Bài 21, 22. Cưa và đục kim loại dũa và khoan kim loại

I. Mục tiêu:

- Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa và đục, dũa và khoan kim loại.

- Biết các thao tác cơ bản về cưa, đục, giũa và khoan kim loại.

- Biết được quy tắc an toàn trong quá trình gia công.

II. Chuẩn bị:

- Bộ tranh giáo khoa hình 21.1-21.6 và 22.1- 22.5 sgk ( nếu có)

- Một số dụng cụ như: cưa, đục, dũa, khoan, êtô bàn, một đoạn phôi liệu bằng thép.

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 21, 22. Cưa và đục kim loại dũa và khoan kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 11/11/2008 Lớp 8A Bài 21, 22. cưa và đục kim loại dũa và khoan kim loại I. Mục tiêu: - Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa và đục, dũa và khoan kim loại. - Biết các thao tác cơ bản về cưa, đục, giũa và khoan kim loại. - Biết được quy tắc an toàn trong quá trình gia công. II. Chuẩn bị: - Bộ tranh giáo khoa hình 21.1-21.6 và 22.1- 22.5 sgk ( nếu có) - Một số dụng cụ như: cưa, đục, dũa, khoan, êtô bàn, một đoạn phôi liệu bằng thép. Tiết ppct: 20 III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Bài cũ: 1. 2. 3. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài. Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Cắt kim loại bằng cưa tay 1. Kĩ thuật cưa a, chuẩn bị - Lắp lưỡi cưa vào khung cưa( răng cưa hướng ra khỏi tay nắm). - Lấy dấu trên vật cần cưa. - Chọn êtô theo tầm vóc của người. - Gá kẹp vật lên êtô. b, Tư thế đứng và thao tác cưa - Đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên 2 chân, vị trí chân như hinh 21.1b sgk. - Cách cầm cưa: tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa. - Thao tác: kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưới cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa nhanh hơn lúc đẩy, lặp đi lặp lại cho đến kết thúc. 2. An toàn khi cưa. Để an toàn khi cưa cần thực hiện các quy định sau: - Kẹp vật cưa phải đủ chặt. - Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ. - Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân. - Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vì mạt cưa dể bắn vào mắt. HĐ2. *- Cho học sinh quan sát H21.1 và xem thông tin ở sgk, thảo luận về công tác chuẩn bị cưa. - Gọi các học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Cho học sinh quan sát H21.2 và xem thông tin ở sgk, thảo luận về tư thế đứng và thao tác cưa. - Gọi các học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Cho học sinh xem thông tin ở sgk và hỏi: Để an toàn khi cưa cần thực hiện những quy định nào? vì sao? - Giáo viên kết luận. *- Học sinh quan sát hình, thảo luận và trả lời. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở . *- Học sinh xem thông tin ở sgk, thảo luận và trả lời. - Ghi vào vở. II. Đục kim loại 1. Kĩ thuật đục a, Cách cầm đục và búa Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục ( H21.4). b, Tư thế đục ( H 21.5) c, Cách đánh búa - Bắt đầu đục: để lưỡi đục sát vào mép vật, cách mặt trên của vật từ 0,5- 1mm. Đánh búa nhẹ nhàng để đục bám vào vật khoảng 0,5mm. Nâng đục sao cho đục nghiêng với mặt nằm ngang một góc 30-35o. Sau đó đánh búa mạnh và đều. - Khi chặt đứt ta đặt đục nằm vuông góc với mặt nằm ngang( H21.6) - Kết thúc đục: Khi đục gần đứt phải giảm dần lực đánh búa. 2. An toàn khi đục - Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt. - Không dùng đục bị mẻ. - Kẹp vật vào êtô phải đủ chặt. - Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện với người đục. - Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục. HĐ3. *- Cho học sinh quan sát H 21.4; 21.5; 21.6 sgk và thảo luận về và thảo luận về kĩ thuật đục. - Gọi các học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Cho học sinh xem thông tin ở sgk và hỏi: Để an toàn khi đục cần thực hiện những quy định nào? vì sao? - Giáo viên kết luận. *- Học sinh quan sát hình, thảo luận và trả lời. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở . *- Học sinh xem thông tin ở sgk, thảo luận và trả lời. - Ghi vào vở. III. Dũa 1. Kĩ thuật dũa a, Chuẩn bị - Chọn êtô - Kẹp vật dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt êtô từ 10-20mm. - Đối với các vật mềm, cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má êtô để tránh bị xước vật. b, Cách cầm dũa và thao tác dũa - Tay phải cầm cán dũa hơi ngữa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa( H22.2a). - Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động: một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng; hai là khi kéo dũa về không cần cắt, do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng( H22.2b). 2. An toàn khi dũa - Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt. - Không dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ. - Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt. HĐ4. *- Cho học sinh quan sát H 22.2 sgk và thảo luận về và thảo luận về kĩ thuật dũa. - Gọi các học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Cho học sinh xem thông tin ở sgk và hỏi: Để an toàn khi dũa cần thực hiện những quy định nào? vì sao? - Giáo viên kết luận. *- Học sinh quan sát hình, thảo luận và trả lời. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở . *- Học sinh xem thông tin ở sgk, thảo luận và trả lời. Ghi vào vở. IV. Khoan 1. Kĩ thuật khoan - Lấy dấu, xác định tâm lỗ trên vật cần khoan. - Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan. - Lắp mũi khoan vào bầu khoan(H22.5a). - Kẹp vật khoan lên êtô trên bàn khoan(H22.5b). - Quay tay quay cho mũi khoan đi xuống(H22.5c), điều chỉnh sao cho tâm lỗ cần khoan trùng với tâm mũi khoan - Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan. 2. An toàn khi khoan - Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt. - Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan. - Quần áo, tóc phải gọn gàng, không dùng găng tay khi khoan. - Không cúi gần mũi khoan. - Không dùng tay hoặc để vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay. HĐ5. *- Cho học sinh quan sát H 22.5 sgk và thảo luận về và thảo luận về kĩ thuật dũa. - Gọi các học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Cho học sinh xem thông tin ở sgk và hỏi: Để an toàn khi khoan cần thực hiện những quy định nào? vì sao? - Giáo viên kết luận. *- Học sinh quan sát hình, thảo luận và trả lời. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở . *- Học sinh xem thông tin ở sgk, thảo luận và trả lời. - Ghi vào vở. HĐ6: - Gọi 1 học sinh đọc " Ghi nhớ" - Hưỡng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả bài học. - Giáo viên nhận xét chung. - Dặn dò: Về nhà đọc và chuẩn bị bài 23 theo sgk.

File đính kèm:

  • docjdaskfhaksdfhla21-1 (2).doc
Giáo án liên quan