Đề tài Nghiệm hướng dẫn sử dụng lược đồ tại lớp 9 trường THCS An Hòa

Những năm gần đây việc đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh luôn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu, học hỏi để thực hiện được yêu cầu đó.

 Môn địa lý là môn học có đặc thù riêng. Ngoài việc tìm hiểu tri thức qua kênh chữ, học sinh còn phải năm bắt kiến thức qua kênh hình

( Tranh, ảnh, lược đồ.biểu đồ, bản đồ, hình mẫu).

 Qua thực tế giảng dạy môn địa lý, tôi nhận thấy kỹ năng sử dụng lược đồ của học sinh còn yế, chỉ một số biết sử dụng. Năm học 2006 - 2007 đựoc nhà trường phân công dạy địa lý 9, tôi nhận thấy việc cần thiết phải rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng lược đồ để khai thác kiến thức. Thông qua phân tích lược đồ học sinh chủ động năm kiến thức trong bài học và có hứng thú hơn khi học tập bộ môn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiệm hướng dẫn sử dụng lược đồ tại lớp 9 trường THCS An Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch các kí hiệu: - Vàng tròn rất to: Trung tâm công nghiệp rất lớn. - Vàng tròn to: Trung tâm công nghiệp lớn. - Ngôi sao màu đỏ: Điện khí. - Ngôi sao màu xanh: Thuỷ điện. - Hình chiếu mỏ neo: Cảng. - Hình máy bay đỏ: Sân bay quốc tế. - Hình máy bay đen: Sân báy nội địa. - Hình chiếc ô: Bãi tắm. - Hình quả cam: Cây ăn quả. - Cờ xanh đỏ: Cửa khẩu. - Hình chữ nhật xanh lá cây: Rừng giàu và trung bình. - Hình chữ nhật màu cốm: Vùng nông lâm kết hợp. - Hình chữ nhật màu cam: Vùng cây công nghiệp. - Hình chữ nhật vàng nghệ: Vùng lúa lợn gia cầm. Bước 3: Nêu câu hỏi: Câu 1: Quan sát lược đồ, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ? Câu 2: Nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ? Vì sao cây cao su được trông nhiều nhất ở vùng này? Câu 3: Xác định vị trí của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An? Nêu vai trò của 2 hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ? Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi: Câu 1: Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu... Câu 2: Cây công nghiệp lâu năm ( Cao su, cà phê...) tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cây cao su được trồng nhiều ở vùng này vì: + Có nhiều vùng đất Bazan màu mỡ, lao động có kinh nghiệm trồng cao su. + Khí hậu có tính chất cận xích đạo, nền nhiệt ẩm cao, ít gió mạnh. Câu 3: Học sinh xác định trên lược đồ: Vai trò của Hồ Dầu Tiêng và Hồ Trị An. - Hồ Dầu Tiếng: Đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh Và huyện Củ Chi ( TP HCM) - Hồ Trị An: Điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An và góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp,các khu công nghiệp và đô thị tỉnh Đồng Nai. Sau đây là minh hoạ bằng một tiết dạy cụ thể Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp I.Mục tiêu bài học: j. Kiến thức: Học sinh cần : - Nắm được tên một số ngành công nghiệp chủ yếu( Công nghiệp trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này. - Biết được 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là Đồng Bằng Sông Hồng và vùng phụ cận ( ở phía Bắc) Đông Nam Bộ ( ở phía Nam). - Thấy được 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này. k. Kỹ năng: - Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu công nghiệp. - Đọc và phân tích được lược đồ các nhà máy và các mở than, dầu khí. II.Phương tiện dạy học: 1. Bản đồ công nghiệp Việt Nam. 2. Bản đồ kinh tế Việt Nam. 3. Lược đồ các nhà máy và các mỏ than, dầu khí. III.Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại. IV.Tiến trình bài giảng: j. ổn điịn tổ chức: k. Kiểm tra bài cũ: a. Cho biết vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? b. Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? l. Bài mới: Vào bài: SGK Hoạt động của giáo viên - Học sinh Nội dung GV: Dựa vào SGK và thực tế hãy cho biết: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta như thế nào? HS trả lời: GV: Mở rộng: - Trước đây sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế tuyệt đối. - Nhờ kết quả chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có khu vực kinh tế vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng chiếm tới 35.3% (2002). - Gần đây mở rộng chính sách ngoài nông nghiệp ( TT, tư nhân, cá thể, hỗn hợp) chiếm gần 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp ( 26,4% - Năm 2002). GV: Yêu cầu học sinh đọc khái niệm" Ngành công nghiệp trong điểm" HS: đọc. GV:Dựa vào hình 12.2 hãy xếp các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỷ trọng từ lớn đến nhỏ? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Ba ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn (>10%) phát triển dựa trên các thế mạnh gì của đất nước? HS: Trả lời. GV: Cho biết vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp? HS: Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. I.Cơ cấu ngành công nghiệp: - Cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng. Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như: Khai thác nhiên liệu, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; hoặc dựa trên thế mạnh nguồn lao động như công nghiệp dệt may. Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp CNSX hàng tiêu dùng Luyện kim Điện tử Điện Than Dầu khí Hoá chất Vật liệu xây dựng CN chế biến nông sản Cơ khí GV: Cho biết nước ta có mấy loại than? HS: Than gầy( Antraxit, nâu, mỡ, bùn). GV: Công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố chủ yếu ở đâu? HS: QN, VT. GV: Cho biết sản lượng khai thác hàng năm GV: Mở rộng. - Trữ lượng than 6,6 tỷ tấn( Đứng đầu Đông Nam á) - Trữ lượng khai thác : 3,5tỷ tấn. XK: 500.000 - 700.000tấn than gầy. - Dầu khí trữ lượng 5,6 tỷ tấn dầu quy đổi xếp thứ 31/85 nước có dầu khí, xuất khẩu dầu thô 17,2 triệu tấn (2003). GV: Xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác? GV: Quan sát hình 12.2 xác định các nhà máy nhiệt điện? HS: Kể tên. GV: Lưu ý: Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức và Trà Nóc chạy bằng dầu F. O nhập nội. HS: Nghe, ghi nhớ. GV: Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm gì chung? HS: Gần vùng nhiên liệu. GV: Cho biết sản lượng điện hàng năm của nước ta? HS: Năm 2002: 35.562 triệu kwh. Năm 2003: 41.117 triệu kwh. GV: Nhấn mạnh Sản lượng điện theo đầu người là một trong nhưng chỉ tiêu quan trọng để đo trình độ văn minh và phát triển của Quốc gia. VN: 510 kwh (2003). TG: 2.156 kwh (2003). Các nước phát triển: 7.336 kwh (2003) Các nước đang phát triển là:810 kwh (2003). GV: Dựa vào hình 12.3 xác định các trung tâm tiêu biểu của ngành cơ khí điện tử, trung tâm hoá chất lớn và các nhà máy xi măng, cơ sở vật liệu xây dựng cao cấp lớn. HS: Xác định trên hình 12.3. GV: Các ngành công nghiệp nói trên dựa trên những thế mạnh gì để phát triển? HS: Trả lời. GV: Dựa vào hình 12.1 và 12.3 cho biết tỉ trọng của ngành chế biến lương thực, thực phẩm. HS: Cao nhất. GV: Đặc điểm phân bố của ngành chế biến lương thực thực phẩm? HS: - Nguồn nguyên liệu tại chỗ , phong phú. - Thị trường tiêu thụ rộng. GV: Cho biết ngành dệt may nước ta dựa trên những ưu thế gì? HS: Nguồn lao động. GV: Dựa vào hình 12.3 cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? HS: Xác định. GV: Tại sao các thành phố trên là trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? HS: Nhu cầu đặc bịêt về sản phẩm dệt may. GV: Dựa vào hình 12.3 xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp lón nhất cả nước? HS: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. II.Các ngành công nghiệp trọng điểm. j. Công nghiệp khai thác nhiên liệu. Nước ta có nhiều loại than. Nhiều nhất là than gầy, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (90%). - Sản lượng khai thác và xuất khẩu những năm gần đây tăng nhanh. k. Công nghiệp điện. - Ngành điện lực ở nướcta phát triẻn dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào tài nguyên than phong phú và gần đây là khí đốt ở vùng thềm lục địa phía Nam. - Sản lượng điện mỗi năm một tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống. l. Một số ngành công nghiệp nặng khác. - Trung tâm cơ khí, điện tử rất lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. - Trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Hà Nội, Việt Trì, Lâm Thao. m. Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. - Tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản suất công nghiệp phân bố rộng khắp cả nước. - Có nhiều thế mạnh phát triển. Đạt lâm ngạch xuất khẩu cao nhất. …. Công nghiệp dệt may. Nguồn lao động là thế mạnh giúp công nghiệp dệt may phát triển. Trung tâm dệt may lớn nhất là Hà Nội, TP HCM và Nam Định. III. Các trung tâm công nghiệp lớn. - Các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. m. Củng cố: Đánh dấu x vào ô trống. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có: Truyền thống sản xuất lâu đời. Ê Hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn. Ê Sử dụng nhiều lao động. Ê Tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác. Ê x. Như vậy qua 5 lược đồ, số học sinh biết cách sử dụng lược đồ đã tăng lên. Kết qủa này đã thể hiện rõ ở bước 2 bước 3 và 4. Học sinh đã chủ động trong việc khai thác kiến thức trên lược đồ. Từ việc tìm hiểu các chú thích, mô tả, đánh giá các kiến thức trên lược đồ học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức trên lựơc đồ. Cụ thể cuối học kì: - Học sinh sử dụng lược đồ thành thạo là: 24 em = 30%. - Học sinh biết sử dụng lựơc đồ là: 56 em = 70% . Trên đây là kết quả mà tôi đã thu đựơc qua áp dụng kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng lược đồ tại lớp 9 ttrường THCS An Hòa. y. Bài học kinh nghiệm: Qua việc áp dụng kinh nghiệm trên vào giảng dạy đã thu đựoc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên khi áp dụng vẫn còn một số vướng mắc cần khắc phục. Giáo viên cần chú ý hớn nữa đến đối tượng chưa biết cách sử dụng lược đồ. Cần có nhữngc âu hỏi đơn giản hơn để khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Khi học sinh trả lời trên lớp, giáo viên cần động viên khuyến khích kịp thời giúp cho học sinh tích cực hơn khi khai thác kiến thức. Giáo viên cần chuẩn bị phần chốt kiến thức của mình chu đáo kĩ càng hơn. Một số học sinh còn bị động trong các tiết học. Phần IV: Kết luận Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy môn địa lý tại trường THCS An Hoà. Đây chỉ là một kinh nghiệm được học tập thông qua tài liệu và thực tế giảng dạy đựơc áp dụng mang tính chủ quan nên kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn. Tôi rất mong được các đồng nghiệp khi tham khảo có ý kiến đóng góp cho kinh nghiệm này để được giảng dạy môn địa lý của tôi được hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! An Hoà, ngày 14 tháng 12 năm 2007 Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Dỵu Mục lục Phần I: Lý do chọn đề tài. Đối tượng nghiên cứu. Phần II: Cơ sở lý luận. Cơ sở thực tiễn. Phần III: Điều tra cơ bản. Xây dựng kế hoạch thực hiện. Tổ chức thực hiện. Nhận xét. Bài học kinh nghiệm. Phần IV: Kết luận

File đính kèm:

  • docSang kien Dia li.doc
Giáo án liên quan