GIÁO ÁN DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.
MÔN: ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC: 2011-2012
VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM.
I. Đặc điểm, ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta.
1. Vị trí địa lí.
a. Đặc điểm:
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của vùng ĐNA.
- Trên đất liền giáp Lào, CPC, TQ.
- Trên biển giáp TQ, Đài Loan, Phi, Malai, Xiagapo, Brunây, Thái Lan, Inđô.
b. Hệ toạ độ địa lí:
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4521 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa thớt, mật độ dân cư thấp hơn nhiều so với đồng bằng.
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ chủ yếu dưới 50 người/ km2 và từ 50-100 người/ km2.
+ Vùng núi BTB có mật độ chủ yếu dưới 100 người/ km2.
b, Ngay trong nội bộ từng lãnh thổ ( khu vực, vùng).
- Giữa khu vực đồng bằng:
+ ĐBSH là vùng có mật độ cao nhất cả nước : phần lớn lãnh thổ có mật độ cao từ 1001-2000 người/ km2.
+ Dải đồng bằng duyên hải miền trung có mật độ phổ biến từ 101-200 người/ km2 và từ 201-200 người/ km2
+ ĐBSCL phần lớn có mật độ dân số từ 101-200 người/ km2 và từ 201-200 người/ km2, phía tây tỉnh Long An và phía tây Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50 -100 người/ km2 .
- Trong nội bộ từng vùng kinh tế:
+ ĐBSH: vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam có mật độ cao trên 2000 người/ km2. Rìa phía Bắc, đông bắc và phía tây nam đồng bằng, mật độ chỉ từ 201-500 người/ km2.
+ ĐBSCL: vùng ven sông Tiền có mật độ dân số từ 501-1000 người/ km2, phía tây tỉnh Long An và phía tây Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50 -100 người/ km2 .
+ BTB hoặc duyên hải NTB: dân cư tập trung đông ở dải đồng bằng ven biển phía đông (mật độ trung bình từ 201-500 người/ km2), thưa thớt ở vùng núi phía tây (mật độ dưới 50 -100 người/ km2).
c, Giữa thành thị với nông thôn.
- Căn cứ vào biểu đồ trong atlát trang 15 có thể tính được tỉ lệ dân thành thị- nông thôn qua bảng sau:
Cơ cấu dân số phân theo thành thị – nông thôn ( %)
Năm
Thành thị
Nông thôn
1960
15,7
84,3
1976
24,7
75,3
1979
19,2
80,8
1989
20,1
79,9
1999
23,6
76,4
2000
24,2
75,8
2005
26,9
73,1
2007
27,4
72,6
- Như vậy đa số dân cư sống ở nông thôn. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, song có xu hướng tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
2. Phải tiến hành phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng vì:
- Hiện nay phân bố dân cư và lao động của nước ta chưa phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
- Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, trong đó riêng hai vùng ĐBSH và ĐBSCL đã chiếm 43%. Hai vùng TDVMNBB, Tây Nguyên chỉ chiếm 19% dân số với trên 47% diện tích tự nhiên, là nơi tập trung nhiều TNTN quan trọng của đát nước.
- Tỉ lệ dân số thành thị tuy đã tăng dần, nhưng tỉ lệ dân số thành thị/ nông thôn ở mức xấp xỉ 3/7 như hiện nay chứng tỏ VN vẫn đang phát triển ở trình độ thấp.
- Dưới tác động của nên kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại song nhà nước cần có giải pháp điều tiết tình trạng di dân tự do, quan tâm hơn nữa tới phân bố dân cư và lao động thông qua kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế vùng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực và thế mạnh của từng vùng.
3. Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua.
- Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, di dân chủ yếu từ đồng bằng sông Hồng và BTb đến TDMN phía bắc, Tây Nguyên và ĐNB.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn.
Câu 3. Nêu đặc điểm lao động và tình hình sử dụng lao động hiện nay
Đặc điểm
Số lượng: Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh
+ Năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu lao động, chiếm 51,2% tổng số dân. Năm 2008 là: 45 triệu lao động.
+ Mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động
Chất lượng:
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất được tích luỹ qua nhiều thế hệ.
+ Chất lượng lao động ngày càng được tăng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá giáo dục y tế
+ Tuy nhiên lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu.
- Phân bố không đều theo lãnh thổ, chủ yếu ở vùng đồng bằng, trong khi đó trung du và miền núi có nhiều tài nguyên lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có trình độ.
b. Tình hình sử dụng lao động
- Trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển biến nhưng còn chậm
+ Chủ yếu lao động ở khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp
+ Khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần
Trong các thành phần kinh tế
+ Đại bộ phận lao động hoạt động ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng.
- Đa số lao động ở nông thôn, thành thị chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần.
- Năng suất lao động có tăng nhưng vẫn còn thấp so với thế giới, phần lớn lao động có thu nhập thấp. Quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp chưa được sử dụng triệt để.
Câu 4. Tại sao nước ta có nguồn lao động dồi dào, điều đó có ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế xã hội.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào vì:
Dân số nước ta đông đến ngày 01/04/2009 là 85.789.573 người
Dân số nước ta thuộc loại trẻ và tăng nhanh
- Dân số hoạt động kinh tế của nước ta chiếm 51,2% tổng số dân. Mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
b. ảnh hưởng của nguồn lao động dồi dào đến sự phát triển kinh tế xã hội
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội đất nước
+ Người lao động cần cù, chịu khó trình độ ngày càng được nâng cao
+ Giá nhân công rẻ nên thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên trong tương lai đây không phải là lợi thế.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Khó khăn:
+ Vấn đề giải quyết việc làm, số người trong độ tuổi lao động và thiếu việc làm còn nhiều. Đây là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay
+ Trình độ của người lao động nhìn trung còn thấp, người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp
+ Lực lượng lao động phân bố không đều theo vùng lãnh thổ và theo ngành kinh tế. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề sử dụng lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 5. Tại sao nói việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay, nêu hướng giải quyết việc làm.
a.việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005 trung bình cả nước có 2,1% thất nghiệp, 8,1% thiếu việc làm.
+ Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,3% ở nông thôn là 1,1%
+ Tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chủ yếu ở vùng đồng bằng, trong khi đó ở trung du và miền núi vẫn thiếu lao động
Không giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ gây lãng phí về nguồn lao động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội.
Nêu hướng giải quyết việc làm
Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản
Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chú ý thích đáng hoạt động của các ngành dịch vụ
Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu
Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Câu 5. Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta. Quá trình đô thị hoá có tác động như thế nào đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta
a. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp
- Quá trình đô thị hoá chậm:
+ Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa)
+ Năm 2005 dân số thành thị mới chiếm 26,9% dân số cả nước với 22,3 triệu người, đến 2009 dân số thành thị tăng lên 29,6% chiếm khoảng 25,4 triệu người
- Trình độ đô thị hoá thấp: Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới
b. Tỷ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Vùng có nhiều đô thị nhất (trung du miền núi bắc bộ) gấp 3,3 lần vùng có đô thị ít nhất (đông nam bộ)
- Cả nước mới chỉ có 38 thành phố (năm 2006). Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.
2. Tác động của quá trình đô thị hoá đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở các thành phố lớn
+ Các đô thị, nhất là đô thị lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng) có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, dịch vụ, du lịch.
+ Tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp chiếm đại bộ phận trong cơ cấu GDP của các thành phố lớn.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng nghề và sản phẩm.
+ Các thị trấn ra đời với các xí nghiệp công nghiệp chế biến, dịch vụ quy mô nhỏ làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nông thôn
+ Công nghiệp hoá nông thôn tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp
Câu 6. Phân tích những ảnh hưởng của qúa trình đô thị hoá ở nước ta tới phát triển kinh tế xã hội và môi trường.
a. Tích cực.
- Về kinh tế:
+ Góp phần chuyển dịch kinh tế và cơ cấu lao động (dẫn chứng theo atlat), tăng quy mô của khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Thu hút đầu tư nhất là trong xây dựng đô thị, kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp dịch vụ ở các đô thị.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Về xã hội:
+ Tạo ra nhiều việc làm, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, nâng cao trình độ người lao động, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Làm giảm mức sinh và gia tăng tự nhiên
- Về môi trường
+ Mở rộng không gian đô thị
+ Hình thành môi trường đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện
b. Tiêu cực
- Về kinh tế:
+ Sự không phù hợp giữa công nghiệp hoá với đô thị hoá, đô thị hoá nhanh hơn công nghiệp hoá, khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị các cơ sở kinh tế.
- Về xã hội:
+ Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao
+ Khó khăn trong đào tạo lao động có chất lượng
+ Nhà ở, quản lý đô thị, trật tự xã hội, an ninh phức tạp.
+ Sự phân hoá giàu nghèo.
- Về môi trường:
+ áp lực về môi trường đô thị : giao thông, diện tích cây xanh...
+ Môi trường bị ô nhiễm: rác thải, tiếng ồn, nước sạch và nước thải...
File đính kèm:
- GA boi duong HSG tinh phan DLTN.doc