Giáo án Đạo đức Lớp 3 Tuần 21 Năm 2009

A. TẬP ĐỌC:

 - Luyện đọc đúng :lẩm nhẩm, đốn củi, triều đình, mỉm cười, nhàn rỗi. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .

 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 + Hiểu nghĩa các từ ngữ :đi sứ, lọng, bức trướng, nhập tâm, bình an vô sự.

 + Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.

 - Học sinh có ý thức ham học hỏi để mau tiến bộ và nâng cao hiểu biết.

B. KỂ CHUYỆN:

 -Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

 -Rèn kĩ năng nghe: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 - Học sinh biết được nguồn gốc nghề thêu của nước ta và khâm phục sự ham học, trí thông minh của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.

 

doc45 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 3 Tuần 21 Năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đóng tàu , thuyền , làm bàn ghế ,giường ,tủ …..? H: Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su , làm sơn? *. Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc làm nhà , đóng đồ dùng…… - HS nêu . -Em thấy có nhựa chảy ra. - Em thấy ngọn cây ấy bị héo đi . - Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì để duy trì sự sống.Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. - HS nhắc lại . -HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả bằng cách cho HS chơi đố nhau .Các nhóm khác bổ sung . Cả lớp theo dõi . -Rau muống , khoai lang ,rau cần…. - Thông, bạch đàn , mít, lim , sến , táu,cẩm lai, dỗi…… - Cây cao su , cây sơn. -2 HS nhắc lại . 4.Củng cố - Dặn dò : - Cho HS đọc nội dung Bạn cần biết . - Giáo dục HS chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ môi trường. - GV nhận xét tiết học. ________________________________ TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ TRI THỨC –NGHE KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG I. MỤC TIÊU : +Rèn kĩ năng nói: -Quan sát tranh , nói đúng về những tri thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm . +Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung , kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện. + HS trình bày bài khoa học, viết sạch đẹp. Qua bài học, bồi dưỡng cho các em tính mạnh dạn, tự tin. II. CHUẨN BỊ : +GV : Tranh ảnh minh hoạ trong SGK .Mấy hạt thóc . Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý HS kể chuyện Nâng niu từng hạt giống . +HS : Vở , SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC : 1.Ổn định : Nề nếp. 2. Bài cũ : Gọi 3 HS lên bảng đọc bào cào của tổ trong tháng vừa qua. GV nhận xét, chấm điểm (Thảo , Hoàng, Trang). 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập - Yêu cầu HS đọc đề, nêu yêu cầu. - Yêu cầu cả lớp quan sát tranh và nói rõ những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai ? họ đang làm việc gì? Nêu rõ trang phục , hành động của ông. Người nằm trên giường là ai ? lớn hay nhỏ ? Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi . -Yêu cầu các nhóm trình bày. *GV chốt lại: Tranh 1 : Người trí thức trong tranh là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. Cậu bé nằm trên giường,đắp chăn . Chắc cậu đang bị sốt . Bác sĩ xem nhiệt kế để xem nhiệt độ của em . Tranh 2 : Ba người trí thức trong tranh là kĩ sư cầu đường . Họ đang đứng trước mô hình một chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng . Họ trao đổi bàn bạc về cách thiết kế cầu sao cho tiện lợi , hợp lý và tạo được vẽ đẹp cho thành phố . Tranh 3 : Người trí thức trong tranh là một cô giáo . Cô đang dạy Tập đọc .Trông cô dịu dàng, ân cần. Các bạn HS đang chăm chú nghe giảng bài. Tranh 4 : Những trí thức trong tranh là những nhà nghiên cứu . Họ đang chăm chú trong phòng thí nghiệm . Trong phòng có nhiều dụng cụ thí nghiệm . Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2. -Các em sẽ được nghe và kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống . Câu chuyện kể về bác Lương Định Của ,một tiến sĩ nông học đã có nhiều đóng góp cho nền nông nghiệp của nước ta .Ông được nhân dân ta và đặc biệt là bà con nông dân yêu quý và kính trọng. -Giáo viên kể chuyện một vài lần . H: Viện nghiên cứu nhận được quà gì ? H: Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ấy? -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tập kể lại câu chuyện cho nhau nghe . -Gọi một số HS kể chuyện trước lớp . H: Hãy nói suy nghĩ của em về nhà bác học Lương Định Của? * Giáo viên nhận xét phần kể chuyện của HS . -2 HS đọc đề và nêu yêu cầu. - HS quan sát -HS thảo luận nhóm đôi. -Các nhóm trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét- bổ sung. - HS lắng nghe. -HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi của bài. -Viện nghiên cứu nhận được mưới hạt giống quý. -Vì lúc ấy trới rất rét , nêu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét. -Ông chia mười hạt giống thành hai phần.Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm . năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.. - Luyện kể theo cặp . -Một số HS kể –cả lớp theo dõi và bình chọn bạn kể hay nhất . - Nhà bác học Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học và nâng niu từng hạt giống . 4.Củng cố – Dặn dò: + Nhận xét tiết học , Tuyên dương HS tích cực tham gia xây dựng bài. +Về nhà xem lại bài, tim đọc trước sách, báo viết về nhà bác học Ê- đi –xơn để chuẩn bị cho tiết học sau.. __________________________________ TOÁN THÁNG NĂM I.MỤC TIÊU: + Giúp HS : Làm quen với đơn vị đo thời gian : tháng , năm .Biết được một năm có 12 tháng. +Rèn HS đặt tính và thực hiện phép tính chính xác, trình bày lời giải ngắn gọn. + HS làm bài cẩn thận, trình bày bài khoa học. II.CHUẨN BỊ. + GV :Quyển lịch năm 2005 . +HS : Vở , SGK.Lịch năm 2005 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1.Ổn định: Hát . 2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. (Hoàng , Hiền ) Bài 1 :Đặt tính rồi tính : 3478 + 2793 ; 5608 + 3746 ; 6327 + 1884 ; 6309 + 3295 Bài 2 : Một đội công nhân làm đường hôm trước rải nhựa được đoạn đường dài 3970m , hôm sau đội rải được đoạn đường dài 4295 m . Hỏi trong hai ngày đó đội rải được bao nhiêu mét đường ? ( Tuấn) 3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng . -a) Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm . -GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2005. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm hiểu một số câu hỏi sau : H:Một năm có bao nhiêu tháng ? Đó là những tháng nào trong năm ? - Yêu cầu các nhóm trình bày. -GV nhận xét tuyên dương nhóm trình bày tốt. * GV treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu : Đây là tờ lịch năm 2005.Lịch ghi các tháng trong năm 2005 ; ghi rõ các ngày trong từng tháng .” Một năm có 12 tháng là : Tháng Một , tháng Hai,tháng Ba , tháng Tư , tháng Năm , tháng Sáu , tháng Bảy , tháng Tám , tháng Chín , tháng Mười , tháng Mười một , tháng Mười hai .” + Chú ý : Trên tờ lịch , tên các tháng thường được viết bằng số . Ví dụ : “tháng Một” thì viết” tháng 1” ….. b) Giới thiệu số ngày trong một tháng . -GV hướng dẫn HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch năm 2005 trong SGK . - Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau. H: Hãy nêu số ngày trong tháng ? -Yêu cầu các nhóm trình bày . -GV nhận xét và tuyên dương nhóm trả lời tốt. + GV chốt lại bài và lưu ý cho HS: “ Tháng 2 năm 2005 có 28 ngày , nhưng có năm tháng 2 có 29 ngày , chẳng hạn như năm 2004 .Vì vậy tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày “ Các tháng khác có 30 ngày hoặc 31 ngày. * GV có thể nêu quy tắc để nhớ số ngày trong một tháng :Tháng 1 có 31 ngàycứ cách một tháng lại có tháng 31 ngày ( riêng tháng 7 và tháng 8 hai tháng này liền nhau có 31 ngày ) Sau đó cứ cách một tháng lại đến tháng có 31 ngày ( tức là mỗi tháng 8 , 10 , 12 đều có 31 ngày ). - GV có thể cho HS nắm bàn tay rồi tính từ trái sang phải để tính số ngày trong tháng . Hoạt động 2: Luyện tập -Thực hành Bài 1 : -Gọi HSnêu yêu cầu bài tập. - Cho HS chơi trò chơi đố nhau .Cứ một bạn đặt câu hỏi đố bạn trả lời . -GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. -Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng Tám và trả lời một số câu hỏi trong sách : H: Ngày 10 tháng 8 là thứ mấy ? H: Ngày 19 tháng Tám là thứ mấy ? HNgày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy H: Tháng 8 có mấy ngày chủ nhật? H: Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào? -GV nhận xét HS trả lời tốt . GV treo tờ lịch khác hỏi HS những câu hỏi tương tự của các tháng khác nhằm cũng cố kĩ năng xem lịch tháng của HS . - HS quan sát tờ lịch mà các em mang đến lớp. -HS thảo luận nhóm đôi . -Đại diện các nhóm trình bày . Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung . -HS theo dõi . - Lắng nghe –Một số HS lên bảng chỉ vào lịch và nhắc lại sồ tháng trong một năm . - 2 HS nêu. - HS thảo luận nhóm đôi . -Các nhóm trình bày dưới hình thức một bạn hỏi một bạn trả lời. - Các nhóm trình bày các bạn khác theo dõi và nhận xét bổ sung . - HS theo dõi và thực hành theo . -2 HS đọc đề. - HS theo dõi và trả lới đúng sai . -2 HS nêu yêu cầu của đề . - Ngày 10 tháng 8 là ngày thứ tư . -Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu . -Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư . -Tháng 8 có 4 ngày chủ nhật. - Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28 . 4.Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét tiết học – tuyên dương học sinh học tốt. -Về nhà xem lịch của các tháng trong năm . _____________________________ Tuần 21 Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2009 Tiết 5 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ GÓP SỨC LÀM TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP I. MỤC TIÊU: - Phát động phong trào xanh sạch đẹp . - HS biết được giữ vệ sinh trường lớp , biết chăm sóc cây trông xung quanh trường. - HS có y ùthức giữ gìn vệ sinh trường lớp , chăm sóc cây xanh bằng những việc làm cụ thể của mình. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Phát động phong trào làm trường xanh sạch đẹp. - GV phát động trước lớp : Lớp chúng ta được giao nhiệm vụ chăm sóc 1bồn hoa. -Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm bàn bạc, thảo luận đưa ra những biện pháp, những việc làm cụ thể. - Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung – Tuyên dương các nhóm đưa ra được những việc làm phù hợp nhất. - GV chốt : Môi trường xanh , sạch và đẹp tạo ra cho chúng ta một không khí trong lành ……… Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ. - Cho các nhóm thảo luận, dựng tiểu phẩm và sắm vai về trồng cây và chăm sóc cây xanh trong vườn trường. - Tổ chức cho các nhóm lên sắm vai. - GV nhận xét về tiểu phẩm, cách thể hiện và cách giải quyết của từng nhóm – Tuyên dương nhóm thực hiện tốt. *  Tổng kết: - GV nhận xét tiết sinh hoạt, nhắc nhở HS tích cực hưởng ứng phong trào đã phát động -Nhắc nhở HStham gia ủng hộ bạn nghèo Gĩư sạch sẽ môi trường xung quanh và vệ sinh cá nhân . -HS lắng nghe. - Thảo luận theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày – Lớp theo dõi, bổ sung : Trồng hoa, tưới nước, nhổ cỏ… - Thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu. - HS các nhóm lên sắm vai – lớp theo dõi. - Cả lớp theo dõi, rút kinh nghiệm. -HSlắng nghe .

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 21.doc
Giáo án liên quan