I. Mục tiêu:
-HS hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của 1 số thiết bị đóng cắt lấy điện của mạng điện trong nhà
-HS biết cách sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kĩ thuật
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị nội dụng:
-GV nghiên cứu nội dung bài 52 SGK, SGV và tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
-Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ cần thiết (đã nêu ở SGK)
-HS chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành
III. Tổ chức HĐ dạy học:
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 47 - Bài 51: Thiết bị đóng, cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47:
Bài 51: Thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
I. Mục tiêu:
-HS hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của 1 số thiết bị đóng cắt lấy điện của mạng điện trong nhà
-HS biết cách sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kĩ thuật
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị nội dụng:
-GV nghiên cứu nội dung bài 52 SGK, SGV và tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
-Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ cần thiết (đã nêu ở SGK)
-HS chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành
III. Tổ chức HĐ dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
-Trình bày đặc điểm của mạng điện trong nhà?
-Nêu cấu tạo và yêu cầu của mạng điện trong nhà?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Thiết bị đóng – cắt giúp chúng ta điều khiển (tắt, bật) các đồ dùng điện theo yêu cầu sử dụng. Thiết bị lấy điện (ổ và phích cắm) dùng để cung cấp điện cho các đồ dùng điện ở nhiều vị trí khác nhau. Và để bảo vệ mạch điện, đồ dùng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch, quá tải người ta dùng cầu chì, áptômát. Đó là những thiết bị điện của mạng điện trong nhà và là nội dung bài học hôm nay.
a. HĐ1: Tìm hiểu về thiết bị đóng – cắt mạch điện
*Tìm hiểu về công tắc
-Sáng: a-kín mạch
-Tắt: b-hở mạch
-HS làm việc theo nhóm tìm hiểu cấu tạo công tắc điện:
+Vỏ công tắc được làm bằng vật liệu gì? Nhằm mục đích gì?
+Hãy nêu cấu tạo, vật liệu, chức năng các bộ phận chính của công tắc điện?
+220V-10A: Điện thế định mức: 220V; Cường độ dòng điện định mức 10A
-HS làm việc theo nhóm phân loại công tắc dựa trên hình 51-3 SGK
-HS làm BT điền vào chỗ trống để nêu nguyên lí làm việc và vị trí lắp đặt của công tắc trong mạch điện
*Tìm hiểu về cầu dao
-HS tìm hiểu KN thông qua SGK
-Quan sát hình 51.4 SGK và cấu tạo thật của cầu dao hãy nêu cấu tạo của cầu dao?
-Người ta chia cầu dao làm mấy loại?
+Tại sao tay nắm cầu dao lại được bọc gỗ, nhựa hoặc sứ?
(Để cách điện)
+Trên vỏ của 1 cầu dao có ghi 250V-15A, hãy giải thích ý nghĩa của các số đó?
(Hiệu điện thế 250V và cường độ dòng điện 15A)
+Vỏ của cầu dao thường được làm bằng vật liệu gì? Tại sao?
(Làm bằng sứ; nhựa; gỗ để cách điện)
+Cầu dao thường được lắp ở vị trí nào trong mạng điện?
(Được đặt ở đầu đường dây chính)
b. HĐ2: Tìm hiểu về thiết bị lấy điện
*Tìm hiều về ổ điện:
-Hãy nêu cấu tạo và công dụng của ổ điện (H 51.6 SGK)?
-Các bộ phận của ổ điện làm bằng vật liệu gì?
*Tìm hiểu về phích điện
-Hãy nêu cấu tạo, công dụng và vật liệu của các bộ phận chính của phích cắm điện?
c. HĐ3: Vận dụng, củng cố, luyện tập
-GV nhấn mạnh cách sử dụng các thiết bị điện an toàn và đúng kĩ thuật
+Không sử dụng ổ điện và phích cắm điện, cầu dao điện bị vỡ hoặc sứt mẻ
+Các loại đồ dùng điện dấu dây (cuộn lại) như nồi cơm điện, hút bụi...dễ đứt lõi dẫn điện ở vị trí cổ phích cắm điện nên cần lưu ý
-HS đọc “Ghi nhớ”
I. Thiết bị đóng cắt mạch điện
1. Công tắc điện
a. KN:
-Công dụng của công tắc điện:Dùng để đóng cắt mạch điện
b. Cấu tạo:
-Vỏ: Thường bằng nhựa hoặc sứ để cách điện và bảo vệ phần dẫn điện (làm bằng vật liệu cách điện)
-Cực động: làm bằng đồng, để đóng cắt mạch điện (là vật liệu dẫn điện)
-Cực tĩnh: làm bằng đồng, để đóng cắt mạch điện (là vật liệu dẫn điện)
c. Phân loại:
-Theo số cực: Công tắc điện 2 cực; 3 cực...
-Theo thao tác đóng-cắt: công tắc bật; bấm; xoay...
d. Nguyên lí làm việc:
-Khi đóng công tắc, cực động và cực tĩnh tiếp xúc nhau làm kín mạch. Khi ngắt công tắc, 2 cực tách rời nhau làm hở mạch
-Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì
2. Cầu dao
a. KN:
-Là loại thiết bị đóng căt dòng điện bằng tay đơn giản nhất của mạng điện công suất nhỏ, giá thành rẻ
b. Cấu tạo:
Gồm: vỏ, các cực động và các cực tĩnh
c. Phân loại:
-Theo số cực: 1 cực; 2 cực; 3 cực.
-Theo sử dụng: 1 pha; 3 pha
II. Thiết bị lấy điện
1. ổ điện
-ổ điện là thiêt bị lấy điện cho các đồ dùng điện
-Cấu tạo: vỏ và cực tiếp điện
+Vỏ: sứ, nhựa...
+Cực tiếp điện: đồng
-Công dụng: được nối với nguồn điện để đưa điện vào dụng cụ dùng điện
2. Phích cắm điện
-Phích cắm điện dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện
-Cấu tạo:
+Thân: Làm bằng chất cách diện tổng hợp
+Chốt tiếp điện: đồng
+Lấy điện từ ổ cắm tới phụ tải
-Khi sử dụng phích cắm điện phải chọn loại có chốt và số liệu kĩ thuật phù hợp với ổ điện. (Trường hợp chân cắm của phích cắm điện không phù hợp với lỗ ổ cắm cần phải sử dngj thêm phích nối)
III. Luyện tập:
-HS điền bảng 51.1 (SGK-178)
-Làm BT điền vào chỗ trống (SGK-178)
IV. HD học ở nhà:
-Đọc SGK và chuẩn bị trước bài 52; 53; 54
-Trả lời các câu hỏi cuối bài học
Đáp án:
Câu1:
Công tắc điện là loại thiết bị dùng để đóng hoặc cắt dòng điện bằng tay, thường được sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hay đi kèm các đồ dùng điện
Câu2:
Khi đóng công tắc cực động tiếp xúc cực tĩnh làm kín mạch. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện
Câu3:
Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì
Câu4:
ổ điện gồm 2 bộ phận chính là vỏ và các cực tiếp điện. Vỏ ổ điện được làm bằng vật liệu cách điện, trên có các số liệu kĩ thuật
Câu5:
Người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện vào mạch điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện vì: Một số đồ dùng điện như đèn bàn, quạt, ấm điện...thường được di chuyển chỗ theo yêu cầu của người sử dụng. Nừu chúng ta mắc cố định vào mạch điện thì không thuận tiện trong sử dụng, do vậy ổ điện được dùng nhằm cung cấp điện ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà để thuận tiện khi sử dụng
File đính kèm:
- Tiet 47.doc