Giáo án Đạo đức Lớp 2 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

1. Kiến thức.

- Học sinh hiểu biết các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

2. Thái độ tình cảm.

 - Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Không đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

3. Hành vi.

- Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở trên lớp và ở nhà.

- Lập kế hoạch thời gian biểu cho việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập tốt hơn. +Thể hiện lòng yêu trường yêu lớp. +Giúp các em có sức khỏe tốt. -Giáo viên phổ biến cách chơi. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em. -Hai đội thay nhau làm một hành động cho đội kia đoán tên.Các hành động phải có nội dung về giữ gìn trường lớp sạch đẹp. -Đoán đúng được 5 điểm.Sau 5-7 hành động thì tổng kết. -Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. -Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách ứng xử tình huống. -Các bạn làm như thế là không đúng.Các bạn nên vứt rác vào thùng rác. -Bạn Mai làm như thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp học sạch đẹp thoáng mát. -Bạn Nam làm như thế là sai vì sẽ làm bẩn tường mất đi vẻ đẹp của trường lớp. -Các bạn này làm như thế là đúng. Vì chăm sóc cây hoa sẽ làm cho hoa nở,đẹp trường lớp. -Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. -Tự liên hệ bản thân:Em (hoặc nhóm em) đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,những việc chưa làm được. -Có giải thích nguyên nhân vì sao? HS nghe và ghi nhớ. -HS chơi theo 3 nhóm,mỗi nhóm 5 em chơi. HS nghe và ghi nhớ. HS thưc hiện trò chơi. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Làm vở BT Đạo đức. -Học sinh về thực hành vệ sinh trong gia đình mình . -Nhận xét tiết học. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 16 Bài 8: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 1) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức Giúp HS hiểu được: Lí do cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 2. Thái độ, Tình cảm Tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 3. Hành vi Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự, vệ sinh nơi công cộng. II. CHUẨN BỊ Tranh ảnh cho Hoạt động 1 – Tiết 1. Mẫu phiếu điều tra. Nội dung các ý kiến cho Hoạt động 2 – Tiết 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI CHÚ -Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo tình huống mà phiếu thảo luận đã ghi. + Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt mua vé vào xem phim. + Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong, Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác. + Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường. + Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải. Có hôm, cậu đổ cả chậu nước từ trên tầng 4 xuống dưới. - Kết luận: Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lí (bằng lời hoặc bằng cách sắm vai). + Tình huống: 1.Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngỏ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai. Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì? 2. Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh. Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao? - GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS. * Kết luận: Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi. - Đưa ra câu hỏi: Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì? - Yêu cầu: Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày. - GV ghi nhanh các ý kiến đống góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau). * Kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết. - Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết. Chẳng hạn: + Nam và các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé và sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé. + Sau khi ăn quà, các bạn vứt vỏ vào thùng rác. Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì như thế trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. + Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, các bạn đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông. + Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống (chuẩn bị trả lời hoặc chuẩn bị sắm vai). Chẳng hạn: - Nếu em là Lan, em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở. Nếu em là Lan, em sẽ vứt ngay rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hốt, đỡ phải đi đổ xa. - Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và làm ảnh hưởng tới các bạn. Nếu em là Nam, em sẽ trao đổi bài với các bạn, nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để không ảnh hưởng tới các bạn khác. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thào luận. - Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung. - Nghe và ghi nhớ. - Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn: + Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát. + Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái... - Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ -Yêu cầu HS về nhà làm phiếu điều tra và ghi chép cẩn thận để Tiết 2 báo cáo kết quả. PHIẾU ĐIỀU TRA STT Nơi công cộng ở khu phố nơi em ở Vị trí Tình trạng hiện nay Những việc cần làm để giữ vệ sinh, trật tự 1 2 3 4 TUẦN 17 TIẾT 2 GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI CHÚ -Yêu cầu một vài đại diện HS lên báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần -Một vài đại diện HS lên báo cáo. Chẳng hạn: STT Nơi công cộng ở khu phố Vị trí Tình trạng hiện nay Những việc cần làm... -GV tổng kết lại các ý kiến của cá nhân HS lên báo cáo. - Nhận xét về báo cáo của HS và những đống góp ý kiến của cả lớp. - Khen những HS báo cáo tốt, đúng hiện thực. - GV phổ biến luật chơi: + Mỗi dãy sẽ thành lập một đội chơi. Mỗi dãy phải cử ra đội trưởng để điều khiển đội của mình. + Đội nào ghi được nhiều điểm nhất- sẽ trở thành đội thắng cuộc trong trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV phát phần thưởng cho các đội thắng cuộc. Người lớn mới phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường. Đi nhẹ, nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng. Không được xả rác nơi công cộng. Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim. Bàn tán với nhau khi đang xem trong rạp chiếu phim. Bàn bài với nhau trong giờ kiểm tra. - GV đặt ra tình huống. Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào thăm Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách tuân theo những điều gì? - GV yêu cầu HS suy nghĩ sau 2 phút một số đại diện HS lên trình bày. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung của các HS trong lớp. - GV nhận xét. - GV khen những HS đã đưa ra những lời nhắc nhở đúng. Cử ra đội bảo vệ công cộng 1 Công viên Gần hồ Thành Công Bồn hoa giữa công viên bị phá do trẻ em vào nghịch 2 Bể nước công cộng Dưới sân Bị tràn nước Báo với ban tổ trưởng -Trao đổi, nhận xét, góp ý kiến của HS cả lớp. - Nhiệm vụ của các đội chơi: Sau khi nghe GV đọc các ý kiến, các đội chơi phải xem xét ý kiến đó đúng hay sai và đưa ra tín hiệu (giơ tay) để xin trả lời. Sai Ñuùng Ñuùng Ñuùng Ñuùng Sai Sai - Hết thời gian, một số đại diện HS lên trình bày. Chẳng hạn: Kính mới quý khách thăm Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của viện bảo tàng, tôi xin nhắc nhở các quý khách những vấn đề sau: + Không vứt rác lung tung ở Viên Bảo tàng. + Không được sờ vào hiện vật trưng bày. + Không được nói chuyện trong khi đang đi tham quan. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 18 ÔN TẬP A. MỤC TIÊU. Củng cố cho HS về nếp sống văn minh: sinh hoạt đúng giờ giấc, vệ sinh ngăn nắp, chăm chỉ học bài, quan tâm giúp đỡ bạn…. Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý bạn bè, yêu trường yêu lớp… HS có thói quen làm việc đúng giờ, có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng… B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH HĐ1: Thảo luận nhóm. HĐ2:Làm việc trước lớp. HĐ3: Trò chơi sắm vai. CỦNG CỐ DẶN DÒ -Chia lớp làm 4 mhóm. -Phát nội dung thảo luận cho từng nhóm. -Cho các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận. -Cho HS nhận xét, bổ sung. -Cho các nhómchơi sắm vai. -Cho HS nhận xét hành vi đúng hoặc sai của các vai. -Nhận xét nhóm có vai diễn hay nhất, lời thoại hay nhất. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS xem lại bài, giờ sau kiểm tra. -Nhóm 1: Thảo luận 2 nội dung: + Sinh hoạt đúng giờ giấc. + Biết nhận lỗi và sửa lỗi. -Nhóm 2: + Gọn gàng ngăn nắp. + Chăm làm việc nhà. -Nhóm 3: + Chăm chỉ học tập. + Quan tâm giúp đỡ bạn. -Nhóm 4: + Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. + Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. -Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. -Các nhóm khác nhận xét bổ sung. -Các nhóm tự chọn một trong hai nội dung vừa thảo luận để xây dựng kịch bản và tự phân vai. -HS trong nhóm tự phân vai và tập sắm vai. -Các nhóm thể hiện vai sắm. -HS nhận xét các hành vi đúng sai của các vai. - HS nghe ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docgiao an dao duc(2).doc
Giáo án liên quan