TIẾT 1: BÀI 1- VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁMG SẢN CHÂU Á .
A.Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Học sinh cần hiểu rõ
+ Đặc điểm vị trí địa lí,kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu á.
- Kĩ năng:
+ Củng cố, phát triển kĩ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa hình trên bản đồ.
+ Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.
B. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ vị trí địa lí châu á trên địa cầu
- Bản đồ tự nhiên châu á
- Tranh ảnh về các dạng địa hình châu á
C. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3151 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy môn Địa lí lớp 8 kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông, Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rưng còng nhiều.
Khó khăn: Diện tích canh tác ít, muaf khô thiếu nước.
3.Điều kiện dân cư, xã hội:
- Thiếu lao động trình độ lao động chưa cao
- Có nhiều dân tộc, nói tiếng Lào là chính
- Bình quân thu nhập năm 2001: 317 USD/ người
- Các thành phố lớn: Viên Chăn,Lưỡng Pha – băng, Xa van la khet
4. Kinh tế: là nước nông nghiệp
- Nông nghiệp: Trồng lúa gạo, cà phê, hạt nhân, sa nhân, quế
- Công nghiệp: Chưa phát triển, các ngành chủ yếu là là sản xuất điện, khai thác thiếc, thạch cao và chế biến gỗ.
II. Nước Cộng Hoà Căm Pu Chia: ( DT 18100km`)
1.Vị trí địa lí: Rất thuân lợi cho giao lưu kinh tế, xã hội với các nước trong khu vực bằng đường bộ, đường sông, đường biển.
2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: Đồng bằng chiếm 75% diện tích, núi, cao nguyên bao quanh 3 mặt phía Bắc, Tây,Đông
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô rõ rệt
- Sông hồ lớn: S. Mê Công, Tông Lê sáp và Biển Hồ
CH: Hãy đánh giá về điều kiện tự nhiên đối với PT kinh tế xã hội?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn xác
*Thuận lợi:- Có diện tích đồng bằng lớn, khí hậu nóng ẩm quanh năm thuận lợi phát triển ngành trồng trọt, biển Hồ cung cấp cá.
* Khó khăn: Thiếu nước về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa
3. Điều kiện dân cư xã hội:
- Người khơ Me chiếm 90% dân số, 65% dân số chưa biết chữ nên thiếu lao động có trình độ, chất lượng cuộc sống thấp.
4. Kinh tế:
- Nước nông nghiệp
- Một số ngành kinh tế chủ yếu:
+Nông nghiệp: Trồng lúa gạo, ngô, cao su, thốt nốt
+ Ngư nghiệp:Đánh cá
+ Công nghiệp: Sản xuất xi măng, khai thác kim loại màu, chế biến lương thực, thực phẩm, cao su.
IV. Củng cố:
-Hoàn chỉnh bản báo cáo thực hành
-So sánh nền kinh tế của Lào và Căm Pu Chia, tại sao nền kinh tế 2 nươc snày chưa phát triển?
V.Dặn dò: Về nhà hoàn chỉnh báo cáo theo sơ đồ
Nghiên cứu bài 19.
X. Tổng kết
Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực
Tiết 23:
Bài 19: Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực
Ngày soạn:
I.Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, học sinh cần
- Phát triển kĩ năng nhân xét tranh ảnh, phân tích, giải thích các hiện tượng địa lí từ đó hệ thống kiến thức về tác động của nội, ngoại lực, đối với địa hình bề mạt trái đất.
- Hiểu được : Do những tác động đồng thời hoặc xen kẽ của nội lực, ngoại lực, đã tạo nên sự đa dạng và phong phú của hình dạng bề mặt Trái Đất với các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ,xen các đồng bằng và bồn địa rộng lớn.
II. Các thiết bị dạy học cần thiết:
Bản đồ tự nhiên thế giới có kí hiệu các khu vực động đất núi lửa
Bản đồ các địa mảng thế giới
III. Hoạt động dạyvà học:
ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ:
CH1: Nêu đặc điểm tự nhiên dân cư, xã hội Lào?
CH2: Nêu đặc điểm tự nhiên dân cư, xã hội Căm Pu Chia?
3.Bài mới: GV TT mở bài và giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
CH: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết:
Thế nào là hiện tượng động đất núi lửa, nguyên nhân sinh ra hiện tượng đó?
Nội lực là gì?
HS: trả lời
GV: Chuẩn xác kiến thức>
CH: Dựa vào hình 19.1, đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục?
HS: Nhìn lược đồ kể và đọc tên
GV: đưa đáp án đúng
Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm
Nhóm 1,2 câu hỏi 1:
Quan sát hình 19.1, hình 19.2 và dựa vào kiến thức đã học,cho biết các dãy núi cao, núi lửa xuất hiên vị trí nào của các mảng kiến tạo?
Nhóm 3,4 câu hỏi 2:
Dựa vào kí hiệu nhận biết dãy núi lớn nơi có núi lửa, nêu tên, vị trí( Khu vực châu lục)? Giải thích sự hình thành núi lửa?
HS: Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
GVTT chuẩn xác:
Các núi lửa chạy dọc rheo ven bờ Tây và Đông TBD tạo thành vành đai núi lửaTBD.
Nơi có các dãy núi lớn, có núi lửa do kết quả các mảng xô chờm vào nhau đẩy vật chất lên cao dần
Nơi có các dãy núi cao có núi lửa, kết quả các mảng xô hoặc tách xa làm vỏ Trái Đất không ổn định nên vật chất phun trào mắc ma lên mặt đất.
Hoạt động3: HS làm việc cá nhân
CH: Quan sát hình 19.3 và hinh 19.4 cho biết nội lực còn tạo ra các hiện tượng gì? Nêu 1 số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?
HS: Trả lời, nhận xét bổ sung
GV: TT chuẩn kiến thức
Nén , ép các lớp đá làm chúng xô lệch
Vụn nếp, đứt gãy, hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài hình 19.3; hình 19.4
ảnh hưởng tiêu cực…
ảnh hưởng tích cực: Dung nham núi lửa đã phong hoá là đất trồng tốt cho cây CN, tạo cảnh quan lạ, đẹp thu hút khách du lịch…
Hoạt động4: HS làm việc theo cặp/ nhóm
GV: Giao nhiệm vụ các nhóm
CH Cặp nhóm 1: Quan sát các ảnh a,b,c,d mô tả địa hình trong ảnh và cho biết chúng được hình thành do các tác động nào của ngoại lực?
HS: Đại diện trình bày, nhận xét bổ sung
GVTT chuẩn xác:
Tác động của khí hậu..
Quá trình xâm thực: Do nước chảy, do gió…
Kết luận>
CH Cặp nhóm 2: Sử dụng lược đồ hình 19.1 và kiến thức đã học, hãy tìm 3 ví dụ cho mỗi dạng địa hình.
HS: Bờ biển bị sóng đánh vỡ bờ, núi đồi bị xói mòn…
GV: Cảnh quan trên bề mặt Trái Đất là kết quả tác động không ngừng trong thời gian dài của nội lực, ngoại lực và các hiện tượng địa chất, địa lí và những tác động đó vẫn đang tiếp diễn
1.Tác động của nội lực lên bề mặt trái đất:
- Nội lực là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất
- Các hiện tượng tạo núi cao, núi lửa trên mặt đất do vận động trong lòng Trái Đát tác động lên bề mặt Trái Đất.
4.Tác động của ngoại lực lên bề mặt TráiĐất
- Đó là nhưng lực sinh ra bên ngoài bề mặt trái đất.
IV. Củng cố:
1.Kết quả tác động nội lực hay ngoại lực tạo nên
2. Cảnh quan tự nhiên VN thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoại lực
Rừng bị phá> đồi trọc >Xói mòn > đất thoái hoá
Dòng sông uốn khúc để lại các hồ lớn: Hồ Tây – Hà Nội là 1 khúc sông Hồng
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
V. Dặn dò:
Ôn tập đặc điểm các đới khí hậu
- Địa hình, vị tríảnh hưởng đến sông ngòi như thế nào?
- Khí hậu ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
Về học bài và hoàn chỉnh bài tập
Tiết24:
Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên trái đất
Ngày soạn:
I.Mục tiêu bài học: Sau bài học hoc sinh cần
- Nhận biết mô tả các cảnh quan chính trên trái đất các sông và vị trí của chúng trên Trái đất
- Phân tích được mối quan hệ mang tính quy luật giữa các yếu tố để giải thích 1 số hiện tượng địa lí tự nhiên.
- Củng cố nâng cao kĩ năng nhận xét, phân tích lược đồ, bản đồ, ảnh các cảnh quan chính trên Trái Đất.
II. Các phương tiện cần thiết:
Bản đồ tự nhiên thế giới
Bản đồ khí hậu thế giới
Các vành đai trên Trái Đất
III. hoạt động trên lớp:
ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ:
CH1: Nêu 1 số ví dụ về cảnh quan tự nhiên VN Thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoại lực?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
CH: Dựa vào kiến thức đã học, kể tên các đới khí hậu trên trái đất và nêu ranh giới mỗi đới?
HS: Kể tên các đới khí hậu và ranh giới các đới
CH: Nêu nguyên nhân xuất hiên các đới khí hậu?
HS: Trả lời
GV: TT kết luận >
Hoạt động2: HS làm việc theo nhóm
Nhóm1,2 tìm hiểu về châu á, châuÂu, châu Phi
Nhóm 3,4 tìm hiểu về châu Mĩ, châu Đại Dương
CH1: Quan sát hình 20.1 cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào?
HS: Đại diên các nhóm trình bày và điền vào bảng sau:
Tên các châu lục
Các đới khí hậu
Châu á
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
CH2: Nêu đặc điểm của 3 đới khí hậu. Giải thích vì sao thủ đô Oen Lin Tơn(41Độ N- 175 độ Đ) của Niu- Di- Lân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ nước ta?
HS: Đại diên trả lời
GV: chuẩn xác kiến thức
-Oen –Lin- Tơn của Niu Di Lơn thuộc bán câu Nam
CH3: Phân tích nhiệt đô lượng mưa của 4 biểu đồ, cho biết kiểu khí hậu, đới khí hậu của mỗi biểu đồ đó?
HS: Đại diên các nhóm trình bày , nhận xét bổ sung
GV: kết luận >
Biểu đồ A: Nhiệt đới gió mùa
Biểu đồB: Xích đạo ẩm
Biểu đồ C: Ôn đới lục địa
Biểu đồ D: Địa Trung Hải
CH4: Quan sát hình 20.3 nêu tên và giảI thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất?
HS: - Nhắc lại khái niệm về gió
Nêu tên các loại gió và giải thích
+ Gió tín phong
+ Gió Tây ôn đới
+Gió Đông Cực
GV TT giải thích sự hình thành gió
CH5: Dựa vào hình 20.1; 20.3 và kiến thức đã học, giải thích sự xuất hiên của sa mạc Xa-ha-ra?
HS: Trả lời
GV: TT chuấn kiến thức
Lãnh thổ Bắc Phi hình khối rộng cao 200m
ảnh hưởng đường chí tuyến Bắc
Gió tín phong Đông Bắc khô giáo thổi từ lục địa á, Âu tới
Dòng biển lạnh Cam ri chảy ven bờ
Từ đó xuất hiện sa mạc Xa ha ra
Chuyển ý: Khí hậu trên bề mặt Trái Đất rất đa dạng, cảnh quan cũng rất phong phú, chúng ta nghiên cứư phần 2:
CH1: Quan sát hình 20.4 kết hợp kiến thức đã học
Mô tả cảnh quan trong ảnh, các cảnh quan thuộc kiểu khí hậu gì? Tại sao em lại xếp thuộc loại khí hậu đó ?
HS: Đại điện trình bày, nhận xét bổ sung
GV: Kết luận >
CH2: Vễ sơ đồ vào vở các thành phần tạo nên vỏ TráiĐất và mối quan hệ giữa chúng?
HS: lên bảng vẽ , các em khác vẽ vào vở
CH3:Dựa vào sơ đồ đã được hoàn tất, trình bày mối quan hệ tác động qua lại giưa các thành phần tạo nên cảnh quan tự nhiên?
HS: trình bày
GV TT chuẩn kiến thức
1.Khí hậu trên Trái Đất:
-Do vị trí địa lí, khích thước lãnh thổ,mỗi châu lục có các đới, kiểu khí hậu khác nhau.
2.Các cảnh quan trên Trái Đất:
- Tương ứng với mỗi kiểu khí hậu của từng châu lục là một cảnh quan tương ứng.
-Giữa các thành phần của các cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.Khi 1 yếu tố thay đổi sẽ kéo theo
Sự thay đổi các yếu tố khác, dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan.
IV Củng cố:
1.HS: Đọc kết luận sgk
2.Hướng dẫn hs làm bài tập 1,2 sgk
3. Bài tập trắc nghiệm:
Chọn ý đúng của mỗi câu sau
*Cảnh quan chính của khu vực Đông Nam á là:
A.Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
B.Rừng rụng lá mùa thu
C. Rừng thưa xa van và cây bụi
D. Rừng lá kim
V. Dặn dò:
Về nhà hco thuộc bài và hoàn chỉnh bài tập
Nghiên cứu bài 21
Tiết 25:
Bài 21: Con người và môi trường địa lí tự nhiên
Ngày soạn:
File đính kèm:
- Phuc(2).doc