Giáo án Đạo đức 1 bài 1 - 14

Đạo đức: (Bài 1): Em là học sinh lớp Một (T1)

I- Mục tiêu:

1- Học sinh biết được:

- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.

- Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.

2- Học sinh có thái độ:

- Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở hành học sinh lớp Một.

- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

II- Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức 1.

III- Các hoạt động dạy - học:

HĐ1: "Vòng tròn giới thiệu tên" (BT1)

1- Mục đích: Giúp học sinh biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên.

2- Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn (mỗi vòng tròn khoảng 6 - 10 em) và điểm danh từ 1 đến hết.

3- Thảo luận:

- Trò chơi giúp em điều gì?

- Em có thấy sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không?

4- Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.

HĐ2: HS tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2)

1- GV nêu yêu cầu: Hãy tự giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích (có thể bằng lời hoặc bằng tranh vẽ).

2- HS tự giới thiệu trong nhóm hai người.

3- Giáo viên mời một số học sinh tự giới thiệu trước lớp.

4- Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức 1 bài 1 - 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng không có vỉa hè phải đi sát lề đường. - Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định. - Đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người. - Học sinh thực hiện đi bộ đúng quy định. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Làm bài tập 3. - HS xem tranh và trả lời câu hỏi: - Các bạn nhỏ trong tranh có đi bộ đúng quy định không? - Điều gì có thể xảy ra? Vì sao? - Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình như thế? - HS thảo luận theo từng đôi. - GV mời một số đôi lên trình bày kết quả thảo luận. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt: Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. HĐ2: Làm bài tập 4. - GV giải thích yêu cầu bài tập. - HS xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bảo đi bộ an toàn. - HS nối các tranh đã tô màu với bộ mặt tươi cười. - GV chốt: - Tranh 1, 2, 3, 4, 6: Đúng quy định. - Tranh 5, 7,8: Sai quy định. - Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác HĐ3: Học sinh chơi trò chơi "Đèn xanh, đèn đỏ". * Cách chơi: - HS đứng thành hàng ngang, đội nọ đối diện với đội kia, cách nhau khoảng 2 - 5 bước. Người điều khiển trò chơi cầm đèn hiệu đứng ở giữa, cách đều hai hàng ngang và dọc. - HS tiến hành trò chơi. - GV quan sát, hướng dẫn HS. GV nhận xét. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Đạo đức: (Bài 12): Cảm ơn và xin lỗi (T1) I- Mục tiêu: - Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. - Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng. - HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. - HS có thái độ: + Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp. + Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: GĐ1: Quan sát tranh bài tập 1. - GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và cho biết: - Các bạn trong tranh đang làm gì? -Vì sao các bạn lại làm như vậy? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - GV chốt. HĐ2: Học sinh thảo luận nhóm bài tập 2. - GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tranh. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi, bổ sung. HĐ3: Đóng vai. - GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm. - HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm học sinh lên sắm vai. - GV chốt nội dung bài: - Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. - Cần nói xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Đạo đức: (Bài 12): Cảm ơn và xin lỗi (T2) I- Mục tiêu: - Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. - Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng. - HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. - HS có thái độ: + Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp. + Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: HS thảo luận nhóm bài tập 3. - GV nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm báo cáo. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. HĐ2: Chơi "Ghép hoa). - GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm hai nhị hoa. - GV nêu yêu cầu ghép hoa. - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình. - Cả lớp nhận xét. HĐ3: HS làm bài tập 6. - GV giải thích yêu cầu bài tập - HS làm bài tập. - GV yêu cầu một số HS đọc các từ đã chọn. - Cả lớp đọc đồng thanh hai câu đã đóng khung trong vở bài tập. - GV chốt nội dung bài học: - Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ. - Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác. - Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Đạo đức: (Bài 13): Chào hỏi và tạm biết (t1) I- Mục tiêu: 1- HS hiểu: - Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Cách chào hỏi, tạm biệt. - ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt. - Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2- Học sinh có thái độ: - Tôn trọng, lễ độ với mọi người. - Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng. 3- Học sinh có kĩ năng, hành vi: - Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Chơi trò chơi "Vòng tròn chào hỏi". - HS đứng thành hai vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một. - Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm hai vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi. - Sau khi học sinh thực hiện đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống xong, người điều khiển hô: "Chuyển dịch!", cứ như thế trò chơi tiếp tục. HĐ2: Thảo luận lớp. - HS thảo luận theo các câu hỏi: - Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? khác nhau như thế nào? - GV kết luận: Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. * Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài. - Chuẩn bị bài sau. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Đạo đức: (Bài 13): Chào hỏi và tạm biết (t2) I- Mục tiêu: 1- HS hiểu: - Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Cách chào hỏi, tạm biệt. - ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt. - Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2- Học sinh có thái độ: - Tôn trọng, lễ độ với mọi người. - Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng. 3- Học sinh có kĩ năng, hành vi: - Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: HS làm bài tập 2. - HS làm bài tập. HS chữa bài tập. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại. HĐ2: Thảo luận nhóm bài tập 3. - GV chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận bài tập 3. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi, bổ sung. - GV kết luận: Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy. HĐ3: Đóng vai theo bài tập 1. - GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm. - HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - HS thảo luận, rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm. - GV chốt lại cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống. HĐ4: HS tự liên hệ. GV nêu yêu cầu liên hệ. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Đạo đức: (Bài 14): Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (T1) I- Mục tiêu: 1- HS hiểu được: - Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. - Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. - Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. 2- HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên. - HS quan sát. Đàm thoại theo các câu hỏi: - Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên các em có thích không? - Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên có đẹp, có mát không? - GV kết luận: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí rong lành, mát mẻ. - Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn. - Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. HĐ2: Học sinh làm bài tập 1. - HS làm bài tập 1 và trả lời câu hỏi: - Các bạn nhỏ đang làm gì? Những việc làm đó có tác dụng gì? - Em có thể làm được như các bạn đó không? - Môt số HS lên trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành. HĐ3: Quan sát và thảo luận theo bài tập 2. - HS quan sát tranh và thảo luận từng đôi một. - Các bạn đang làm gì? Em tán thành những việc làm nào? Tại sao? - GV mời một số HS lên trình bày. Cả lớp nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng. Bẻ cành, đu cây là hành động sai. HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Đạo đức: (Bài 14): Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (T2) I- Mục tiêu: 1- HS hiểu được: - Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. - Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. - Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. 2- HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Làm bài tập 3. - GV giải thích yêu cầu bài tập 3. - HS làm bài tập. - GV mời một số HS trình bày. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4. HĐ2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. - HS thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Cả lớp nhận xét và bổ sung. - GV chốt: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. HĐ3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa. - Từng tổ HS thảo luận: + Nhận bảo vệ, chăm sóc cây và hoa ở đâu? + Vào thời gian nào? + Bằng những việc làm cụ thể nào? - Đại diện các tổ lên đăng ký và trình bày kế hoạch hành động của mình. - Cả lớp trao đổi, bổ sung. - GV chốt: Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa. HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docDao duc lop 1(4).doc
Giáo án liên quan