Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 18

TIẾNG VIỆT

Ôn tập Tiếng Việt cuối học kì I (tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm: Giữ lấy màu xanh theo y/c của BT2

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo y/c của BT3.

- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài

II. Chuẩn bị :

GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc; nội dung trả lời bài tập 2 ở giáy khổ to.

HS: Tự ôn luyện theo hướng dẫn của GV.

 

doc29 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu HS đọc bài văn của mình trước lớp. -GV nhận xét tuyên dương HS làm tốt. -Lắng nghe. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -2 em nhắc lại. -HS lắng nghe nắm cách làm bài. -HS thực hiện làm bài vào giấy kiểm tra. -HS thứ tự đọc bài của mình, HS khác nhận xét bổ sung. 4. Củng cố – Dặn dò: (khoảng 2-3 phút) -GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài của HS. -Xem lại bài nháp hôm sau trả bài. TOÁN Hình thang I.Mục tiêu: -Cĩ biểu tương về hình thang. -Nhận biết được mọt số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học. -Nhận biết hình thang vuơng. - HS làm BT1, BT2, BT4 . HSG làm BT3 II. Chuẩn bị: Một số thanh nhựa của bộ lắp ráp lớp 5. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (khoảng 2-3 phút): GV nhận xét bài kiểm tra học kì. 3. Dạy – học bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học. HĐ1. Hình thành biểu tượng hình thang và nhận biết đặc điểm của hình thang.(khoảng 12-13 phút) -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang. -Yêu cầu HS quan sát tiếp hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để nhận biết biểu tượng về hình thang. A B D H C -Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để trả lời các câu hỏi sau: Hình thang có mấy cạnh? Có hai cạnh nào song song với nhau? -Yêu cầu HS trả lời, GV chốt lại: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song với nhau. Hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy (DC đáylớn; AB đáy bé); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD) -GV vẽ đường cao AH của hình thang ABCD và giới thiệu: AH là chiều cao của hình thang. -Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ của đường cao AH và 2 cạnh đáy. -GV kết luận: Đường cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy hình thang. -GV gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang. HĐ2. Thực hành.(khoảng 12-13 phút) Bài 1: -Yêu cầu HS đọc bài tập 1, quan sát các hình thang ở SGK/bài 1 và nêu ra hình nào là hình thang. -GV cầu HS nhận xét, GV chốt lại. (có thể yêu cầu HS giải thích vì sao em biết đó là hình thang). Hình 1, 2, 4, 5,6 là hình thang Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. -GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu. -Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại. + Hình 1 có 4 cạnh và 4 góc vuông. + Hình 2 có 2 cặp cạnh đối diện song song. + Hình 3 có 1 cặp cạnh đối diện song song. + Hình 1 có 4 góc vuông. Bài 3: (HSG) -Yêu cầu HS vẽ thêm đoạn thẳng để tạo hình thang (HS làm vào SGK). Bài 4: -GV đưa mô hình lắp ghép hình thang (gồm 4 thanh nhựa đã lắp ghép thành hình thang và GV thao tác trên mô hình: * GV chuyển dịch 1 cạnh bên của hình thang đến khi cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy hình thang thì dừng lại và giới thiệu đây là hình thang vuông. -Yêu cầu HS nhận xét hình thang vuông là hình thang như thế nào? -GV kết luận: Hình thang vuông là hình thang có 1 cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy. -Gọi HS đọc bài 4 và làm bài. -Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại: Hình thang ABCD có góc ở đỉnh A và góc ở đỉnh D là góc vuông. Cạnh bên AD vuông góc với 2 cạnh đáy. HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang. -HS theo nhóm 2 em quan sát hình thang và trả lời câu hỏi của GV. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. -Quan sát GV vẽ và nghe giới thiệu về đường cao của hình thang. -HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung. -Gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang. -HS làm bài 1 theo yêu cầu của GV. -HS đọc yêu cầu bài tập 2. -Nhận phiếu bài tập và làm cá nhân vào phiếu, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ. -Nhận xét bài trên bảng, đổi chéo bài chấm điểm. -HS làm vào SGK, 1 em làm bảng phụ. -Nhận xét bài bạn trên bảng. -Quan sát thao tác GV làm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. -HS nhắc lại. -Làm cá nhân bài 4. -HS trình bày, HS khác nhận xét. -2 em nhắc lại. 4. Củng cố - Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo. KHOA HỌC Hỗn hợp I. Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp. II. Chuẩn bị: Hình trang 75 SGK. Chuẩn bị đủ dùng cho các nhóm: -Muối tiêu, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ. -Hỗn hợp các chất rắn không bị hoà tan trong nước.(cát trắng) - Hỗn hợp chứa các chất lỏng không hoà tan vào nhau.(dầu ăn, nước) III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi H. Chất rắn có đặc điểm gì ? kể tên một vài chất rắn? (Hằng) H. Chất lỏng có đặc điểm gì ? Kể một vài chất lỏng? (Hiền) -GV nhận xét ghi điểm. 3. Dạy - học bài mới : GV giới thiệu bài: Nêu mục đích của tiết học. Hoạt động của gv Hoạt động của hs HĐ1: Thực hành:“tạo ra một hỗn hợp gia vị”(khoảng 10 - 12 phút) MT. HS biết cách tạo ra hỗn hợp. -GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm các nhiệm vụ sau: Tạo ra hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột và ghi theo mẫu sau: Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp 1. Muối tinh------------ 2. Mì chính(bột ngọt)-- 3.Hạt tiêu( đã xay nhỏ -GV theo dõi các nhóm làm và nhắc nhở: mếm riêng từng chất. Ghi nhận xét; cuối cùng nếm thử hỗn hợp. Ghi nhận xét. -Yêu cầu các nhóm trình bày phần nhận xét của mình. -GV nhận xét và chốt ý chung. Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp 1. Muối tinh: Mặn Hỗn hợp gia vị: có vị mặn, ngọt, cay. 2. Mì chính(bột ngọt): ngọt, tanh, 3. Tiêu bột: Cay -GV nêu: Muối tiêu là hỗn hợp. -Yêu cầu HS trả lời: H: Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? (muối, bột ngọt, tiêu.) H: Hỗn hợp là gì? (có 2 chất trở lên trộn với nhau, trong hỗn hợp mỗi chất đều giữ nguyên tính chất của nó) -GV chốt lại và gọi HS đọc mục bạn cần biết -Yêu cầu HS kể tên một số hỗn hợp mà em biết. (Không khí, gạo lẫn trấu, muối lẫn cát,) HĐ 2: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. (khoảng 10-12 phút) MT. HS biết được các phương pháp và cách tách các chất trong hỗn hợp. -Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 75 và trả lời: H: Nêu các cách để tách các chất ra khỏi hỗn hợp của nó? (Sàng, sảy, lọc, làm lắng) -Yêu cầu HS quan sát hình SGK/75 và cho biết: Mỗi hình ứng với việc sử dụng phương pháp nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp? -Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, GV chốt: Hình 1: Làm lắng ; Hình 2: Sảy ; Hình 3: lọc -GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS cùng thảo luận bạn ngồi cạnh và trả lời câu hỏi: H: Cần chuẩn bị những gì để tách: +Các trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng. (phểu, giấy lọc, bông thấm nước) +Dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước. (li đựng nước, thìa) + Gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn. (rá vo gạo, chậu nước) H: Sau khi có đủ đồ dùng cần thiết, ta sẽ làm thế nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp. -Yêu cầu HS trả lời GV nhận xét chốt lại. -GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện tách các chất trong hỗn hợp như đã dự kiến ở trên. Hôm sau báo cáo kết quả. -Các nhóm nhận nhiệm vụ, GV giao. -HS theo nhóm bàn hoàn thành nhiệm vụ. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -HS thứ tự kể trước lớp. -HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. -Thực hiện theo nhóm 2 em. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. -Thảo luận với bạn bên cạnh và trả lời, HS khác bổ sung. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -Lắng nghe nắm bắt về nhà thực hiện. 4. Củng cố - dặn dò: -Yêu cầu HS trả lời : Hỗn hợp là gì ? -Chuẩn bị bài : “ Dung dịch” Sinh hoạt tập thể I. Mục tiêu: -Đánh giá các hoạt động trong tuần 18, đề ra kế hoạch tuần 19, sinh hoạt TT -HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. -Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Sinh hoạt lớp: 1.Nhận xét tình hình lớp tuần 18: + Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. -Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ (có kèm sổ) -Ý kiến phát biểu của các thành viên. -Lớp trưởng thống điểm các tổ và xếp thứ từng tổ. +GV nhận xét chung: * Hạnh kiểm: Đa số các em ngoan, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp như đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, * Học tập: Duy trì phong trào thi đua giành sao chiến công sôi nổi, học bài làm bài ở nhà khá tốt. Thi 2 môn toán và tiếng Việt nghiêm túc. Tồn tại: Một số em chưa chú ý trong học tập, quên vở ở nhà như Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học như * Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao duy trì đều đặn. Vệ sinh trường lớp, cá nhân gọn gàng. 2. Phương hướng tuần 19 - Thực hiện chương trình tuần 19 - Thi HKI - Sơ kết học kỳ I. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở.

File đính kèm:

  • docTuần 18.doc