Giáo án Đạo đức Lớp 2 Tuần 3 - Trương Thị Chín

 I.Mục tiêu

 - Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.

 - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.

 - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

 II. Đồ dùng dạy-học:

-Nội dung các ý kiến cho HĐ3 tiết 1.

-Giấy khổ lớn, bút viết bảng.

-Phiếu thảo luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 Tuần 3 - Trương Thị Chín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết 3 BIẾT SỬA LỖI VÀ NHẬN LỖI (Tiết 1) Người dạy :Trương Thị Chín Môn dạy : Đạo đức Lớp 2 I.Mục tiêu - Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. II. Đồ dùng dạy-học: -Nội dung các ý kiến cho HĐ3 tiết 1. -Giấy khổ lớn, bút viết bảng. -Phiếu thảo luận. III.Các hoạt động dạy- học: (Tiết1) Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: (5 phút) 2- Bài mới: ( 25-30 phút) Hoạt động1: Tìm hiểu và phân tích truyện “Cái bình hoa” (10 phút) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ. (8- 10 phút) Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức: Tìm ý kiến đúng ( 10 phút) - Dặn dò: (5 phút) - Gọi 2 HS lên bảng - HS1: Hãy đọc thời gian biểu ở nhà của em. -HS2: Em hãy nêu lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. * Giáo viên nhận xét a. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày chắc chắn chúng ta ai cũng một lần mắc lỗi. Khi đã trót mắc lỗi chúng ta phải biết nhận lỗi và sửa lỗi thì mới mau tiến bộ. Hôm nay chúng ta cùng học bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. -Yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết của câu chuyện - GV kể chuyện : “Cái bình hoa” với kết cục mở: Từ đầu...ba tháng trôi qua không ai còn nhớ đến chuyện bình hoa vỡ. Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảoluận theo các ý sau - Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi? Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? Kết luận:Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi.Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. - Yêu cầu các nhóm thảo luận và bày tỏ ý kiến về việc làm trong tình huống: -Tại sao đúng(sai)? Tình huống 1:Lan chẳng may làm gẫy bút của Mai, Lan đã xin lỗi bạn và xin mẹ cho tiền mua bút khác cho Mai. Tình huống 2: Do mải chạy, Tuấn xô ngã một em học sinh lớp 1. Cậy mình lớn hơn Tuấn mặc kệ em tiếp tục chơi với các bạn Kết luận: Bất cứ ai khi mắc lỗi đều phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến. Phổ biến luật chơi : - GV chuẩn bị 3 tờ giấy khổ lớn, trong đó có ghi các ý kiến đúng và sai về nội dung bài học -HS cả lớp chia thành 3 đội, lần lượt chơi tiếp sức, từng học sinh lên ghi từng ô vuông bên cạnh mỗi ý kiến chữ Đ và S. Mỗi ý đúng được tính 5 điểm. Đội nào ghi được nhiều điểm trong thời gian ngắn nhất là đội thắng cuộc. Các ý kiến 1. Khi mắc lỗi với người ít tuổi hơn mình, không cần xin lỗi. 2. Mắc lỗi và sửa lỗi mới là người tốt. 3. Người nhận lỗi là người hèn nhát. 4.Nếu có lỗi, chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi. 5. Chỉ xin lỗi khi mắc lỗi với người mà mình quen biết. 6. Bạn bè cùng tuổi với nhau vẫn cần phải xin lỗi nhau khi mắc lỗi. 7. Cần nhận lỗi ngay cả khi mọi người không biết mình mắc lỗi. Củng cố: -Khi mắc lỗi em cần phải làm gì ? -Vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi? Hướng dẫn thực hành ở nhà: Sưu tầm các câu chuyện kể hoặc tự liên hệ bản thân và những người thân trong gia đình những trường hợp nhận và sửa lỗi. - HS đọc thời gian biểu. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS nêu. - HS theo dõi câu chuyện. - Các nhóm thảo luận và xây dựng phần kết của câu chuyện -Vô- va quên luôn chuyện vỡ cái bình. -Vô- va đã day dứt và nhờ mẹ mua một cái bình cho cô. -Kể nốt đoạn cuói câu chuyện -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Trao đổi, nhận xét, bổ sung cho phần kết của các nhóm -Các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi Thảo luận nhóm theo các tình huống Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? -Việc làm của Lan là đúng. Vì bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi do mình gây ra -Việc làm của Tuấn là sai vì mặc dù em học sinh đó bé hơn Tuấn nhưng Tuấn là người mắc lỗi nên Tuấn phải xin lỗi em và nâng em dậy. -Đại diện nhóm trình bày. -Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm -Nghe, ghi nhớ. -HS mỗi đội thống nhất cử 1 bạn lên tham gia trò chơi. -Cả lớp nhận xét Đáp án: Ý 2,4,6,7 là ý đúng. Y 1,3,5 là ý sai. - HS trả lời.

File đính kèm:

  • docTUÂN 03.doc
Giáo án liên quan