Giáo án dạy lớp 1 tuần 4

 TIẾNG VIỆT+

 ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I.Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:

- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. Tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu; từ bao giờ cũng có nghĩa.

- Phân biệt được từ đơn và từ phức. Biết dùng từ điển để tìm nghĩa của từ.

II. Các hoạt động dạy học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp 1 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mòn. - Trồng lúa ngô, cây hoa màu, cây lương thực. - Những trang phục dệt thổ cẩm ở nơi đây không chỉ đẹp mà còn được nhiều người yêu thich, nhứng sản phẩm đan lát cũng rất tuyệt vời. - Hàng thổ cẩm ở đây màu sắc rất sặc sỡ nhiều màu mang đặc trung trng phục của người dân nơi đây. - Sử dụng và bán cho khách du lịch tham quan nơi đây, hiện nay hàng thổ cẩm còn được xuất khẩu. - Quan sát hình 3 và nêu: aptit, đồng, chì, kẽm … - Được khai thác nhiều nhất là apatit. - HS quan sát hình vẽ và nêu. - Là tài nguyên quý nó chỉ có hạn. - Khai thác sức nước. * VN: Ôn lại bài học và chuẩn bị bài sau. tin học Thể dục Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009 Kĩ thuật Khâu thường (tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách cầm vải, cầm kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu, đường khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Giáo dục HS yêu thích lao động, có ý thức an toàn lao động. II. Chuẩn bị đồ dùng: - GV: kim, chỉ, vải khâu, mẫu khâu thường. - HS: kim, chỉ, vải khâu, III. Các hoạt động dạy học: Thầy Trò 1. Bài cũ:(3’) Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS 2. Bài mới: * GV giới thiệu bài trực tiếp. * HĐ1: (6’)Hướng dẫn quan sát nhận xét: - Gv cho hs quan sát mẫu khâu thường trên mô hình. - Gv khâu thường còn được gọi là khâu luôn hay khâu tới. - T. Vậy thế nào là khâu thường? * HĐ2: (7’)Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: - Gv Hướng dẫn cách cầm kim, cầm vải như sgk. - Gv vừa làm vừa nêu như hướng dẫn sgk. * HĐ3:(17’)Hướng dẫn thực hành: - GV theo dõi hướng dẫn bổ sung - GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm. - GV hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau. 3. Củng cố, dặn dò:(2’) - Hệ thống lại nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau. - HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học. - Theo dõi, mở SGK - HS quan sát theo cặp đôi và rút ra đặc điểm của mũi khâu thường. - HS dựa vào hình 3sgk và mô tả lại đường kim của mũi khâu thường. - HS nêu ghi nhớ như sgk. - HS quan sát sgk kết hợp nêu các bước thực hiện theo tranh quy trình. - HS theo dõi. - HS tiến hành khâu thường theo các bước gv đã hướng dẫn. - HS đem sản phẩm lên trưng bày. - HS nhận xét đánh gia lẫn nhau. - HS nêu tóm tắt nội dung bài học. - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV. ......................................................................................... Tiếng anh Lịch sử và địa lý+ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hệ thống lại lịch sử ra đời của nước Văn Lang, tổ chức xã hội đời sống vật chất và một số phong tục của người Lạc Việt. - Hiểu biết thêm về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. II. Các hoạt động dạy học. HĐ của GV HĐ của HS 1. Ôn lại lịch sử nước Văn Lang. a, Thời gian hình thành và địa phận nước Văn Lang. - Gv đưa ra hệ thống câu hỏi cho HS thảo luận. + Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì? + Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? + Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào? GV theo dõi và chốt lại nội dung. b, Các tầng lớp xã hội. GV tổ chức cho HS thi vẽ các tầng lớp trong xã hội nước Văn Lang. - Sau đó gv cho hs nhận xét bạn vẽ đúng nhanh. - Gọi vài em nhắc lại theo sơ đồ. c, Đời sống vật chất của người Lạc Việt. - Cho HS làm việc trên vở bài tập, gv theo dõi giúp đỡ từng em. - Thu một số vở chầm bài. 2. Ôn về một số dân tộc của HLS. - Gv tổ chức cho HS điền lần lượt từng bài vào vở. * Củng cố: HLS là nơi dân cư thưa thớt. ở đây có một số dân tộc ít người như: Thái, Dao, Mông, Các dân tộc sống tập chung thành bản và có một số dân tộc sống ở nhà sàn. Họ đi lại chủ yếu bằng ngựa, chợ họp theo phiên, có 1 số hđ vui chơi vào mùa xuân. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học và dặn hs về nhà ôn lại bài học. - HS ôn lại theo hệ thống câu hỏi và làm trên phiếu bài tập. + Là nước Văn Lang. + Ra đời vào khoảng 700 năm trước công nguyên. + Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực sông Hồng. - HS nhận xét bài của bạn trước lớp. + 4->5 em nêu các tầng lớp xã hội của nước VL, 1HS lên vẽ bằng sơ đồ trên bảng. - HS khác nhận xét bài vẽ của bạn. - HS làm việc trên vở bài tập. - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập. - Một số hs nêu bài làm của mình trước lớp. - Lắn nghe gv nhận xét chốt nội dung bài học. * VN: Tự ôn bài và ghi nhớ nội dung bài học. Thứ bảy ngày 19 tháng 9 năm 2009 khoa hoc + ôn về quá trình trao đổi chất ở người I. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn tập về quá trình trao đổi chất ở người. + Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hằng ngày của cơ thể người. + Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. + Hiểu và trình bày được sơ đồ của quá trình trao đổi chất. II. Các hoạt động dạy học. 1. HĐ1: Trong quá trình sống cơ thể người lấy gì và thải ra những gì? - Gv cho hs trao đổi và thảo luận theo nhóm - Gv tổ chức cho các nhóm nêu kết quả thảo luận trước lớp. - Gv nhận xét các câu trả lời của hs nêu kết luận. - HS trao đổi thảo luận về quá trình sống con người lấy vào và thải ra môi trường những gì? - Đại diện một số em trả lời trước lớp. + Con người lấy thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng… từ môi trường + Con người thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc. - Vài HS nhắc lại: Để sống và phát triển con người cần: Những điều kiện về vật chất như: không khí, thức ăn, nước uống,…; Những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội như Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, …. 2. HĐ2: Thực hành trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Gv hD học sinh tự vẽ sơ đồ theo nhóm. - Tổ chức cho HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình. Theo dõi nhận xét bổ sung cho các nhóm. - Các HS trong bàn cùng tham gia. - Từn cặp HS lên bảng trình bày sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường, bằng sơ đồ kết hợp chỉ và sơ đồ để minh hoạ lại quá trình trao đổi chất của người. + Sơ đồ quá trình TĐC ở cơ thể người với môi trường: Thức ăn, nước uống Không khí Tiêu hóa Hô hấp Tuần hoàn Phân Chất dinh dưỡng Oxi Khí cacbonic O2 và các chất d2 Nước tiểu Tất cả các cơ quan của cơ thể Bài tiết Mồ hôi 3. HĐ3: Hoạt động nối tiếp: - Điều gì sẻ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? ( Khi một cơ quan trong cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất không diễn ra….) - Dặn HS về nhà ôn lại toàn bài. ……………………………………………………………………… tiếng việt+ ôn tập chung I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: - Luyện tập về từ đơn từ ghép, từ láy. Tìm được các từ ghép từ láy trong đoạn văn, đoạn thơ. - Tập đặt câu với các từ cho trước. II. Các hoạt động dạy học 1. Thực hành.* Gv ra hệ thống bài tập hướng dẫn học sinh làm bài. Bài1: Tìm từ đơn, từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. + Gợi ý: Dùng gạch chéo để tách các từ trong câu. Cụ thể như sau: Tôi/ chỉ/ có/ một/ ham muốn/, ham muốn/ tột bậc/ là/ làm sao/ cho/ nước/ ta/ được/ độc lập/ tự do/, đồng bào/ ta/ ai/ cũng/ có/ cơm/ ăn/, áo/ mặc/, ai/ cũng/ được/ học hành/. - Sau đó, tìm các từ đơn, từ phức trong câu: + Từ đơn: tôi, chỉ, có, một, là, cho, nước, ta, được, ta, ai, cũng, có, cơm, ăn, áo, mặc, ai, cũng, được. + Từ phức: ham muốn, tột bậc, làm sao, độc lập, tự do, đồng bào, học hành. Bài2: a. Phân biệt nghĩa của từ sau: đoàn kết, câu kết. b. Đặt câu với mỗi từ đó. + Gv cho HS nêu nghĩa của từng từ theo cá nhân, sau đó lần lượt cho mỗi em đứng tại chỗ nối tiếp nhau đặt 1 câu với từ đó. * Kết quả: nghĩa của từ đoàn kết là: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung. Nghĩa của từ câu kết là: kết lại với nhau thành phe nhóm để làm những việc xấu. + Đặt câu: Bạn bè trong lớp phải đoàn kết với nhau. Các thế lực phản động câu kết với nhau để chống phá nhà nước ta. Bài3: Đọc đoạn thơ trích trong bài “ Cháu dắt bà qua đường” dưới đây, em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường. Tan học về giữa trưa Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy Cái gậy tre run run. Bà ơi, cháu tên là Hương Cháu dắt tay bà qua đường… Bà qua rồi lại đi cùng gậy Cháu trở về, cháu vẫn còn thương. (Mai Hương) + Gợi ý: - Bạn hs là người có tấm lòng như thế nào? Tan học về giữa trưa nắng bạn thấy bà cụ bị làm sao? Bạn đã làm gì? Tấm lòng bạn hs được thể hiện qua những hành động nào? Có thể viết như sau: Bạn hs là người có tấm lòng nhân hậu. Tan học về giữa trưa nắng, nhìn thấy bà cụ mù lòa đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông chia sẻ nổi đau khổ cùng bà. Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy Cái gậy tre run run. Tấm lòng nhân hậu của bạn hs đựơc thể hiện qua hành động cụ thể: dắt tay bà qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim bạn nhỏ một tình thương sâu nặng đồi con người hoạn nạn: Bà qua rồi lại đi cùng gậy Cháu trở về, cháu vẫn còn thương. * Gv cho hs làm bài rồi chữa bài, chấm nhận xét từng bài. 2. Củng cố dặn dò: Gv nhận xét tiết học tuyên dương hs học tập tích cực. Dạn HS về nhà xem lại bài vừa học. (dạy thêm 1 tiết của tuần 4 chưa học vì nghỉ do bão đến) sinh hoạt lớp tuần 4 I. Mục Tiêu: Giúp học sinh: - Nhận xét đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần 4. - Phương hướng hoạt động tuần 5. II. Nội dung sinh hoạt. 1. Đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần 4 về đạo đức, nề nếp, TDVS, sinh hoạt Đội, Sao. + Đạo đức: Tất cả các em ngoan, lễ phép, biết đoan kết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong lao động. Không có em nào vi phạm trong tuần. + Học tập: Các em đã đi vào nề nếp, tuy nhiên sự cố gắng của bản thân mỗi em chưa cao. Vẫn còn có em ỷ lại, chưa chịu khó suy nghĩ làm bài, ngại khó. + Nề nếp: Thực hiện tương đối đầy đủ. + LĐ - TD – VS: Đã thực hiện được đúng theo lịch của nhà trường. 2. Kế hoạch hoạt động tuần 5: Phát động phong trào thi đua làm nhiều vịêc tốt để chào mừng đại hội Liên Đội.

File đính kèm:

  • docgiao an dien tu Huongdinh.doc
Giáo án liên quan