Giáo án: Đạo đức Tuần 23
Bài dạy : Đi bộ đúng nơi quy định (Tiết 1) Lớp 1
I/ Mục tiêu: HS hiểu:
Phải đi bộ đi trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường
Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đường tín hiệu và đi theo vạch đã quy định.
Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
Hs thực hiện đi bộ đúng nơi quy định.
II/ Đồ dùng dạy học:
Đèn tín hiệu
Các điều công ước3,6, 18,26
III/ Các hoạt động dạy và học
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức tiểu học tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV dính tranh và hỏi
- Thành phố đi bộ ở phần đường nào?
- Thôn quê đi bộ ở phần đường nào?
*GV kết luận:
- Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Ở thành phố cần đi trên vỉa hè.Khi đi qua đường cần đi theo đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định
HĐ2: Bài tập 2
- Quan sát tranh
*GV kết luận
Tr1: Đi bộ đúng quy định
Tr2:Bạn nhỏ chạy qua ngang qua đường là sai quy định
Tr3: Hai bạn đi sang đường là đúng qyu định.
HĐ3: Trò chơi: Qua đường
GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ.
Các nhóm gồm: người đi bộ, người đi xe ô tô, đi xe gắn máy, đi xe đạp
- GV phổ biến luật chơi: sgv
HĐ4: Củng cố, dặn dò
Liên hệ : Em náo đã thực hiện đúng
quy định khi đi trên đường.
- 2hs lên bảng
- HS quan sát tranh
- HS lên bảng tô màu- lớp làm vở bài tập
- 1-2 hs nhắc lại
- Hoạt động nhóm đôi- đại diện nhóm lên trả lời từng tranh một
- Các nhóm tham gia trò chơi
Cả lớp khen các bạn biết đi đúng quy định.
- HS phát biểu
Giáo án: Đạo đức Tuần 23
Bài dạy : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết1) Lớp2(A,B)
Ngày dạy: 19/2/ 2009
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng từ tốn, lễ phép; nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. Là tôn trọng chính bản thân mình
- Có kỹ năng và hành vi đúng khi nhận và gọi điện thoại
- GD HS từ tốn , lễ phép khi gọi điện thoại
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ chơi điện thoại
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động gv
Hoạt động hs
1/KTBC:
a)Khi nói lời yêu càu, đề nghị em nói như thế nào?
b)Biết nói lời yêu cầu, đề nghị là thể hiện điều gì?
2/Bài mới:
HĐ1: thảo luận
- ND đoạn hội thoại:
VINH:- A lô, tôi xin nghe.
NAM:- A lô, Vinh đấy à? Tớ là Nam đây.
VINH:- Vinh đây, chào bạn!
NAM:- chân bạn hết đau chưa?
VINH:- Cảm ơn! Chân tớ đỡ rồi. Ngày mai tớ sẽ đi học.
NAM:- Hay quá, chúc mừng bạn! Hẹn ngày mai gặp lại!
VINH:- Cảm ơn bạn. Chào bạn!
- Khi điện thoại reo, Vinh làm gì và nói gì?
- Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại ntn?
- Em có thích cuộc nói chuyện đó không?
- Em học được gì qua hội thoại trên?
* GVKL: Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
HĐ2: Thảo luận nhóm
- Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại?
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện điều gì?
* GVKL: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trống không.Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
Em nhận và gọi điện thoại ntn?
- 2 HS lên bảng
- HS lên đóng vai 2 người đang nói chuyện điện thoại
- Nhấc máy lên và nói A lô- Tôi xin nghe
- Rất lịch sự, lời lẽ thân thiện.
- Rất thích
- Qua hội thoại trên em thấy khi nói trong điện thoại lời lẽ rất lịch sự, hòa nhã, chào hỏi lễ phép
- HS đồng thanh
- Thảo luận nhóm đôi
- HS chia nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
Hs tự trả lời
Giáo án: Đạo đức Tuần 23
Bài dạy: Em yêu Tổ quốc Việt Nam (Tiết1) Lớp 5(A,B,B)
Ngày dạy: 19/2/2009
I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
+Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc của em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
+Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. +Quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II/Đồ dùng dạy học:
*Tranh ảnh về con người Việt Nam và các nước khác.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/KTBC :
a)Ủy ban nhân dân xã(phường) làm những công việc gì?
b)Vì sao ta phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã(phường)?
2/Bài mới :
HĐ1:
+ HS tìm hiểu thông tin trên SGK
+GV đọc lại thông tin.
+GV kết luận: sgv
+ GV cho các N thảo luận các câu hỏi sau:
-Em biết những gì về đất nước Việt Nam?
-Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
-Nước ta còn có những khó khăn gì?
-Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
+GV kết luận: sgv
HĐ2: Làm bài tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề.
+GV nhắc lại yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
+GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
+Bài sau: Em yêu Tổ quốc Việt Nam(tt)
+Sưu tầm các bài thơ, tranh ảnh, sự kiện kịch sử có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- 2 hs lên bảng
+HS đọc thông tin.
+HS thảo luận, trình bày.
- 1-2 hs đọc
+HS đọc nội dung.
+HS thảo luận, trình bày.
- Nhóm 1 trình bày
- Nhóm 2 trình bày
- Nhóm 3 trình bày
- Nhóm 4 trình bày
+HS đọc yêu cầu.
+HS làm bài, trình bày.
+HS lắng nghe.
Giáo án : Đạo đức Tuần 23
Bài dạy: Giữ gìn các công trình công cộng (Tiết1) Lớp 4(A,B,C)
Ngày dạy: 16/2/2009
I/ Mục tiêu:
- Hiểuý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
- Đồng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng. Không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công công.
- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
- Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy học :
- Nội dung trò chơi “Ô chữ kì diệu”
- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động gv
Hoạt động hs
HĐ1 : Xử lí tình huống.
- GV nêu tình huống SGK. Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, lên đóng vai xử lí tình huống.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Nếu là bạn Thắng, em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn. Vì nhà văn hóa xã là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của mọi người, nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết, vẽ lên tường sẽ làm bẩn tường, mất thẩm mĩ chung.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : sgv
* HĐ2 : Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi sau.
- Tiến hành thảo luận.
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả.
1. Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa.
- Nam, Hùng làm như vậy là sai. Bởi vì các tượng đá của nhà chùa cũng là những công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn và bảo vệ.
2. Gần đến Tết, mọi người dân trong xóm của Lan cùng nhau quét sạch và quét vôi xóm ngõ.
- Việc làm đó của mọi người là đúng. Bởi vì xóm ngõ là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn.
3. Đi tham quan, bắt chước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên lên thân cây.
- Việc làm này của hai bạn là sai. Bởi vì việc làm đó vừa ảnh hưởng đến môi trường, vừa ảnh hưởng đến thẩm mĩ chung.
4. Các cô chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng.
- Việc làm này là đúng. Vì cột điện là tài sản chung, đem lại điện cho mọi người. Các cô chú thợ điện sửa chữa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người.
5. Trên đường đi học về, các bạn học sinh lớp 4E phát hiện một anh thanh niên đang tháo ốc ở đường ray xe lửa. Các bạn đã báo ngay cho các chú công an để ngăn chặn hành vi đó.
- Việc làm của các bạn học sinh lớp 4E là đúng. Các bạn đã có ý thức bảo vệ của công, ngăn chặn được các hành vi xấu, phá hoại của công kịp thời.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vậy để giữ gìn các công trình công cộng, em cần phải làm gì ?
- HS trả lời
+ Không leo trèo lên các tượng đá, công trình công cộng.
+ Tham gia vào dọn dẹp, giữ sạch công trình chung.
+ Có ý thức bảo vệ của công.
+ Không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng các tài sản chung ...
* Kết luận : Mọi người dân, không kể già, trẻ, nghề nghiệp ... đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
* HĐ3 : Liên hệ thực tế.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau.
- Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
1. Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà nhóm em biết ?
- Hồ Gươm, Bảo tàng Thành phố, Công viên Thủ Lệ ...
2. Em hãy đề ra một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó ?
- Không xả rác bừa bãi, không viết vẽ bậy lên tường của Bảo tàng hoặc ây cối ở Hồ Gươm và Công viên Thủ Lệ, không khạc nhổ bữa bãi ...
- Các nhóm nhận xét.
- Hỏi : Siêu thị, nhà hàng ... có phải là các công trình công cộng cần bảo vệ, giữ gìn không ?
- Không. Vì đó không phải là các công trình công cộng.
- Tuy nhiên mặc dù không phải là các công trình nhưng đó là những nơi công cộng, cũng cần phải giữ gìn.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : sgv
HĐ3: Củng cố, dặn dò
Bài sau : Giữ gìn các công trình công cộng.
Giáo án : Đạo đức Tuần 23
Bài dạy: Tôn trọng đám tang (Tiết 1) Lớp 3(A,B)
Ngày dạy: 16/2/2009
I/ Mục tiêu: hs hiểu:
- Đám tang là lễ chôn cắt người chết
- Tôn trọng đấm tang là không xúc phạm đến đám tang.
- Biết cách ứng xử khi gặp đám tang
- HS có thái độ tôn trọng đám tang.Biết chia sẻ nổi buồn với những gia đình có người chết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Thẻ màu xanh, đỏ, trắng
III/ Các hoạt động trên lớp
Hoạt động gv
Hoạt động hs
1/ KTBC:
a)Khi gặp khách nước ngoài em phải làm gì?
b)Vì sao ta phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài ?
2/ Bài mới:
HĐ1: kể câu chuyện: “Đám tang”
Gv kể câu chuyện
** Đàm thoại
H/Mẹ Hoàng và số người đã làm gì khi gạp đám tang?
- Vì sao phải dừng xe khi gặp đám tang?
- Hoàng đã hiểu ra điều gì khi nghe mẹ giải thích?
- Qua cau chuyện trên em cần phải làm gì khi gặp đám tang?
- Vì sao ta phải tôn trọng dám tang?
*GV kết luận: sgv
HĐ2: Đánh giá hành vi
GV phát phiếu học tập và làm bài tập1/sbt
HĐ3: liên hệ
- GV yêu cầu hs tự liên hệ
- GV nhận xét những em biết cư xử đúng khi gặp đám tang
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Thực hành tôn trọng đám tan.
2hs lên bảng
- HS thảo luận câu hỏi và trả lời
- Dừng xe hi thấy đám tang đi qua
- Vì tôn trọng người đã mất
- Khi đám tang đi qua chúng ta kông nên cười đùa,chỉ trỏ, chạy theo xem.
- Chúng ta cần phải tôn trọng và thông cảm vứi người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã mất và không xúc phạm đến tan lễ.
- Một số em lên trình bày và giải thích vì sao
- HS tự trả lời.
File đính kèm:
- giao an tuan 23.doc