Giáo án Đạo đức Lớp 2 Tuần 18

1.Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ. Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạ đúng giờ.

2.Kĩ năng:Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

3.Thái độ:Thực hiện theo thời gian biểu.

*GDKNS: Kĩ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ; Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ; Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt học tập, sinh hoạt đúng giờ và chưa đúng giờ;

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhóm trình bày, cả lớp cùng nhận xét và kết luận về cách xử lý đúng. - Đại diện các nhóm trình bày cách xử lý của nhóm mình. Điều chỉnh , bổ sung: (Tiết 2) GỌN GÀNG, NGĂN NẮP Hoạt động 1 HS tự liên hệ bản thân Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú - Yêu cầu một vài HS lên kể về cách giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt hàng ngày của mình. (Em đã giữ gọn gàng ngăn nắp chưa? Em làm những việc gì để thực hiện gọn gàng ngăn nắp? Đã có lúc nào em không thực hiện gọn gàng ngăn nắp ? Khi đó chuyện gì đã xảy ra?) - Một vài HS đại diện kể. - HS cả lớp nhận xét bạn đã thực sự giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập chưa. Nếu chưa thì nêu ý kiến giúp bạn thực hiện gọn gàng ngăn nắp. - GV khen những HS đã biết giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt. - Nhắc nhở những HS chưa biết giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt. Hoạt động 2 Trò chơi : Gọn gàng, ngăn nắp - Cách chơi : Chia lớp thành 4 nhóm, phân không gian hoạt động cho từng nhóm. Sau đó GV yêu cầu HS lấy đồ dùng, sách vở, cặp sách của tất cả các bạn trong nhóm để lên bàn không theo thứ tự và tổ chức chơi theo 2 vòng : + Vòng 1 : Thi xếp lại bàn học tập. Nhóm nào xếp nhanh, gọn gàng nhất là nhóm thắng cuộc. + Vòng 2 : Thi lấy nhanh đồ dùng theo yêu cầu. GV yêu cầu, HS các nhóm cử 1 bạn mang đồ dùng lên. Thư ký ghi kết quả của các nhóm. Nhóm nào mang đồ dùng lên đầu tiên được tính điểm. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc. Hoạt động 3 Kể chuyện "Bác Hồ ở Pắc Bó" - GV kể chuyện "Bác Hồ ở Pắc Bó" cho HS cả lớp nghe. Yêu cầu : HS chú ý nghe và sau đó trả lời các câu hỏi của GV. - HS chú ý nghe. GV nêu 1 số câu hỏi : 1. Câu chuyện này kể về ai, với nội dung gì ? 2. Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Bác Hồ ? 3. Em có thể đặt những tên gì cho câu chuyện này ? - GV nhận xét các câu trả lời của HS. - GV tổng kết. - GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ : Bạn ơi chỗ học, chỗ chơi, Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên Đồ chơi, sách vở đẹp bền, Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu. Điều chỉnh , bổ sung: CẤU TRÚC GIÁO ÁN Ngày soạn:2/9/09 Ngày dạy: 21/9/09 Tuần:7 & 8 Môn: Đạo đức Tiết: 7& 8 Bài: Chăm làm việc nhà I/ Mục đích yêu cầu: Biết trẻ em có bổn phận tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng. *GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng II/Chuẩn bị: Nội dung bài thơ "Khi mẹ vắng nhà" của Trần Đăng Khoa. Phần thưởng cho các trò chơi. Phiếu thảo luận ghi các tình huống cho hoạt động 1 – tiết 2. Các câu hỏi cho hoạt động 2 – tiết 2. *Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm; đóng vai III/Hoạt động dạy chủ yếu: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Tiết 1: Hoạt động 1 Phân tích bài thơ "Khi mẹ vắng nhà" Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú - GV đọc diễn cảm bài thơ :Khi mẹ vắng nhà" của Trần Đăng Khoa. - Phát phiếu thảo luận nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi ghi trong phiếu : - HS nghe GV đọc sau đó 1 HS đọc lại lần thứ hai. - Các nhóm HS thảo luận . Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ : 1. Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà ? 1. Khi mẹ vắng nhà, bạn nhỏ đã luộc khoai, cùng chĩ giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng. 2. Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ? 2. Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của mình. 3. Theo các em, mẹ bạn nhỏ sẽ nghĩ gì khi thấy các công việc mà bạn đã làm ? 3. Theo nhóm em, khi thấy các công việc mà bạn nhỏ đã làm, mẹ đã khen bạn. Mẹ sẽ cảm thấy vui mừng, phấn khởi. - Kết luận : Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ, muốn chia sẻ nỗi vất vả của mẹ. Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập. - Trao đổi nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - HS nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2 Trò chơi "Đoán xem tôi đang làm gì?" - GV gọi 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS. - GV phổ biến cách chơi : + Lượt 1 : Đội 1 sẽ cử 1 bạn làm một công việc bất kỳ. Đội kia phải có nhiệm vụ quan sát, sau đó phải nói xem hành động của đội kia là làm việc gì. Nếu nói đúng hành động – đội sẽ ghi được 5 điểm. nếu nói sai – quyền trả lời thuộc về HS ngồi bên dưới lớp. + Lượt 2 : Hai đội đổi vị trí chơi cho nhau. + Lượt 3 : Lại quay về đội 1 làm hành động (chơi khoảng 6 lượt) Đội thắng cuộc là đội ghi được nhiều điểm nhất. - GV tổ chức cho HS chơi thử. - GV cử ra ban giám khảo và cùng với Ban giám khảo giám sát hai đội chơi. - GV nhận xét HS chơi và trao phần thưởng cho các đội chơi. - GV kết luận : Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của bản thân. Hoạt động 3 Tự liên hệ bản thân - Yêu cầu một vài HS kể về những công việc nhà mà em đã tham gia. - Một vài HS tự kể . - HS cả lớp nghe, bổ sung và nhận xét xem bạn làm những công việc nhà như thế đã phù hợp với khả năng của mình chưa, đã giúp đỡ ông bà, cha mẹ chưa. - Trao đổi, nhận xét của HS cả lớp. - GV tổng kết các ý kiến của HS. - GV kết luận : Ở nhà, các em nên giúp đỡ ông bà, cha mẹ làm các công việc phù hợp với khả năng của bản thân mình. Điều chỉnh , bổ sung: (Tiết 2) CHĂM LÀM VIỆC NHÀ Hoạt động 1 Xử lý tình huống Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú - Yêu cầu : các nhóm hãy thảo luận sau đó đóng vai, xử lý tình huống ghi trong phiếu. - Các nhóm HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai để xử lý tình huống. Chẳng hạn : + Tình huống 1 : Lan đang phải giúp mẹ trông em thì các bạn đến rủ đi chơi. Lan sẽ làm gì ? - Lan không nên đi chơi mà ở nhà trông em giúp mẹ, hẹn các bạn dịp khác đi chơi cùng. + Tình huống 2 : Mẹ đi làm muộn chưa về. Bé Lan sắp đi học mà chưa ai nấu cơm cả. Nam phải làm gì bây giờ ? - Nam có thể giúp mẹ đặt trước nồi cơm, nhặt rau giúp mẹ để khi mẹ về, mẹ có thể nhanh chóng nấu xong cơm, kịp cho bé Lan đi học. + Tình huống 3 : Ăn cơm xong, mẹ bảo Hoa đi rửa bát. Nhưng trên tivi đang chiếu phim hay. Bạn hãy giúp Hoa đi ? - Bạn Hoa nên rửa bát xong đã rồi mới vào xem phim tiếp. + Tình huống 4 : Các bạn đã hẹn trước với Sơn sang chơi nhà vào sáng nay. Nhưng hôm nay bố mẹ đi vắng cả, bà Sơn đang ốm, Sơn được mẹ giao cho chăm sóc bà. Sơn phải làm gì bây giờ ? - Sơn có thể gọi điện đến cho các bạn, xin lỗi các bạn và hẹn dịp khác. Vì bà của Sơn ốm rất cần Sơn chăm sóc và yên tĩnh để nghỉ ngơi. - Đại diện các nhóm lên đóng vai và trình bày kết quả thảo luận. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm. - Kết luận : Khi được giao làm bất cứ công việc nhà nào, em cần phải hoàn thành công việc đó rồi mới làm những công việc khác. Hoạt động 2 Điều này đúng hay sai ? 1. GV phổ biến cách chơi : GV sẽ nêu lần lượt từng ý kiến, yêu cầu HS giơ hình vẽ khuôn mặt theo quy ước : - Mặt cười : đúng - Mặt mếu : không đúng. Các ý kiến như sau : a. Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình. b. Trẻ em không phải làm việc nhà. c. Cần làm tốt việc nhà khi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn. d. Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ. e. Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình. Hoạt động 3 Thảo luận cả lớp - GV nêu các câu hỏi để HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân. - HS suy nghĩ và trao đổi với bạn bên cạnh. - Đại diện một số HS trình bày trước lớp. GV nêu câu hỏi : Ví dụ : 1. Ở nhà, em đã tham gia làm những công việc gì? Kết quả của những công việc đó ra sao? 1. Ở nhà, em đã tham gia làm những công việc nhà như: quét nhà, lau nhà, rửa ấm chén… Sau khi quét nhà, em thấy nhà cửa sạch sẽ hơn; sau khi lau nhà, em thấy nhà cửa thoáng mát … 2. Những công việc đó do bố mẹ em phân công hay em tự giác làm ? 2. Những công việc đó do bố mẹ em phân công em làm … 3. Trước những công việc em đã làm, bố mẹ em tỏ thái độ như thế nào? 3. Trước những công việc em đã làm, bố mẹ em rất hài lòng. Bố mẹ khen em. 4. Em có mong muốn được tham gia vào làm những công việc nhà nào? Vì sao? 4. Em còn mong muốn được tham gia vào làm những công việc nhà khác như: gấp quần áo, trông em … giúp bố mẹ. Vì theo em nghĩ, đó là những công việc vừa với sức và khả năng của mình. - GV khen những HS đã chăm chỉ làm việc nhà. - Góp ý cho các em những công việc nhà còn chưa phù hợp hoặc quá khả năng của các em. - Kết luận : Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ. Điều chỉnh , bổ sung:

File đính kèm:

  • docGA dao duc lop 2 tu 18.doc
Giáo án liên quan