từ còn thiếu cần bổ sung vào sơ đồ đúng hay sai.
- 2 bạn lần lượt nói với nhau về mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- 4 HS lên nói về vai trò của từng cơ quan cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả và giải thích lại
HS trả lời
2 HS đọc mục Bạn cần biết.
Trao đổi chất ở người (tt)
Bổ sung, rút kinh nghiệm:____________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần 10
Khoa học: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
(Tiết 20)
I. Mục tiêu: HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị theo nhóm:
- Ba cốc thuỷ tinh ( nhựa) giống nhau
- Chai và một số vật chứa nước; Vải, bông hoặc bọt biển, túi ni lông; Đường, sữa, muối, cát, thìa. . .
III. Các hoạt dộng dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
10’
10’
5’
1. KTBC: GV nêu câu hỏi và gọi HS TLCH:
-Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
-Nêu một số cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?
Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài mới: Nước có những tính chất gì?
-Em biết gì về vai trò của nước đối với đời sống con người?
-Em muốn biết thêm gì về nước?
a) Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Cho HS làm việc theo nhóm theo hướng dẫn của GV
-Cốc nào dựng nước, cốc nào đựng sữa?
- Làm thế nào để bạn biết điều dó?
KL: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
-Lưu ý HS khi không biết rõ nước gì thì không nên uống hoặc ngửi, nếu lỡ có độc.
b) Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước.
- Nước có hình dạng gì?
- Nước chảy như thế nào?
GV: Vậy nước có hình dạng nhất định không?
b)Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất
- HDHS làm thí nghiệm .
-Hãy nêu nhận xét kết quả thí nghiệm.
KL: Nước thấm qua một số vật .
Nước có thể hoà tan một số chất.
-Ứng dụng tính chất này làm áo đi mưa bằng nhựa, . . .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học .
- Liên hệ thực tế : Ứng dụng tính chất của nước để làm mái nhà, làm đồ vật đựng nước bằng nhựa, thủy tinh, làm áo đi mưa, . .
- Chuẩn bị bài sau:Ba thể của nước.
- Chuẩn bị vật dụng làm thí nghiệm(cục đá lạnh, phích nước sôi, chai nước lọc)
- Vì không một loại thức ăn nào cung cấp đủ năng lượng để phát triển cho cơ thể.
-Giữ vệ sinh ăn uống; giữ vệ sinh cá nhân; giữ vệ sinh môi trường.
-Nước dùng để uống, tắm, sinh hoạt,
-Nước có màu không? Nước mùi gì? . . .
- HS chú ý theo dõi
- HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng cùng các bạn quan sát .Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhìn vào hai cốc: Cốc nước thì trong suốt, không màu; cốc sữa có màu trắng đục; cốc nước muối có vị mặn.
- Nếm, ngửi
- HS chý ý lắng nghe và nhắc lại.
- HS làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận.
- Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp
- Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn
- Nước không có hình dạng nhất định chỉ có hình dạng của vật.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm lấy nước đổ lên miếng bọt biển và đổ lên túi nilông.
-HS làm thí nghiệm bỏ đường và cát vào hai cốc khấy đều lên rồi nêu nhận xét.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả: Nước thấm vào miếng bọt biển và không thấm vào túi nilông.
Nước làm tan đường nhưng không làm tan cát.
- Vài HS nhắc lại.
-Nêu ứng dụng em biết trong thực tế như: làm mặt đường cao ở giữa, sàn nhà tắm nghiêng về rút nước,. . .
Bổ sung, rút kinh nghiệm:____________________________________________________________
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần 15
Khoa học: Làm thế nào để biết có không khí
(Tiết 30)
I.MỤC TIÊU
-Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
-Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Hình trang 62 ,63 SGK
-Các dụng cụ thí nghiệm : Chai , miếng bọt biển, chậu nước, túi ni lông .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
4’
1.Ổn định:
2.Bài cũ
Tiết trước chúng ta học bài gì ?
Tại sao ta phải tiết kiệm nước ? Chúng ta nên làm gì để tiết kiệm nước ?
Nhận xét
3.Giảng bài mới:
Khởi động:
*Tình huống xuất phát
Để túi ni lông nhỏ và làm cho không khí vào đầy túi rồi buộc chun lại ngay tại lớp .
+ Lấy kim đâm thủng túi ni lông đang căng phồng, quan sát hiện tượng xảy ra ở chỗ bị kim đâm và để tay lên đó xem có cảm giác gì ?Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay .Ghi bảng : Làm thế nào để biết có không khí
*Nêu ý kiến ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
Lớp không khí bao quanh Trái Đát được gọi là gì ?
Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
- Sau HS phát biểu, GV giảng:
*Đề xuất các câu hỏi:
-GV định hướng cho HS nêu các câu hỏi
-GV chốt các câu hỏi các nhóm
* Thực hành thí nghiệm
Bước 1 :Tổ chức hướng dẫn
Bước 2 : HS làn thí nghiệm
Bước 3 : Trình bày
Kết luận chung : Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí
4.Củng cố-Dặn dò:
-Vừa rồi chúng ta chúng ta học bài gì ?
Về nhà các em hãy học thuộc mục Bạn cần biết
Và chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau cho bài học hôm sau : Không khí có những tính chất gì?
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS thổi vào túi và thực hành như GV hướng dẫn
-Làm theo hướng dẫn.
+Cho HS ghi vào vở nháp.
- Khí quyển
HS nêu các câu hỏi
+ Chai rỗng này có chứa gì không ?
+ Tại sao miếng bọt biển khi ngâm vào nước lúc đầu có bọt nhỏ li ti nổi lên?
Thực hành thí nghiệm .
Bước 1 :Tổ chức hướng dẫn
Chia nhóm và đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm này
Tiếp theo yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm.
Bước 2 : HS làn thí nghiệm theo nhóm.
Trước tiên cả nhóm cùng tháo luận đặt ra câu hỏi :
+Có đúng là chai rỗng này không chứa gì ?
+ Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển ( hoặc các vật thay thế như đã nêu )
- Làm thí nghiệm : Quan sát và mô tả hiện tượng khi mở nút chai rỗng đang bị nhúng chìm trong nước và hiện tượng khi nhúng miếng bọt biển khô vào nước. Giải thích hiện tượng đó.
- Các nhóm thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm.
Bước 3 : Trình bày
Đại diện nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi bên trong cả hai thí nghiệm kể trên.
Bổ sung, rút kinh nghiệm:____________________________________________________________
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- giao an khoa hoc phuong phap ban tay nan bot.doc