Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 5, Bài 1: Bảng phân bố tần số và tần suất

Hoạt động 2 : Nội dung bài học

I ) Bảng phân bố tần số và tần suất

1. Số liệu thống kê

 - Yêu cầu HS thực hiện điều tra ngay theo cách 1 tình huống khởi động.

- Cử 1 nhóm gồm 10 học sinh điều tra, các học sinh khác trong lớp tự nghiên cứu SGK

- Treo bảng phụ chưa điền số liệu (bảng 1)

 Nhóm điều tra hoàn thành bảng 1

Bảng 1

Lớp 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 10A8 10A9 10A10

SL 35 32

36 35 37 34 32 37 34 31

Lớp 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A6 11A7 11A8 11A9 11A10

SL 36 34 34 37 32 33 31 35 34 35

Lớp 12A1 12A2 12A3 12A4 12A5 12A6 12A7 12A8 12A9 12A10

SL 36 37 35 32 34 35 33 32 36 31

- Điều tra theo lớp, điều tra theo địa phương.gọi là dấu hiệu điều tra.

- Bảng 1 gọi là bảng số liệu thống kê.

- Các số liệu trong bảng 1 gọi là số liệu thống kê còn gọi là các giá trị của dấu hiệu.

Ví dụ 1: Lập bảng số liệu thống kê về số con trong gia đình các bạn trong lớp?

2. Tần số

- Yêu cầu học sinh tính tổng số học sinh trong toàn trường có nguyện vọng học ĐH sau khi tốt nghiệp THPT?

 Dự kiến hoạt động của HS

 + HS1: Cộng tất cả các số liệu lại với nhau

 + HS2: Đếm các số liệu giống nhau rồi kết hợp phép nhân với phép cộng để tính toán

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hùng Bách | Ngày: 18/10/2024 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 5, Bài 1: Bảng phân bố tần số và tần suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT Thời lượng: 2 tiết Đối tượng: Học sinh THPT Hoạt động 1: Hoạt động khởi động Tình huống 1: Cho bảng sau Đây là kết quả thống kê điểm môn Toán trong kỳ thi THPTQG năm 2017của cả nước. Làm thế nào để lập được bảng về số lượng từng điểm như hình ảnh trên? Tình huống 2: Em hãy vào vai một cán bộ đoàn về một trường THPT tìm hiểu về số học sinh có nguyện vọng học Đại học sau khi tốt nghiệp THPT?(không cần hỏi số liệu từ nguồn đã biết). Dự kiến cách điều tra: Cách 1: Học sinh đề xuất điều tra theo từng lớp. Cách 2: Học sinh đề xuất điều tra theo từng xã ( đơn vị hành chính). Cách 3: ................. Hoạt động 2 : Nội dung bài học I ) Bảng phân bố tần số và tần suất Số liệu thống kê - Yêu cầu HS thực hiện điều tra ngay theo cách 1 tình huống khởi động. - Cử 1 nhóm gồm 10 học sinh điều tra, các học sinh khác trong lớp tự nghiên cứu SGK - Treo bảng phụ chưa điền số liệu (bảng 1) Nhóm điều tra hoàn thành bảng 1 Bảng 1 Lớp 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 10A8 10A9 10A10 SL 35 32 36 35 37 34 32 37 34 31 Lớp 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A6 11A7 11A8 11A9 11A10 SL 36 34 34 37 32 33 31 35 34 35 Lớp 12A1 12A2 12A3 12A4 12A5 12A6 12A7 12A8 12A9 12A10 SL 36 37 35 32 34 35 33 32 36 31 - Điều tra theo lớp, điều tra theo địa phương...gọi là dấu hiệu điều tra. - Bảng 1 gọi là bảng số liệu thống kê. - Các số liệu trong bảng 1 gọi là số liệu thống kê còn gọi là các giá trị của dấu hiệu. Ví dụ 1: Lập bảng số liệu thống kê về số con trong gia đình các bạn trong lớp? Tần số - Yêu cầu học sinh tính tổng số học sinh trong toàn trường có nguyện vọng học ĐH sau khi tốt nghiệp THPT? Dự kiến hoạt động của HS + HS1: Cộng tất cả các số liệu lại với nhau + HS2: Đếm các số liệu giống nhau rồi kết hợp phép nhân với phép cộng để tính toán - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 (thể hiện cho cách tính của HS2) Dự kiến bảng 2 mà học sinh lập Bảng 2 Số HS có nguyện vọng học ĐH 31 32 33 34 35 36 37 Số lớp 3 5 2 6 6 4 4 - Trong 30 số liệu thống kê ở bảng 1 thì có 7 giá trị khác nhau là: Giá trị xuất hiện 3 lần, ta gọi là tần số của giá trị . Tương tự hãy tìm tần số của các giá trị còn lại trong bảng 2? Ví dụ 2: Tìm tần số của các giá trị trong bảng số liệu đã lập ở ví dụ 1 (mục 1)? 3) Tần suất Trong 30 số liệu ở bảng 1, giá trị có tần số là 3, chiếm tỉ lệ là Tỉ số hay 10% được gọi là tần suất của giá trị Câu hỏi: Em hãy cho biết tần suất của các giá trị còn lại trong bảng 1? Học sinh hoàn thành bảng sau (bảng 3): Bảng 3 Giá trị Tần số Tần suất (%) 31 3 10 32 33 34 35 36 37 Tổng 30 100(%) Bảng 3 được gọi là bảng phân bố tần số, tần suất. Ở bảng 3 nếu bỏ cột tần số ta được bảng phân bố tần suất, bỏ cột tần suất ta được bảng phân bố tần số. Ví dụ 3: Lập bảng phân bố tần số, tần suất về số lượng con trong gia đình các học sinh trong lớp dựa trên số liệu đã thu thập ở ví dụ 1. II) Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp Em hãy nghiên cứu ví dụ 2 (sgk/111.112) và trả lời các câu hỏi sau CH1: Các số liệu trong bảng được phân thành mấy lớp? Các lớp được phân theo số liệu như thế nào? CH2: Cách xác định tần số và tần suất của từng lớp? CH3: Hãy hoàn thành bảng sau: Bảng 4 Lớp số đo chiều cao (cm) Tần số Tần suất(%) [150 ; 156) [150 ; 156) [150 ; 156) [150 ; 156) Tổng Bảng 4 được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp Ở bảng 4 nếu bỏ cột tần số ta được bảng phân bố tần suất ghép lớp, bỏ cột tần suất ta được bảng phân bố tần số ghép lớp. Ví dụ 4: Một trường THPT thống kê điểm thi thử THPTQG môn Toán như sau Điểm 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 2.4 Số lượng 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 2 0 Điểm 2.6 2.8 3.0 3.2 3.4 3.6 3.8 4.0 4.2 4.4 4.6 4.8 5.0 Số lượng 0 0 2 2 5 6 9 13 12 14 13 15 16 Điểm 5.2 5.4 5.6 5.8 6.0 6.2 6.4 6.6 6.8 7.0 7.2 7.4 7.6 Số lượng 17 19 18 19 23 22 24 26 27 29 32 30 30 Điểm 7.8 8.0 8.2 8.4 8.6 8.8 9.0 9.2 9.4 9.6 9.8 10 Số lượng 23 19 21 20 15 13 10 6 3 2 2 1 Hãy lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, với các lớp sau: [0 ; 2.6] ; [2.8 ; 4.8] ; [5.0 ; 6.4] ; [6.6 ; 7.8] ; [8.0 ; 10]. Có nhận xét gì về kết quả thi thử này? Hoạt động 3: Luyện tập Ví dụ 5: Bài tập dành cho các nhóm học sinh. 1) Hãy lập bảng số liệu thống kê ở lớp học của em theo một trong các dấu hiệu sau: +) Thời gian dành cho học Toán ở nhà của mỗi học sinh trong một tuần; +) Điểm kiểm tra Toán của từng học sinh trong kỳ kiểm tra gần nhất; +) Xếp loại hạnh kiểm của từng học sinh trong năm học trước. 2) Hãy lập bảng phân bố tần số và tần suất hoặc bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp từ các kết quả đã thu thập được Ví dụ 6: Bài tập về nhà Lập bảng phân bố tần suất, tần số-ghép lớp của bảng thống kê điểm môn Toán trong kì thi THPTQG năm 2017 (tình huống 1) Hoạt động 4: Ứng dụng, tìm tòi, mở rộng NHỮNG CON SỐ NÀY CÓ LÀM BẠN SUY NGHĨ? 1. Theo số liệu thống kê, số liệt sĩ của chúng ta trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới là hơn một triệu người.  2.Nghĩa trang liệt sĩ đường 9 là nơi yên nghỉ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sĩ đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.  3. Suốt 16 năm, chủ yếu là 12 năm chiến đấu, Bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh 22 nghìn  người. Bị thương, bị bệnh, bị chất độc da cam hơn 30 nghìn người. Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ.  4. Chỉ tính trên chiến trường B3 Tây Nguyên đã có gần 50.00.000 liệt sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo về biên giới Tây Nam. Sư đoàn Đồng Bằng và sư đoàn 320 của Quân đoàn 3, mỗi sư  đoàn cũng đều có  cũng có đến hơn 10.000 liệt sỹ nằm lại các chiến trường.  5 .Theo thống kê của Cục Người có công và Bộ LĐ-TB-XH trong số hơn 1 triệu liệt sĩ, hiện có mộ 318.953 liệt sĩ khuyết danh hoặc chưa đủ thông tin và 237.297 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, tức là hiện có 556.250 liệt sĩ ( khoảng ½ tổng số liệt sĩ hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc) còn chưa được an nghỉ tại các nghĩa trang liệt sỹ.  6. Điều này cũng có nghĩa là 556.250 gia đình đã cống hiến con, em, chồng, cha của mình cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc còn chưa được biết người thân của mình đã ngã xuống và nằm lại ở nơi đâu?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_10_chuong_5_bai_1_bang_phan_bo_tan_so_va.doc
Giáo án liên quan