Giáo án Đạo đức lớp 2 tiết 1 - 10

ĐẠO ĐỨC

Tiết 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ

I / Mục tiêu:

-Hs nêu được một số biểu hiện , ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu cho bản thân. Thực hiện theo thời gian biểu.

- Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ .

II / Tài liệu - phương tiện :

- GV : phiếu giao việc

- HS : VBT

III / Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Hoạt động : Giới thiệu bài

2 . Hoạt động : Bày tỏ ý kiến ( P2 thảo luận nhóm )

MT : Hs có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hoạt động

- Gv chia lớp làm 4 nhóm, giao cho các nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm ở 2 tình huống BT1/2 VBT .

 . Việc làm nào đúng ? Vì sao ?

 . Việc làm nào sai ?

- Đại diện các nhóm trình bày → nhận xét, trao đổi. Gv kết luận .

- Liên hệ thực tế → Làm 2 việc cùng 1 lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ .

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 2 tiết 1 - 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp mắc lỗi và sửa lỗi của mình → gv hd nhận xét . Khi có lỗi cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi . 3. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Gọn gàng, ngăn nắp. Đạo đức Tiết 5: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (T1) I . Mục tiêu: - HS biết cần phải giữ ngăn nắp, gọn gàng chỗ học, chỗ chơi như thế nào. - Nêu được ích lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - Thực hiện giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. II . Chuẩn bị: - GV : bảng phụ viết tình huống HĐ 3 . - HS : VBT III .Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Bài cũ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi . Em cần làm gì sau khi có lỗi? . Biết nhận lỗi, sửa lỗi có tác dụng gì ? Nhận xét . 2/. Bài mới: GV giới thiệu Hoạt động 1 : HS thảo luận, phân tích câu chuyện: Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi. - GV đọc câu chuyện cho HS nghe . - GV nêu câu hỏi, HS thảo luận nhóm đôi, trả lời. - Liên hệ thực tế : Em đã xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp chưa ? Tuyên dương và nhắc nhở hs luôn sống gọn gàng, ngăn nắp . Hoạt động 2: Thảo luận nhận xét nội dung tranh Giúp HS phân biệt được gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp . HS đọc yêu cầu bài 2/8 VBT – GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu . Hs làm việc nhóm đôi – Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét, gv chốt : Tranh 1,3 : nơi học, sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp . Tranh 2,4 : nơi học, sinh hoạt chưa gọn gàng, ngăn nắp . . Theo các em làm gì để gọn gàng, ngăn nắp ở tranh 2,4 ? Hoạt động3 : Bày tỏ ý kiến Giúp hs biết đề nghị, bày tỏ ý kiến của mình với người khác . Gv nêu tình huống ở bảng phụ – HS trình bày ý kiến . Cả lớp và GV nhận xét. GV kết luận. Nga nên nói với bố mẹ và mọi người trong gia đình đừng để đồ dùng lên bàn của Nga nữa . Liên hệ : Em có giữ nơi học tập gọn gàng, ngăn nắp chưa ? GD : Ý thức luôn gọn gàng, ngăn nắp . 3. Củng cố: - Thi xếp đồ dùng học tập cho gọn gàng, ngăn nắp . - Nhận xét 4. Dặn dò : Chuẩn bị bài: Gọn gàng, ngăn nắp (t 2) Đạo đức Tiết 6 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (T2) I . Mục tiêu: - HS biết cần phải giữ ngăn nắp, gọn gàng chỗ học, chỗ chơi như thế nào. - Nêu được ích lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - Thực hiện giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. II . Chuẩn bị: - GV : bảng phụ viết tình huống HĐ 1 . - HS : VBT III .Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ: HS làm bài tập 1,3 SGK/ 8,9. Nhận xét . B. Bài mới: GV giới thiệu Hoạt động 1 : HS đóng vai theo các tình huống Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. - GV chia nhóm, HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm trình bày trước lớp. - HS nhận xét. - GV kết luận : Hoạt động 2: Tự liên hệ Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a,b,c. + Mức độ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi. + Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở. + Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ. GV ghi bảng số liệu vừa thu được. GV nhận xét, đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp của HS ở nhà, ở trường. Kết luận chung C. Củng cố: - Thi xếp đồ dùng học tập cho gọn gàng, ngăn nắp . D. Dặn dò : Chuẩn bị bài: Chăm làm việc nhà. Đạo đức Tiết 7: Chăm làm việc nhà (tiết 1) I .Mục tiêu - HS biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.(HS khá giỏi nêu được ý nghĩa của làm việc nhà) - HS tham gia làm một số việc nhà phù hợp với khả năng . - Giáo dục HS chăm làm việc nhà . II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Gọn gàng, ngăn nắp GV nêu câu hỏi, HS trả lời Nhận xét B. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động 1 : Phân tích bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” Mục tiêu : HS biết một tấm gương chăm làm việc nhà. HS biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thong ông,bà, cha, mẹ. GV đọc bài thơ. 1HS đọc lại. Thảo luận nhóm đôi: Bạn nhỏ làm gì khi mẹ vắng nhà? Em hãy đoán xem mẹ bạn nghĩ gì khi thấy những việc bạn làm? HS trình bày. GV kết luận. Hoạt động 2: Bạn đang làm gì? Mục tiêu : HS biết 1 số việc nhà phù hợp với khả năng của các em . - Gv yêu cầu hs quan sát tranh bài 3/12 – nêu nội dung của tranh . - Chia nhóm thảo luận : việc các bạn đang làm là gì ? Báo cáo – nhận xét Em có thể làm được những việc này không ? Mỗi người đều phải làm việc nhà. Trẻ em có bổn phận tham gia làm những công việc phù hợp với mình : tưới cây, cho gà, vịt … ăn, lau bàn ghế, cất quần áo, rửa ly chén, nhặt rau … Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu : HS có nhận thức, thái độ đúng với công việc gia đình . - GV lần lượt nêu từng ý kiến. - HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ. GV kết luận: Tham gia làm việc nhà là quyền và bổn phận của trẻ em. Đó là thể hiện tình yêu thương với ông bà cha mẹ . C. Củng cố : -Tổ chức trò chơi “Đoán việc đang làm” – GV hướng dẫn HS chơi . Liên hệ, giáo dục HS chăm làm việc nhà . D. Dặn dò : Thực hiện theo điều đã học. Đạo đức Tiết 8: Chăm làm việc nhà (tiết 2) I .Mục tiêu - HS biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.(HS khá giỏi nêu được ý nghĩa của làm việc nhà) - HS tham gia làm một số việc nhà phù hợp với khả năng . - Giáo dục HS chăm làm việc nhà . II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Chăm làm việc nhà GV nêu câu hỏi, HS trả lời Nhận xét B. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động1 : Đóng vai Biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể chia nhóm ,các nhóm thảo luận: 1) Hoà đang lau bàn ghế thì bạn đến rủ đi chơi . 2) Anh của Hà nhờ Hà rửa chén , xách nước hộ . 3) Mẹ bị ốm, Lan sẽ làm gì khi các bạn rủ đi chơi ? 4) Hồng giúp mẹ coi em, bạn rủ đi chơi . - Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét GV chốt : Cần làm việc nhà xong rồi mới đi chơi và cần làm những việc vừa sức với mình . Hoạt động 2 : Tự liên hệ Giúp HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của mình . - HS đọc yêu cầu bài 6 - GV gọi HS trả lời miệng à nhận xét . - Hs thực hành trước lớp à nhận xét . - Liên hệ : Ngoài những việc em đã làm, em sẽ làm việc gì nữa để giúp cha mẹ ? Tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và xin phép cha mẹ cho mình tham gia làm . Hoạt động3 : Trò chơi “ Nếu . . . thì” Biết cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình . - Chia 2 nhóm chơi : a) Nếu mẹ đi làm về, tay xách giỏ nặng thì … b) Nếu em bé muốn uống nước thì … c) Nếu nhà cửa bề bộn, chưa quét … d) Nếu mẹ đang chuẩn bị nấu cơm … e) Nếu quần áo phơi ngoài dây đã khô … f) Nếu bạn được phân công làm 1 việc quá sức … g) Nếu bạn muốn tham gia làm việc không giao … - Nhận xét – Tuyên dương . GV kết luận: Tham gia làm việc nhà là quyền và bổn phận của trẻ em. Đó là thể hiện tình yêu thương với ông bà cha mẹ . C. Củng cố : Liên hệ, giáo dục HS chăm làm việc nhà . D. Dặn dò : Thực hiện theo điều đã học. Chuẩn bị bài: Chăm chỉ học tập Đạo đức Tiết 9: Chăm chỉ học tập (tiết 1) I .Mục tiêu - HS biết nêu một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. - Biết được lợi ích của chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh. - HS thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Kiểm tra bài cũ: Chăm làm việc nhà . Em sẽ làm việc gì để giúp cha mẹ ? . Chăm làm việc nhà thể hiện điều gì ở trẻ em ? . Lựa chọn những việc làm vừa sức với em (làm bảng con) - Nhận xét B. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động 1 : Xử lý tình huống Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập . - HS đóng vai theo BT 1/15. Làm việc đôi bạn . - HS trình bày trước lớp → nhận xét . KL : Khi đang học bài, làm bài, cần làm xong rồi mới đi nghỉ, không nên bỏ dở, đó mới là chăm chỉ học tập . Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là chăm chỉ học tập . -HS đọc yêu cầu bài 2/15 → GV hướng dẫn HS bày tỏ ý kiến bằng các phiếu đỏ, xanh . - GV chốt , giáo dục. Hoạt động3 : Liên hệ thực tế Mục tiêu : HS biết ích lợi của việc chăm chỉ học tập. - Chia nhóm , thảo luận yêu cầu bài 3/16 . - Báo cáo trước lớp → Nhận xét, GVchốt, giáo dục. C. Củng cố : - Em đã chăm chỉ học tập chưa → Liên hệ, giáo dục HS chăm chỉ học tập D. Dặn dò : Thực hiện theo điều đã học. Đạo đức Tiết 10: Chăm chỉ học tập (tiết 2) I .Mục tiêu - HS biết nêu một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. - Biết được lợi ích của chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh. - HS thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Kiểm tra bài cũ: Chăm chỉ học tập . Chăm chỉ học tập là gì ? . Nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập ? à nhận xét. B. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động 1 : Đóng vai Mục tiêu : Giúp hs có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống -HS đọc yêu cầu bài 5/17 , chia nhóm thảo luận sắm vai các tình huống: 1. Em chuẩn bị đi học . Bà ngoại ở dưới quê lên chơi.Em sẽ làm sao? 2. Chiều nay,Hải bị sốt cao nhưng vẫn đòi mẹ cho đi học.theo em Hải làm như vậy có phải là chăm chỉ học tập không?Theo em mẹ Hải sẽ làm gì ? 3. Giờ ra chơi, Lan ngồi làm hết bài tập để về nhà có thời gian xem tivi.Em có đồng ývớicách làm của bạn không? - Đại diện nhóm thể hiện trước lớp à nhận xét , giáo viên chốt lại cách ứng xử tốt nhất. KL :Không phải lúc nào cũng học là chăm chỉ học tập.Phải học tập, nghỉ ngơi đúng lúc thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu : Biết bày tỏ ý kiến trước những hành động đúng. - HS đọc yêu cầu bài 4/16 , Gv hướng dẫn quan sát nêu nội dung của tranh và bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu. Hồng :đồng ý. Xanh :không đồng ý - Gv chốt lại : Chăm chỉ học tập là quyền và bổn phận của hs, không những ở trường mà còn ở nhà . Nhưng cũng cần có lúc nghỉ ngơi , giờ nào việc nấy. -Liên hệ bản thân :kể về việc học tập ở trường ,ở nhà - Gv hướng dẫn hs làm VBT bài 6/17 .Nhận xét,sưả bài C. Củng cố : - Em đã chăm chỉ học tập chưa → Liên hệ, giáo dục HS chăm chỉ học tập D. Dặn dò : Thực hiện theo điều đã học.

File đính kèm:

  • docdaoduc lop 2.doc
Giáo án liên quan