Giáo án Đạo đức, Hát nhạc và Mĩ thuật Tuần thứ 7 Lớp 3

a) Kiến thức: Giúp Hs biết.

- Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.

- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.

- Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ.

b) Kỹ năng:

- Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.

c) Thái độ:

- Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức, Hát nhạc và Mĩ thuật Tuần thứ 7 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ (tiết 1) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs biết. Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta. - Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn. - Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ. Kỹ năng: Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống. Thái độ: - Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình. II/ Chuẩn bị: * GV: Nội dung câu chuyện “ Khi mẹ ốm”.. Phiếu thảo luận nhóm. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: (1’) Hát. Bài cũ: (5’) Tự làm lấy việc của mình. - Gọi 2 Hs làm bài tập 6 VBT. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (21’) * Hoạt động 1: Phân tích truyện : Khi mẹ ốm. (8’) - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện. - Gv đọc truyện “ Khi mẹ ốm” - Gv chia Hs thành 4 nhóm. Gv đưa ra câu hỏi, Hs thảo luận. Bà mẹ trong truyện này là người thế nào? Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói lên điều đó? Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã suy nghĩ gì và làm gì? Theo em việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai? - Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. => Cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ. * Hoạt động 2: Bài tỏ ý kiến. (8’) - Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện ý kiến của mình. - Gv phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận. Theo em các bạn trong các tình huống xử sự đúng hay sai? Vì sao? Mẹ bị ốm , bố đi công tác xa. Ơû nhà có 2 chị em Linh trông mẹ. Hai chị em Linh nhiều lúc còn tị lẫn nhau xem ai trông mẹ nhiều hơn. Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em. Lan hay dõi dằn vì sợ bố mẹ quên chăm sóc mình. Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà và em đang bị ốm. - Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. (5’) - Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học. - Gv chia Hs thành 4 nhóm. - Gv phát cho Hs mỗi nhóm các phiếu có bài tập sẵn. - Gv nhận xét. => Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày chứ không chỉ quan tâm những lúc đau ốm bệnh tật. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. HT: nhóm Hs đọc lại. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm khác bổ sung ý kiến. Hs lắngnghe. PP: Thảo luận, giảng giải. HT: nhóm đôi Hs thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. PP: Thảo luận. HT: nhóm Hs thảo luận. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. (2’) Về nhà làm tiếp bài tập. Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Nhận xét bài học. Mĩ thuật Vẽ theo mẫu – Vẽ cái chai I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Tạo cho Hs có thói quen quan sát, nhận xét về hình dạng của các đồ vật xung quanh. Kỹ năng: Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu. Thái độ: Hs thấy được vẻ đẹp của các đồ vật. II/ Chuẩn bị: * GV: Một số chai có hình dạng màu sắc khác nhau . Một số bài vẽ của HS. Hình gợi ý cách vẽ. * HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ. III/ Các hoạt động: Khởi động: (1’) Hát. Bài cũ: (4’)Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông. - Gv gọi 3 Hs lên xem các đồ vật hình vuông có trang trì và hỏi: + Họa tiết dùng để trang trí? Họa tiết chính họa tiết phụ? + Màu đậm nhạt? Màu họa tiết? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (22’) * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. (5’) - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát hình dáng một số loại chai . - Gv giới thiệu hình dáng của một số loại chai qua các tranh ảnh, mẫu vẽ. - Gv hỏi: + Các phần chính của chai: miệng, cổ, thân và đáy chai. + Chai thường được làm bằng thủy tinh, có thể là màu trắng đục, màu xanh hoặc màu nâu …. - Sau đó Gv cho Hs quan sát vài cái chai để các em thấy rõ hơn. - Sau khi Hs trả lời các câu hỏi Gv bổ sung thêm. * Hoạt động 2: Cách vẽ cái chai. (5’) - Mục tiêu: Giúp Hs vẽ đúng và đẹp cái chai. - Gv cho từng nhóm chọn mẫu và vẽ . - Gv hướng dẫn các em vẽ vào giấy cho hợp lí. + Vẽ phác khung hình của chai và đường trục. + Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các phần chính của chai (cổ, vai, thân). + Vẽ phác nét mờ hình dáng chai. + Sửa những chi tiết cho cân đối. * Hoạt động 3: Thực hành. (10’) - Mục tiêu: Hs tự vẽ hình dáng cái chai vào VBT. - Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm. - Hướng dẫn Hs cách vẽ. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (2’) - Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ cái chai. - Gv hướng dẫn Hs nhận xét: + Bài vẽ nào giống mẫu hơn? + Bài nào có bố cục đẹp, và bố cục chưa đẹp? - Gv chia lớp thành 2 nhóm : - Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ cái chaivới nhau. - Gv nhận xét. PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. HT: cá nhân Hs quan sát. Hs trả lời. Hs nhận xét. PP: Quan sát, lắng nghe. HT: cá nhân Hs quan sát. Hs quan sát. PP: Luyện tập, thực hành. HT: cá nhân Hs thực hành vẽ cái chai PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT: lớp Hs nhận xét các tranh. Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. (2’) Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vẽ chân dung. Nhận xét bài học. Hát nhạc. Tiết 7 Học hát : Bài Gà Gáy. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - hs biết bài Gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta. Kỹ năng: Hát đúng điệu và đúng lới ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.. Thái độ: Giáo dục Hs lòng yêu quý đồi với dân ca. II/ Chuẩn bị: * GV: Thuộc bài hát. Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ:Ôn bài Đếm sao. - Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Đếm sao. Và hỏi: + Ai là tác giả bài này? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Học hát Đếm sao. a) Giới thiệu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát. - Gv giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu trên bảng đồ. - Gv cho Hs nghe băng Gà gáy. Dạy hát. - Gv cho Hs đọc lời ca. - Gv dạy hát từng câu: - Gv cho Hs luyện tập nhiều lần để Hs hát đúng, hát đều. * Hoạt động 2: Gõ đệm và hát nối tiếp. - Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa gõ đệm theo theo phách. - Gv chia lớp thành 4 nhóm, hát nối tiếp nhau. Nhóm 1 hát câu 1, nhóm 2 hát câu 2. Nối tiếp và liên tục nhịp nhàng. Từng nhóm vừa hát vừa gõ theo nhịp 2. - Gv chia lớp thành 2 nhóm cho các em thi hát. - Gv nhận xét. PP: Quan sát, giảng giải, thực hành. Hs quan sát. Hs lắng nghe. Hs đọc lời ca. Hs hát từng câu. Hs luyện tập lại bài hát. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Các nhóm tiến hành làm. Hs thi hát với nhau bài Gà gáy. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập hát lại bài. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập bài Gà gáy. Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docdduc,hat,mthuat.doc
Giáo án liên quan