Giáo án Đạo đức 5: Em yêu quê hương (tiết 1)

Bài: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng của mình để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ GV: Máy tính, máy chiếu, phấn màu, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.

2/ HS: Thẻ màu, giấy A4 để ghi kết quả thảo luận nhóm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức 5: Em yêu quê hương (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT THANH OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO DƯƠNG Thứ năm ngày 05tháng 01 năm 2012 Kế hoạch dạy học MÔN: ĐẠO ĐỨC – LỚP 5 Giáo viên: Lê Thị Ngà Bài: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng của mình để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1/ GV: Máy tính, máy chiếu, phấn màu, tư liệu liên quan đến nội dung bài học. 2/ HS: Thẻ màu, giấy A4 để ghi kết quả thảo luận nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Con tên là gì? Quê hương con ở đâu? - Con hãy giới thiệu về quê hương của mình nào? * GV khen động viên, mời HS cùng hát bài “Quê hương tươi đẹp” sau đó hỏi về nội dung bài hát: - Bài hát ca ngợi điều gì? * GV chốt ý. 2/ Hoạt động 2: Bài mới 2.1. Giới thiệu bài: - GV ghi đầu: Em yêu quê hương (T1) - GV mời HS xem một đoạn phim - Các con đã vừa được xem phim. Bây giờ cô muốn mời các con cho ý kiến về nội dung bộ phim nhé. - Nhân vật chính trong bộ phim là ai? - Vì sao dân làng lại gọi cây đa đầu làng là “ông Đa”? - Sau trận bão, điều gì đã xảy ra với ông Đa? - Khi ông Đa bị ốm, dân làng đã làm gì? - Lúc này, tâm trạng của bạn Hà như thế nào? Bạn đã làm gì? - Việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì? * Chốt ý: Việc làm của bạn Hà rất đáng khen. Bạn tuy còn nhỏ nhưng đã làm được một việc có ý nghĩa rất lớn thể hiện tình yêu quê hương. Vậy còn những việc làm nào thể hiện tình yêu quê hương, cô và các con cùng đi làm BT1 để tìm hiểu thêm nhé! 2.2. Bài tập Bài tập 1: - Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung BT1. - Ở BT này cô quy định các con bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ: Những trường hợp thể hiện tình yêu quê hương thì các con giơ thẻ màu đỏ; những trường hợp không thể hiện tình yêu quê hương thì các con giơ thẻ màu xanh; những trường hợp các con còn phân vân thì giơ thẻ màu vàng. Thời gian suy nghĩ cho mỗi trường hợp là 20 giây. - Với mỗi ý kiến, mời 1 HS đọc lại nội dung rồi cả lớp giơ thẻ. - Vậy những trường hợp nào ở BT1 thể hiện tình yêu quê hương? - Những trường hợp nào không thể hiện tình yêu quê hương? * GV chốt ý. Bài tập 2: - Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung BT2. - Con hiểu “Xây dựng” trong BT này có nghĩa là gì? - Với BT2, cô chia lớp mình thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một ý kiến: N1 ý a, N2 ý b, N3 ý c, N4 ý d. Thời gian cô giành cho các nhóm là 5 phút. Sau khi thảo luận xong ý kiến của nhóm mình, thì từng nhóm sẽ thảo luận ý kiến của nhóm khác để tí nữa mình cùng trao đổi. - Mời lần lượt từng nhóm nêu nhận xét. - Mời các nhóm bổ sung ý kiến. - GV giới thiệu một số hình ảnh của địa phương. - Hỏi về ước mơ về nghề nghiệp của HS. - GV chốt ý, rút ra ghi nhớ. 2.3. Ghi nhớ - Mời 2 HS đọc ghi nhớ. - Qua đoạn thơ, nhà thơ muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì? - Con còn biết câu tục ngữ, thành ngữ nào thể hiện tình yêu quê hương? 3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Bài học ngày hôm nay gợi cho con suy nghĩ gì? - Khắc sâu KT. Dặn dò HS. - 2 HS trả lời. - HS hát bài “Quê hương tươi đẹp” - HS trả lời. - HS ghi đầu bài vào vở. - HS xem phim. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS quan sát BT1. - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung BT1. - HS lắng nghe quy định của GV. - Mỗi trường hợp, 1 HS đọc lại nội dung rồi cả lớp giơ thẻ. - HS liên hệ bản thân. - HS trả lời: 1a, 1b, 1c, 1d, 1e. - HS trả lời: 1đ. - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung BT2. -HS trả lời. - HS thảo luận nhóm ý kiến của nhóm mình và thảo luận qua ý kiến của các nhóm khác. - Đại diện HS các nhóm nêu kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, lấy dẫn chứng tranh luận. - HS liên hệ bản thân. - HS kể về ước mơ của mình. - 2 HS đọc ghi nhớ. - HS trả lời. - HS tìm thành ngữ, tục ngữ. - HS trả lời. PHÒNG GD VÀ ĐT THANH OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO DƯƠNG Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2012 Kế hoạch dạy học MÔN: TOÁN – LỚP 5 Giáo viên: Lê Thị Ngà Bài: DIỆN TÍCH HÌNH THANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Biết tính diện tích hình thang. - Biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan. - GD học sinh yêu thích môn Toán và các môn học khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1/ GV: Máy tính, máy chiếu, phấn màu, giấy bìa hình thang, kéo, bút màu, ... 2/ HS: Giấy bìa hình thang, kéo, bút, thước, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác. - Mời HS nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác. * GV nhận xét chung. 2/ Hoạt động 2: Bài mới 2.1. Giới thiệu bài: - GV ghi bảng: Diện tích hình thang. - GV gắn hình thang bằng bìa lên bảng lớp, đặt tên cho hình thang đó là ABCD. - Mời HS nêu đặc điểm hình thang. 2.2. Hình thành công thức và quy tắc tính diện tích hình thang: - Mời 1 HS lên bảng kẻ đường cao AH. - GV gọi độ dài đáy lớn là a, độ dài đáy bé là b, chiều cao là h. - Làm thế nào để xây dựng được công thức tính diện tích hình thang. - Mời HS lên bảng tìm trung điểm M của cạnh BC, nối A với M, dùng kéo cắt theo đường AM, ghép thành một hình tam giác ( ADK). - GV hướng dẫn HS dưới lớp (nếu cần). - Yêu cầu HS so sánh S(ABCD) và S(ADK). Vì sao? - Mời HS lên bảng tính diện tích tam giác ADK. - Yêu cầu HS so sánh độ dài đoạn DK với tổng hai đáy hình thang. Giải thích vì sao? - GV xoay hình cho HS quan sát. - Mời HS lên bảng tính S(tam giác) với các độ dài a, b, h. * GV chốt ý: Vậy S(hình thang) = - Con hiểu a, b, h ở đây là số đo nào? * Đó chính là công thức tính diện tích hình thang - Mời 2 HS đọc công thức. - Từ công thức tính diện tích hình thang, mời HS nêu quy tắc tính diện tích hình thang. * Quy tắc: SGK. - Mời HS nêu quy tắc và học thuộc quy tắc tính diện tích hình thang tại lớp. - Khắc sâu về cách tính diện tích hình thang. 2.3. Ví dụ: - Mời HS lên bảng đo và tính diện tích tấm bìa hình thang. - Nhận xét, khắc sâu KT. 3/ Luyện tập: * Bài 1a: - Mời 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở. - Kết hợp cùng HS chữa bài. - Hỏi HS về quy tắc tính diện tích hình thang. * Bài 2a: - Yêu cầu HS quan sát hình trên màn hình. - Yêu cầu HS vẽ hình và làm bài vào vở. - Mời 1 HS lên bảng làm. - Chấm điểm một số bài. Nhận xét chung. - Khắc sâu KT về tính diện tích hình thang. 4/ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Cho HS chơi trò Gõ cửa nhà thơ. - GV khen những HS tìm ra câu thơ đúng nội dung và hình thức phù hợp với ý thơ của tác giả. - Tại sao con lại cho rằng đó là câu thơ tìm “Diện tích hình thang”? - Mở rộng thêm một số cách tính diện tích hình thang. - Về nhà tính diện tích mảnh đất, mảnh ruộng của gia đình có dạng hình thang. - Chuẩn bị bài sau. - 1 HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác. - Nhiều HS nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác. - Nhận xét. - HS ghi đầu bài vào vở. - HS đặt tên cho hình thang của mình là ABCD. - HS nêu đặc điểm hình thang: đáy lớn, đáy bé, cạnh bên. - HS kẻ đường cao AH. - HS quan sát trên bảng lớp. - HS trả lời. - 1 HS lên bảng tìm trung điểm M, nối A với M, thực hiện cắt và ghép để được một hình tam giác. - Cả lớp cùng thực hiện các thao tác với hình thang của mình. - HS so sánh S(ABCD) và S(ADK). - HS lên bảng tính diện tích tam giác ADK. Cả lớp làm vào vở. - HS so sánh độ dài đoạn DK với tổng hai đáy hình thang. Giải thích. - 1 HS lên bảng tính S(tam giác) với các độ dài a, b, h. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - 2 HS đọc công thức tính diện tích hình thang. - Nhiều HS nêu quy tắc tính diện tích hình thang. - 1 HS lên bảng đo tấm bìa hình thang, đọc cho các bạn nghe số liệu và cả lớp cùng tính diện tích tấm bìa đó. - Nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. - HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. - Nhận xét. - HS trả lời. - HS quan sát hình vẽ trên màn hình. - Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang. - Vẽ hình và làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài. - Nêu cách tính diện tích hình thang. - HS nhìn lên màn hình đọc nội dung và cách thức chơi: + Cả lớp cùng tham gia chơi. + Để được gặp mặt nhà thơ thì phải tìm câu thơ mở đầu cho bài thơ còn thiếu của nhà thơ. - HS chơi trò chơi.

File đính kèm:

  • docBai soan Toandao duc thi huyen.doc
Giáo án liên quan