a- Về kiến thức :
- Biết được vị trí, một số đặc điểm, yêu cầu cơ bản của nghề điện.
- Biết các quy tắc an toàn lao động khi lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Biết được 1 số kí hiệu quy ước thông thường trong sơ đồ, khái niệm sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt của mạch điện cơ bản trong nhà.
- Biết công dụng, cách sử dụng 1 số dụng cụ thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Hiểu qui trình và những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của công việc lắp đặt mạng điện trong nhà.
b- Về kĩ năng :
- Biết lắp đặt điện đúng kĩ thuật.
- Nối được dây dẫn điện đúng qui trình.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ đi dây của 1 số mạch điện đơn giản.
- Lắp đặt được 1 số mạch điện đơn giản của mạng điện trong nhà đúng qui trình và đạt kĩ thuật.
93 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 9 Năm học : 2008 – 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu an toàn điện trong mạng điện trong nhà.
- Biết chọn lựa vật liệu phù hợp, biết tiết kiệm điện, giữ vệ sinh môi trường.
2 – Chuẩn bị:
- T : Nghiên cứu SGK, SGV.
- H : Các thiết bị điện hỏng.
3 – Phương pháp:
- Phương pháp vấn đáp + phương pháp đàm thoại.
4 - Tiến trình:
4.1 – Ổn định và tổ chức: KTSS.
4.2 – Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi? Mạng điện lắp đặt ngầm?
- So sánh ưu nhược điểm của 2 kiểu lắp đặt đó?
4.3 – Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dụng
HĐ1: Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện.
- Tại sao ta phải kiểm tra mạng điện theo định kỳ? ( Đảm bảo an toàn cho người, tài sản và mạng điện sử dụng có hiệu quả)
- Cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện?
T : Lưu ý H trước khi kiểm tra phải ngắt điện.
- Hướng dẫn H kiểm tra dây dẫn điện trong nhà qua việc trả lời các câu hỏi SGK.
- Tại sao không được buộc các dây dẫn điện lại với nhau? ( Vì dây dẫn toả nhiệt nếu buộc lại thì khi nhiệt độ tăng thì lớp cách điện hỏng thì tai nạn điện).
- Nếu dây dẫn điện bên ngoài nhà gần các cành cây có an toàn không ? Nếu không an toàn phải xử lý như thế nào?
* HĐ2: Tìm hiểu kiểm tra cách điện mạng điện.
- Cần phải kiểm tra những vấn đề gì đối với ống luồn dây?
- Nếu ống luồn dây không đạt yêu cầu phải xử lý như thế nào?
* HĐ3 : Tìm hiểu cách kiểm tra các thiết bị điện.
- Mạng điện trong nhà có các loại thiết bị điện nào? Thường được lắp đặt ở đâu?
- Đối với cầu dao, công tắc cần kiểm tra những vấn đề gì?
T : Yêu cầu H đưa ra các biện pháp khắc phục cho những tình huống trong bảng SGK/52
- Cần kiểm tra những vấn đề gì đối với cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện?
* HĐ4: Tìm hiểu kiểm tra đồ dùng điện.
Nếu đồ dùng điện không kiểm tra thường xuyên thì sẽ như thế nào? (sẽ chập điện gây hỏa hoạn ảnh hưởng đến môi trường )
- Việc kiểm tra an toàn điện đối với đồ dùng điện rất cần thiết. Có rất nhiều tai nạn điện xảy ra do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện.
- Cần phải kiểm tra những vấn đề gì đối với đồ dùng điện?
- T : Lưu ý H phải kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện và mạng điện. Nếu có phần tử nào không đảm bảo an toàn điện phải sửa hoặc thay ngay.
1 – Kiểm tra dây dẫn điện.
- Nếu dây dẫn quá cũ có những vết nức hở cách điện nên thay dây mới.
- Không nên buộc dây dẫn lại với nhau.
2 – Kiểm tra cách điện của mạng điện.
- Kiểm tra ống luồn dây có bị giập, vỡ không? Nếu có phải thay ống mới.
3 – Kiểm tra các thiết bị điện.
a) Cầu dao, công tắc:
- Vỏ công tắc, cầu dao có bị sứt hoặc vỡ không ?
- Mối nối ở hai cực với dây dẫn có tiếp xúc tốt không?
- Ốc vít có bị hỏng không?
- Vị trí đóng cắt có đúng chổ không.
b) Cầu chì : Cần kiểm tra.
- Cầu chì có được lắp với dây pha không?
- Có nắp che không.
- Số liệu kỹ thuật có phù hợp với yêu cầu làm việc của mạng điện không?
c) Ổ cắm điện và phích cắm điện.
- Vỏ cách điện có bị vỡ không ?
- Chốt cắm có chắc không?
- Dây dẫn nối vào ổ điện, phích cắm điện có tiếp xúc tốt không?
4 – Kiểm tra các đồ dùng điện:
- Kiểm tra cách điện đồ dùng điện.
- Kiểm tra dây dẫn điện có bị hở cách điện, có bị rạn nứt không?
4.4 – Củng cố và luyện tập:
- T : Gọi H trả lời câu1.2/53 SGK.
- Phải kiểm tra những vấn đề gì đối với dây dẫn điện,thiết bị điện, đồ dùng điện ?
4.5 – Hướng dẫn H tự học ở nhà:
- Học bài.
- Chuẩn bị dây điện, 2 cầu chì, 1 ổ điện, 2 công tắc 2 cực, 2 bóng đèn, tua vít, sứ kẹp.
5 – Rút kinh nghiệm :
Tiết 32
Ngày dạy:
ÔN TẬP
1- Mục tiêu:
-Hệ thống lại các kiến thức lắp đặt sơ đồ mạch điện, lắp đặt về dây dẫn, kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Rèn vẽ hình sơ đồ mạch điện, nhận biết các mạng điện trong nhà.
- Rèn luyện ý thức tự học cho học sinh.
2- Chuẩn bị:
T: Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập
H: Soạn và tổng kết các nội dung đã được học.
3- Phương pháp:
Thảo luận nhóm- Vấn đáp
4- Tiến trình:
4.1- Ổn định tổ chức: KTSS
4.2- KTBC:
4.3- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dụng
T: Ôn tập lý thuyết:
T cho các nhóm bóc thăm câu hỏi để thảo luận trả lời.
Tại sao người ta phải lắp vôn kế và am pe kế trên vỏ máy biến áp?
- Nêu qui trình lắp đặt mạch điện? Có thể bỏ qua bước vạch dấu được không?
Hãy cho biết sự khác nhau giữa sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt?
Mạng điện trong lớp em được lắp đặt theo kiểu nổi hay kiểu ngầm ?
Yêu cầu của mối nối dây dẫn như thế nào ?
Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu ngầm ?
Kể ra những vật cách điện trong lắp đặt mạng điện ?
Em hãy so sánh sự giống và khác của mạng điện lắp đặt kiểu nổi và lắp đặt kiểu ngầm
Lý thuyết:
- Để biết được điện áp, cường độ dòng điện của mạch điện đang sử dụng.
- Qui trình lắp đặt bảng điện:
Vạch dấuỊ khoan lỗ BĐỊLắp TBĐ vào BĐỊ Nối dây các TBĐỊ Kiểm tra.
Không thể bỏ qua giai đoạn vạch dấu vì khi lắp sẽ không đúng vị trí, mất tính thẩm mỹ.
Sơ đồ nguyên lý chỉ thể hiện mối liên hệ điện giữa các TBĐ và ĐDĐ.
Sơ đồ lắp đặt thể hiện cách lắp đặt, vị trí, cách đi dây của các phần tử mạch điện.
-Mạng điện trong lớp em được lắp đặt kiểu
nổi.
Yêu cầu mối nối dây dẫn:
- Có độ bền cơ học cao.
- Dẫn điện tốt
-An toàn về điện
- Đảm bảo về mặt mĩ thuật.
+ Ở mạng Là dây dẫn được lắp đặt trong rãnh các kết cấu xây dựng và các kết cấu khác của ngôi nhà.
Puli sứ, ống cách điện PVC, máng gỗ, ống nối chữ T, chữ L ….
Giống nhau: Đều tránh được sự tác động của môi trường.
Khác nhau: kiểu nổi.
- Lắp đặt trên tường,dễ sửa chữa.
- Kiểu ngầm lắp đặt trong tường khó sữa chữa nhưng đẹp.
4.4 – Củng cố và luyện tập:
- T: Đặt câu hỏi củng cố lại kiến thức.
4.5 – Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi đã ôn, học các bài còn lại.
5 – Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết: 33
ÔN TẬP
1- Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức đã học về lắp đặt mạch điện kiểu nổi và kiểu ngầm, kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà, phân biệt được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt…
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập dạng trắc nghiệm khách quan.
- Tạo cho các em có lòng say mê học tập bộ môn.
2- Chuẩn bị:
T : Câu hỏi ôn tập
H: Kiến thức
3- Phương pháp:
-Vấn đáp
- Đàm thoại
- Diễn giảng
4- Tiến trình:
4.1- Ổn định tổ chức: KTSS
4.2- KTBC: ( lồng vào bài mới )
4.3- Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
T; Đặt câu hỏi cho HS trả lời
-Hãy nêu các nội dung kiểm tra dây dẫn điện?
- Tại sao không sử dụng dây dẫn trần cho mạng điện trong nhà?
- Ống luồn dây làm bằng vật liệu gì? Hãy nêu các loại ống luồn dây mà em biết ?
* Cầu chì thường được lắp đặt ở :
A. Dây trung hoà
B. Dây pha
C. Vừa dây pha, vừa dây trung hoà
D. Các câu trên đều sai
* Trong mạng điện, cầu chì lắp đặt cần phải :
A. Không để hở, có nắp che
B. Để hở, có nắp che
C. Không nắp che, không để hở
D. Các câu trên đều sai
* Trong mạng điện để đảm bảo an toàn, phích cắm điện nên :
A. Vỏ để cách điện dễ bị vỡ, các chốt phải chắc chắn
B. Các chốt chắc chắn, vỏ cách điện không bị vỡ
C. Vỏ cách điện dễ bị vỡ, phích cắm không cần chắc chắn
D. Các câu trên đều sai
* Khi kiểm tra để đảm bảo an toàn cho mạng điện trong nhà :
A. Chỉ cần kiểm tra dây dẫn
B. Chỉ cần kiểm tra các đồ dùng điện
C. Chỉ kiểm tra các thiết bị điện
D. Cần phải kiểm tra tất cả các phần tử của mạng điện
* Các dụng cụ cơ khí thường dùng trong lắp đặt mạng điện là :
A. Kìm, tua vít, dao, bút thử điện
B. Kìm, dao, tua vít, khoan
C. Tua vít, khoan, bút thử điện, kìm, thước,
D. Các câu trên đều đúng
- Lý thuyết:
Nội dung kiểm tra dây dẫn điện:
* Không luôn chung các dây khác cấp điện áp với nhau làm hỏng lớp cách điện vì khi nhiệt độ tăng.
- Kích cỡ dây phải phù hợp vớidòng điện sử dụng.
- Dây dẫn không bị chùn, không bị chạm, chập.
*Vì sử dụng dây dẫn trần cho mạng điện trong nhà rất nguy hiểm đến tính mạng con người.
Câu đúng: B
Câu đúng: A
Câu đúng: B
Câu đúng: D
Câu đúng: C
4.4- Củng cố và luyện tập:
T: Đặt câu hỏi cho hS trả lời.
4.5 – Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài- Ôn lại kiến thức các bài ở HKII.
5- Rút kinh nghiệm:
Tiết 34 – 35.
Ngày dạy :
KIỂM TRA HKII.
1- Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức về lắp đặt mạng điện ở trong nhà về dây dẫn, cách lắp đặt, an toàn về điện.
- Rèn kỹ năng làm bài , qua đó đánh giá được khả năng tiếp thu bài của Hs.
- Giúp cho các em tính cẩn thận, trung thực khi làm bài.
2 – Chuẩn bị:
- T : Đề kiểm tra.
- H : Kiến thức + giấy thi + dụng cụ học tập.
3 – Phương pháp:
- Đề theo dạng trắc nghiệm và tự luận.
4 – Tiến trình :
4.1 – Ổn định và tổ chức: KTSS.
4.2 – Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
4.3 – Phát đề cho học sinh:
( Đề kèm theo)
4.4 – Củng cố và luyện tập:
- Nhận xét buổi kiểm tra.
4.5 – Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Đọc đề và giải lại đề kiểm tra.
5 – Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giaoan cong nghe 9 day du.doc