TUẦN 1:
Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008
Tiết 1: ĐẠO ĐỨC
KÍNH YÊU BÁC HỒ ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- HS hiểu, ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng.
- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập Đạo đức.
- Sưu tầm các bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy lớp 3 tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa 2 hình vuông.
Bước 3: gấp thành tàu thủy hai ống khói.
- GV quan sát giúp đỡ.
Hoạt động 3: ( 15') Thực hành.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Củng cố, dặn dò: (3')
-GV cho HS nhắc lại các bước gấp tàu thủy.
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị giờ sau thực hành tiếp.
- HS quan sát, nhận xét.
- Tàu thủy dùng để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên sông, trên biển.
- HS mở tàu thủy mẫu đến khi ra tờ giấy hình vuông.
- HS suy nghĩ để tìm và nêu cách gấp.
- HS quan sát.
- 2HS lên bảng thao tác lại các bước.
- HS thực hành gấp tàu thủy 2 ống khói.
- 2-3 HS nêu các bước.
Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008
Tiết1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh : ( Giảm bài tập 5 )
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
- Chuẩn bị cho việc học phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5') Ôn phép cộng có nhớ một lần.
- GV kiểm tra bài tập về nhà của HS (Tiết 4).
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
- Củng cố các bước thực hiện phép cộng có nhớ một lần.
2. Bài mới
HĐ1: Luyện tập - thực hành (25')
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập trong SGK.
- GV theo dõi, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
Bài 1: Tính :
- GV gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, củng cố kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- GV tổ chức cho HS tiến hành tương tự bài1, lưu ý HS cách đặt tính.
Bài 3: Giải bài toán.
- GV giúp HS phân tích đề toán .
-Y/c học sinh dựa vào tóm tắt để đọc đề toán.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp làm vào vở nháp.
- GV nhận xét củng cố cách giải toán. Lưu ý HS đặt lời giải, ghi đáp số và cách trình bày.
Bài 4: Tính nhẩm :
- Gọi HS nhắc lại yêu cầu của bài tập rồi tự hoàn chỉnh bài làm của mình .
- GV yêu cầu học sinh tiếp nối nhau nêu kết quả tính nhẩm.
- GV củng cố cách tính nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
3. Hoàn thiện bài học: (5')
- GV củng cố nội dung giờ học, lưu ý HS về các bước thực hiện cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ).
-Y/C học sinh về nhà luyện tập thêm về cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần ).
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS chú ý lắng nghe .
- HS đọc yêu cầu các bài tập rồi làm bài cá nhân.
- 1HS chữa bài cả lớp theo dõi, đối chiếu và thống nhất kết quả.
- HS chú ý theo dõi, cùng GV chữa bài.
- 4 HS lên bảng chữa bài tập. HS cả lớp theo dõi, đối chiếu, thống nhất kết quả.
-1 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm.
- 1HS chữa bài. Cả lớp theo dõi, đối chiếu và thống nhất kết quả.
Cả hai thùng có số lít dầu là :
125 + 135 = 260 (lít dầu )
Đáp số: 260 lít dầu.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Một số HS tiếp nối nhau đọc kết quả tính - Cả lớp theo dõi, đối chiếu và thống nhất kết quả.
- HS chú ý lắng nghe .
Tiết 2: Tập làm văn
Tuần 1
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn cấp thẻ đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu đơn,vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Nói về Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Bài1:
GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là tập hợp trẻ thuộc cả độ tuổi 59(nhi đồng) 914(thiếu niên).
? Đội thành lập ngày tháng năm nào.
? Những đội viên đầu tiên của Đội là ai.
? Đội được mang tên Bác Hồ khi nào.
? Em hãy nói về huy hiệu đội, khăn quàng, bài hát...
HĐ2: Viết đơn cấp thẻ đọc sách.
Bài2:
GV nêu câu hỏi: Hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm những phần nào ?
GVchấm một số bài, nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò:
(Nhận xét tiết học )
- 2 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm- trả lời câu hỏi.
- Ngày15/5/1941 tại Pác Bó- Cao Bằng.
Tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc.
- Lúc đầu có 5 đội viên với người đội trưởng Nông Văn Dền (Kim Đồng) và 4 đội viên khác: Nông Văn Than, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu
- 30/01/1970
- Huy hiệu đội vẽ búp măng non màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ tổ quốc. Bài hát của đội do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác...
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ...
+ Địa điểm, ngày tháng...
+ Tên đơn
+ Địa chỉ gửi đơn
+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ
+ Nguyện vọng và lời hứa
+ Tên chữ kí của người làm đơn
- HS làm vào vở
- HS đọc đơn của mình.
- Ghi nhớ mẫu đơn.
- Chuẩn bị tiết sau.
Tiết3: Tự nhiên và xã hội
Nên thở như thế nào ?
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Nói được ích lợi của việc thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí Cácbonic; nhiều khói bụi…đối với sức khoẻ của con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 6-7.
- Gương soi đủ cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp và nêu chức năng của từng bộ phận đó ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2 .Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài: (1')
- GV nêu MĐ,YC,ND giờ học.
Hoạt động1:(14') Biết nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- GV tổ chức cho HS các nhóm lấy gương soi để quan sát phía trong mũi của mình và trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
+ Các em nhìn thấy gì trong mũi?
+ Khi bị sổ mũi các em thấy gì chảy ra từ 2 lỗ mũi ?
+ Hằng ngày khi dựng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy có gì trên khăn?
+Tại sao ta thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- GV nhận xét ,kết luận :
+Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bụi trong không khí khi ta hít vào .
+Trong mũi có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi, diệt vi khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào .
+ Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ
Hoạt động2: (12') Biết được ích lợi của việc thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khối bụi .
-YC học sinh quan sát hình vẽ trong SGK, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau :
+Bức tranh nào thể hiện mụi trường có không khí trong lành? Bức tranh nào thể hiện môi trường không khí có nhiều khói bụi?
+Em cảm thấy như thế nào khi được hít thở không khí trong lành ở trong công viên, vườn hoa ?
+Em cảm thấy thế nào khi đi ngoài đường có nhiều bụi, khói hoặc ở trong bếp đun bằng rơm ,than ?
- GV cho HS thảo luận tiếp các câu hỏi sau :
+Thở không khí trong lành có lợi gì ?
+Thở không khí có nhiều khói bụi có hại như thế nào ?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV theo dõi, nhận xét và kết luận:
+Không khí trong lành là không khí chứa nhiều ô xy, ít khí Các –bo –nic … giúp ta khoẻ mạnh.
+Thở không khí bị ô nhiễm có hại cho sức khoẻ.
-Y/C học sinh đọc nội dung mục: Bạn cần biết, trang 7, SGK.
3. Củng cố –Dặn dò: (3')
- GV nhận xét - củng cố nội dung bài học.
- Nhắc HS về học bài và làm BT trong VBT.
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện theo Y/C của GV. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe .
- HS dựng gương soi quan sát phía trong mũi và trả lời các câu hỏi gợi ý .
+Trong lỗ mũi có nhiều lông.
+Khi bị sổ mũi ,em thấy có dịch nhầy trong mũi chảy ra .
+Hằng ngày, khi dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy có bụi bẩn bên trên khăn.
+…Hợp vệ sinh .
- HS chú ý lắng nghe để hiểu được ND bài.
- 2-3 HS đọc kết luận SGK
- HS cả lớp cùng quan sát các hình vẽ trong SGK, thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý và nêu được:
+Tranh 3 thể hiện môi trường không khí trong lành.
+ Tranh 4, 5 thể hiện môi trường không khí có nhiều khói bụi.
+ Cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.
+ Cảm thấy ngột ngạt, khó chịu.
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung .
- HS chú ý lắng nghe .
- 2 HS đọc. HS cả lớp chú ý theo dõi .
- HS chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
Tiết 4: Bài 1: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi (Đề tài môi trường)
I. Mục tiêu:
- HS tiếp xúc làm quen với tranh của thiếu nhi, của các hoạ sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: - Một số tranh của các hoạ sĩ và thiếu nhi vẽ về đề tài vệ sinh môi trờng và các đề tài khác (tranh vui chơi, lễ hội,...).
Hoc sinh - Vở Tập vẽ 3.
- Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp (1’)
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài (2’)
Hoạt động 1: Xem tranh (26’)
- Giới thiệu một số tranh vẽ về đề tài nhà trường và các tranh khác để HS quan sát nhận ra:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi về nội dung tranh?
+ Tranh vẽ về đề tài môi trường thường vẽ về các hoạt động như: Chăm sóc cây, dọn vệ sinh môi trường, phong cảnh,...
+ Quan sát tranh trong Vở Tập vẽ 3
- Bức tranh vẽ về hoạt động gì?
+ Bức tranh vẽ các bạn đang chăm sóc cây xanh.
- Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh?
+ Hình ảnh chính là người và cây, hình ảnh phụ là cái xô xách nước, cai giắng.
- Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính nh thế nào? ở đâu?
+ Bạn thì tới cây, bạn thì sáo cỏ cho cây,..
-Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ?
+ Xanh lam, vàng,...
* Sau khi HS trả lời đủ và đúng GV khen ngơị và khích lệ các em.
- GV nhấn mạnh: Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp.
- Khi xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá (5’)
- Nhận xét chung về tiết học.
- Khen ngợi và động viên những HS và các nhóm có nhiêu ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung tranh.
Dặn dò HS (1’)
+ Chuẩn bị cho bài sau: Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.
Hết tuần 1:
File đính kèm:
- giao an lop 3.doc