Giáo án Đạo đức, Hát nhạc và Mĩ thuật Tuần thứ 10 Lớp 3

a) Kiến thức:

- Nhận biết tính chất tươi vui sôi nổi của bài hát.

b) Kỹ năng:

- Hát đúng giai điệu lời ca, lưu ý những chỗ nửa cung trong bài.

c) Thái độ:

Giáo dục tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức, Hát nhạc và Mĩ thuật Tuần thứ 10 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng năm Hát nhạc. Tiết 10 Học hát : Lớp chúng ta đoàn kết. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nhận biết tính chất tươi vui sôi nổi của bài hát. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu lời ca, lưu ý những chỗ nửa cung trong bài. Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè. II/ Chuẩn bị: * GV: Thuộc bài hát . Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe, tranh ảnh minh họa, nhạc cụ. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ:Bài ca đi học. - Gv gọi 2 Hs lên hát lại lời 1, lời 2 bài Bài ca đi học. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Học hát Bài ca đi học lời 2. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát, học các bước đề hát đúng bài hát . a) Giới thiệu bài - Gv giới thiệu bài, tên bài, tác giả - Gv cho Hs nghe băng bài hát: Đếm sao. b) Dạy hát. - Gv cho hs tập đọc lời ca: Dùng bảng phụ chép sẵn lời bài hát. Sau đó cho Hs đọc đồng thanh lời của bài hát. - Gv dạy hát từng câu đến hết lời của bài hát c)Luyện tập. - Gv cho Hs hát lại 3 – 4 lần. - Gv chia Hs thành 4 nhóm, lần lượt mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng. * Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm. - Mục tiêu: Giúp Hs hát kết hợp với múa phụ họa. - Gv hát gõ đệm theo nhịp 2/4. - Gv gõ tiết tấu lời ca của 4 câu hát, yêu cầu Hs lắng nghe và hát thầm. Sau đó Gv hỏi? + Em có nhận xét gì về tiết tấu của 4 câu hát? - Gv cho Hs tập hát lại toàn bài. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : - Sau đó Gv cho Hs thi đua hát với nhau. - Gv nhận xét, công bố nhóm hát hay. PP: Quan sát, giảng giải, thực hành. Hs lắng nghe. Hs nghe băng nhạc. Hs đọc lời ca.Hs lắng nghe từng câu Hs tập hát lại. Hs vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Hs hát và gõ đệm theo nhịp 2/4. Cách gõ giống nhau. Hs tập hát lại toàn bài. Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập hát lại bài. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập Lớp chúng ta đoàn kết. Nhận xét bài học. Bổ sung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Mĩ thuật Thường thức mĩ thuật Xem tranh tĩnh vật I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs làm quen với tranh tĩnh vật. Kỹ năng: Biết cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh. Thái độ: - Cảm thụ vẽ đẹp của tranh tĩnh vật. II/ Chuẩn bị: * GV: Sưu tầm một số tranh tĩnh vật. Tranh tĩnh vật của HS các lớp trước. * HS: VBt vẽ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ:Vẽ màu vào hình có sẵn. (4’) - Gv gọi 2 Hs lên vẽ màu vào 2 bức tranh có sẵn . - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (27’) * Hoạt động 1: Xem tranh. (12’) - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát tranh. - Gv cho Hs quan sát tranh trên bảng và nêu ra các câu hỏi gợi ý: + Tác giả của bức tranh này là ai? + Tranh vẽ những loại quả nào? + Hình dáng của các loại hoa quả đó? + Màu sắc của các loại hoa quả trong tranh? + Những hình chính của bức tranh được đặt ờ vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ? + Em thích bức tranh nào nhất? - Sau khi xem tranh, Gv giới thiệu vài nét về tác giả: Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường Đại học Mĩ thuật công nghiệp. Oâng rất thành công về đề tài: phong cảnh, tĩnh vật. Oâng đã có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước.* * Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. (15’) - Mụv tiêu: Củng cố lại cách xem tranh của Hs Hs. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : Phát cho Hs những bức tranh tĩnh vật. Yêu cầu các emcho biết tác giả của bức tranh? Tranh vẽ những loại hoa quả nào? Hình dáng của các loại hoa quả đó? Màu sắc? - Gv nhận xét . PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. HT: Lớp Hs quan sát Hs trả lời. Hs lắng nghe. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT: Cá nhân Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. (2’) Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vẽ cành lá. Nhận xét bài học.  Đạo đức Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Bạn là người thân thiết cùng chơi, cùng học, cùng lao động với các em nên các bạn cần chúc mừng khi có chuyện vui, an ủi, động viên giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết. Kỹ năng: Thực hiện hành vi cử chỉ chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể. Thái độ: - Quý trọng những ai biết chia sẻ vui buồn cùng bạn và phê phán những ai thờ ơ, không quan tâm đến bạn bè. II/ Chuẩn bị: * GV: Phiếu thảo luận nhóm. Trò chơi. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 1) (4’) - Gọi2 Hs trả lời các câu hỏi. + Thế nào là chia sẻ vui buồn cùng bạn? + Chia sẻ vui buồn cùng bạn sẽ giúp chúng ta đạt quả như thế nào? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (27’) * Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (12’) - Mục tiêu: Giúp Hs tự phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của mình qua các tình huống. - Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu Hs thảo luận. - Đưa ra đáp án Đ hoặc S cho mỗi tình huống. Bà nội bạn An mất. Nhớ bà thỉnh thoảng An lại rơm rớm nước mắt. Thấy vậy Tùng trêu chọc bạn An. Bạn Thuận bị liệt nên ngày nào Lan cũng cũng giúp Thuận đẩy xe ra dựng ở góc lớp cửa ra. Các bạn chúc mừng Thơ được đi họp mặt cháu ngoan Bác Hồ toàn thành phố. Mai giúp Thu chép bài để bạn có thời gian chăm mẹ ốm. - Gv nhận xét các ý kiến của các nhóm, bổ sung. Và đưa ra ý kiến đúng. * Hoạt động 2: Liên hệ bản thân. (8’) - Mục tiêu: Giúp Hs tự liên hệ bản thân mình qua bài học. - Gv yêu cầu Hs nhớ và ghi ra giấy về việc chia sẻ vui buồn cùng bạn của bản thân đã từng trải qua. - Gv nhận xét: + Tuyên dương những Hs biết chia sẻ vui buồn cùng bạn. + Khuyến khích để Hs trong lớp đều biết làm việc này với bạn bè. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Sắp xếp thành một đoạn văn”. (7’) - Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học qua tró chơi. - Gv phổ biến luật chơi :. Gv phát cho mỗi nhóm 4 miếng bìa, trên đó ghi các nội dung chính, nhiệm vụ của các nhóm là sau 3 phút, các nhóm biết liên kết các chi tiết đó thành một đoạn văn ngắn nói về nội dung đó. Lan bị ngã -> Hoa chép bài hộ -> gãytay -> Hoa tự nguyện. Bút hỏng -> Nam loay hoay sửa -> Cho mượn bút mới -> Thắng. - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. HT: Cá nhân Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình. Nhóm khác bổ sung. Hs lắng nghe. PP: Thảo luận. HT: Cá nhân Mỗi Hs ghi lại những việc mình đã làm để giúp đỡ bạn. Sau đó vài Hs đứng lên đọc cho cả lớp nghe những việc mình đã làm. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT: Nhóm Hs lắng nghe. Các nhóm chơi trò chơi. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. (2’) Về làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc lớp việc trường (Tiết 1). Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docnhac,mi thuat,Dao duc 10.doc
Giáo án liên quan