Giáo án Công Nghệ Lớp 8 Tuần 4

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật.

 - Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt.

 - Kỹ năng: Học sinh hiểu được hình cắt của vật thể.

 II.Chuẩn bị của thầy và trò:

 - GV: Nghiên cưu SGK bài 8.

 - Vật mẫu: Quả cam và mô hình ống lót ( hoặc hình trụ rỗng ) được cắt làm hai, tấm nhựa trong được dùng làm mặt phẳng cắt.

 - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 8 Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tuần 4 Tiết 7 Khái niệm Bản vẽ kỹ thuật, hình cắt I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật. - Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt. - Kỹ năng: Học sinh hiểu được hình cắt của vật thể. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cưu SGK bài 8. - Vật mẫu: Quả cam và mô hình ống lót ( hoặc hình trụ rỗng ) được cắt làm hai, tấm nhựa trong được dùng làm mặt phẳng cắt. - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 1/: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. GV: Giới thiệu bài học . HĐ1. Tìm hiểu khái niệm chung: GV: Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và trong đời sống? HS: Nghiên cứu trả lời. GV: Kí hiệu, quy tắc trong bản vẽ kỹ thuật có thống nhất không? Vì sao? HS: Trả lời GV: Có thể dùng một bản vẽ cho nhiều ngành có được không? Vì sao? HS: Trả lời GV: Trong nền kinh tế quốc dân ta thường gặp những loại bản vẽ nào là chủ yếu? Nó thuộc ngành nghề gì? HS: Trả lời GV: Bản vẽ cơ khí có liên quan đến sửa chữa lắp đặt những gì? HS: Trả lời. GV: Hướng dẫn giới thiệu, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ráp. HĐ2.Tìm hiểu khái niệm về hình cắt: GV: Giới thiệu vật thể rồi đặt câu hỏi; Khi học về thực vật, động vật… muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận bên trong của cơ thể người…ta làm ntn? HS: Trả lời GV: Hình cắt được vẽ như thế nào và dùng để làm gì? HS: Trả lời GV: Tại sao phải cắt vật thể? HS: Trả lời 4.Củng cố: - Qua bài học yêu cầu các em nắm được. - Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật ( Gọi tắt là bản vẽ). - Có hai loại bản vẽ thường gặp: + Bản vẽ cơ khí: + Bản vẽ xây dựng Bài 8 I. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật: - Là tài liệu kỹ thuật và được dùng trong tất cả các quá trình sản xuất. - Kí hiệu, quy tắc trong bản vẽ kỹ thuật có sự thống nhất. - Mỗi lĩnh vực kỹ thuật sẽ có bản vẽ riêng của ngành mình. - Bản vẽ xây dựng: gồm những bản vẽ có liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, sửa chữa lắp đặt máy móc. - Bản vẽ cơ khí: Gồm những bản vẽ có liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, sửa chữa lắp đặt máy móc. II.Khái niệm về hình cắt. VD: Quả cam Tranh hình 8.1 (SGK). - Quan sát tranh hình 8.2 - Để biểu diễn một cách rõ ràng các bộ phận bên trong bị che khuất của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật thường dùng phương pháp hình cắt. - Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể, phần vật thể bị MP cắt, cắt qua được kẻ gạch gạch 5. Hướng dẫn về nhà 2/. - Về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi, phần ghi nhớ SGK - Đọc và xem trước bài 9 SGK. Ngày soạn Tuần 4 Tiết 8 Bản vẽ chi tiết I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được nội dung của bản vẽ chi tiết - Biết cách đọc các bản vẽ chi tiết đơn giản - Kỹ năng: Học sinh nắm được nội dung của bản vẽ. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK bài 9. - Vật mẫu: ống lót và mô hình ống lót ( hoặc hình trụ rỗng ) được cắt làm hai, tấm nhựa trong được dùng làm mặt phẳng cắt. - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 1/: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới: GV: Giới thiệu bài học. HĐ1.Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết. GV: Nêu rõ trong sản xuất để làm ra một chiếc máy, trước hết phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy… Khi chế tạo phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết GV: Cho học sinh quan sát hình 9.1 rồi đặt câu hỏi. GV: Trên bản hình 9.1 gồm những hình biểu diễn nào? HS: Trả lời GV: Trên bản vẽ hình9.1 thể hiện những kích thước nào? HS: Trả lời GV: Trên bản vẽ có những yêu cầu kỹ thuật nào? HS: Trả lời GV: Khung tên của bản vẽ thể hiện những gì? HS: Trả lời HĐ2.Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết. GV: Cùng học sinh đọc bản vẽ ống lót GV: Trình bày cách đọc bản vẽ chi tiết. 4.Củng cố: - Gv: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Nêu câu hỏi để học sinh trả lời. - Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? - Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật trình bày thông tin kỹ thuật dưới dạng bản vẽ… I.Nội dung của bản vẽ chi tiết. a.hình biểu diễn. - Hình cắt (hc đứng) và hình chiếu cạnh hai hình đó biểu diễn hình dạng bên trong và bên ngoài của ống lót. b.Kích thước: - Đường kính ngoài,đường kính trong, chiều dài… c.Yêu cầu kỹ thuật. - Gia công sử lý bề mặt d. Khung tên. - Tên chi tiết máy, vật liệu, tỷ lệ, ký hiệu. II. Đọc bản vẽ chi tiết. 1.Khung tên. 2.Hình biểu diễn. 3.Kích thước. 4.Yêu cầu kỹ thuật 5.Tổng hợp. 5.Hướng dẫn về nhà 1/. - Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 10, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau thực hành( Thước kẻ, giấy, bút chì, tảy ).

File đính kèm:

  • docgiaosfnsdfjhatuan-33 (4).doc
Giáo án liên quan