I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của động cơ điện 1 pha.
- HS hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng quạt điện.
- Bài thực hành: Hiểu được cấu tạo, chức năng của quạt điện, động cơ điện, cánh quạt và hiểu được các số liệu kỹ thuật
2. Kỹ năng:
- Quan sát để hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc, tự luyện kỹ năng tháo lắp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hứng thú học tập.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ và mô hình động cơ điện, quạt điện.
- Các mẫu vật về lá thép, lõi thép, dây quấn, cánh quạt động cơ điện, quạt điện đã tháo rời.
- Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, có cầu chì hoặc atomat ở phía trước ổ điện.
- Dụng cụ, thiết bị:
+ Kìm, tua vít, một số cờ lê.
+ 1 quạt bàn 220V.
+ 1 quạt bàn đã tháo rời vỏ cách quạt, stato, rôto.
+ 1 bút thử điện, 1 đồng hồ vạn năng.
- Quạt điện còn tốt.
6 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3737 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 40, Bài 44+45: Đồ dùng loại điện - cơ: Quạt điện - Thực hành: Quạt điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc, tự luyện kỹ năng tháo lắp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hứng thú học tập.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ và mô hình động cơ điện, quạt điện.
- Các mẫu vật về lá thép, lõi thép, dây quấn, cánh quạt … động cơ điện, quạt điện đã tháo rời.
- Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, có cầu chì hoặc atomat ở phía trước ổ điện.
- Dụng cụ, thiết bị:
+ Kìm, tua vít, một số cờ lê.
+ 1 quạt bàn 220V.
+ 1 quạt bàn đã tháo rời vỏ cách quạt, stato, rôto.
+ 1 bút thử điện, 1 đồng hồ vạn năng.
- Quạt điện còn tốt.
2. Học sinh: Xem trước bài 44, 45.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bàn là điện.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
HĐ 1: Tìm hiểu động cơ điện 1 pha:
- Các đồ dùng loại điện - cơ hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?
- Hãy miêu tả động cơ điện ở nhà em?
- GV chỉ trên hình vẽ giới thiệu cấu tạo của động cơ điện gồm stato và rôto.
- Nhìn trên hình vẽ, hãy cho biết cấu tạo của stato?
- Dây quấn như thế nào với lõi thép?
- Nhìn trên hình vẽ, hãy cho biết cấu tạo của rôto?
- Dây quấn như thế nào với lõi thép?
- Dây quấn của rôto khác với stato như thế nào?
- GV giới thiệu cấu tạo của lồng sóc.
- Làm sao động cơ có thể chuyển động được?
- GV trình bày nguyên lý làm việc của động cơ?
- Để sử dụng động cơ điện được bền lâu, hiệu quả và an toàn, ta cần chú ý điều gì?
HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc, số liệu kỹ thuật và cách sử dụng quạt điện:
- Quạt điện có cấu tạo như thế nào?
- Để sử dụng quạt được an toàn và hiệu quả, ta cần chú ý điều gì?
HĐ3: GV hướng dẫn HS thực hành:
- Đọc các số liệu kỹ thuật, giải thích ý nghĩa và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành.
- Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của quạt điện. Ghi tên và chức năng của các bộ phận chính vào mục 2 báo cáo thực hành.
+ Khi sử dụng quạt điện cần chú ý điều gì?
+ Quan sát và tìm hiểu cấu tạo của quạt điện.
+ Kiểm tra độ trơn ổ trục động cơ bằng cách dùng tay quay thử cánh quạt.
- Trước khi sử dụng cần phải kiểm tra toàn bộ bên ngoài quạt điện.
- Dùng bút thử điện, đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch điện và cách điện quạt điện (kiểm tra điện có rò ra vỏ hay không?)
- Đóng điện và kiểm tra tình trạng làm việc của quạt điện: tiếng ồn, nhiệt độ, điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió…
- Biến đổi điện năng thành cơ năng.
- Hình trụ rỗng được ghép từ nhiều lá thép kỹ thuật điện và có dây quấn.
- Dây quấn được cách điện với lõi thép.
- Hình trụ đặc được ghép từ nhiều lá thép kỹ thuật điện và có dây quấn.
- Dây quấn được cách điện với lõi thép.
- Dây quấn của rôto được nối với nhau ở hai đầu thành dạng lồng.
- Lắng nghe về nhà thực hiện và báo cáo theo bảng trang 157.
- Có một cánh quạt gắn vào trục của động cơ điện.
I. Động cơ điện 1 pha:
1. Cấu tạo:
Gồm 2 bộ phận chính là stato và rôto.
a. Stato (Phần đứng yên):
- Stato gồm lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép hình trụ rỗng được ghép bằng lá thép kỹ thuật điện, có rãnh hoặc cực để quấn dây điện từ.
- Dây quấn làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép.
b. Rôto (Phần quay):
- Rôto gồm lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép hình trụ được ghép bằng lá thép kỹ thuật điện, có rãnh hoặc cực để quấn dây điện từ.
- Dây quấn rôto kiểu lồng sóc.
2. Nguyên lý làm việc: SGK
3. Các số liệu kỹ thuật: SGK
4. Sử dụng:
- Sử dụng đúng điện áp định mức, công suất định mức.
- Cần kiểm tra và tra dầu mỡ định kỳ.
- Đặt động cơ chắc chắn ở nơi khô ráo, thoáng mát, ít bụi.
- Phải kiểm tra an toàn điện đối với động cơ mới mua hoặc động cơ để lâu không sử dụng.
II. Quạt điện:
1. Cấu tạo:
Gồm 2 phần chính động cơ điện và cách quạt gắn với trục của động cơ.
2. Nguyên lý làm việc: SGK
3. Sử dụng:
- Yêu cầu sử dụng như động cơ điện
- Cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, lắc, vướng.
III. Thực hành:
1. Các số liệu kỹ thuật và giải thích ý nghĩa.
TT
Số liệu kỹ thuật
ý nghĩa
2.Tên và chức năng các bộ phận chính của quạt điện.
TT
Tên các bộ phận chính
Chức năng
3.Kết quả kiểm tra quạt điện trước lúc làm việc.
TT
Kết quả kiểm tra
4. Củng cố:
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Cấu tạo của động cơ điện gồm những bộ phận cơ bản nào?
- Động cơ điện được dùng để làm gì? Em hãy nêu các ứng dụng của động cơ điện
5. Hướng dẫn:
- Đọc trước bài 46, 47 trong SGK.
- Quan sát cấu tạo của các đồ dùng loại điện cơ trong gia đình.
- Học thuộc và nắm vững cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các đồ dùng loại điện cơ này.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 22/02/2012
Tuần 26 – Tiết 41: Bài 46+47: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA
THỰC HÀNH: MÁY BIẾN ÁP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha.
- HS hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.
- Bài thực hành: Hiểu được cấu tạo, số liệu kỹ thuật và sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật đảm bảo an toàn.
2. Kỹ năng:
- Quan sát để hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc, nắm được số liệu kỹ thuật, tự luyện kỹ năng tháo lắp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hứng thú học tập.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ và mô hình máy biến áp.
- Các mẫu vật về lá thép, lõi thép, dây quấn … của máy biến áp.
- Máy biến áp còn tốt.
- Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, có cầu chì hoặc atomat ở phía trước ổ điện.
- Dụng cụ, thiết bị:
+ Kìm, tua vít, một số cờ lê.
+ 1 máy biến áp một pha 220V/6V.
+ 1 bóng đèn sợi đốt 6V - 15W.
+ 1 máy biến áp tháo rời vỏ và một số dạng lõi thép.
+ 1 ampe kế, 1 công tắc, 1 đồng hồ vạn năng.
2. Học sinh: Xem trước bài 46, 47.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp 1 pha:
- Làm thế nào để nhà em có thể sử dụng đầu máy Video điện áp 110V trong khi nguồn điện nhà em có điện áp 220V?
- Vậy chức năng của máy biến áp là gì?
- Hãy mô tả máy biến áp mà em được thấy ở gia đình?
- Lõi thép của máy biến áp có gì đặc biệt?
- Dây quấn như thế nào với lõi thép?
- GV giới thiệu cho HS phân biệt dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp.
- Tại sao khi cuộn sơ cấp có điện thì trong cuộn thứ cấp cũng có điện?
- GV giới thiệu công thức liên hệ giữa điện áp và số vòng dây
- Vậy muốn tăng điện áp đầu ra, ta cần làm gì?
- Vậy muốn giảm điện áp đầu ra, ta cần làm gì?
- Các số liệu kỹ thuật của máy biến áp là gì?
- Để sử dụng động cơ điện được bền lâu, hiệu quả và an toàn, ta cần chú ý điều gì?
- Để sử dụng máy biến áp được bền lâu và an toàn, ta cần thức hiện các điều gì?
- Dùng máy biến áp.
- Máy biến áp dùng để biến đổi điện áp của dòng điện.
- Gồm có nhiều vòng dây điện quấn quanh một loãi thép.
- Lõi thép của máy biến áp được ghép từ nhiều là thép lại với nhau chứ không phải đúc liền một khối.
- Dây quấn được cách điện với lõi thép và các dây quấn được cách điện với nhau.
- Nhờ có hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Tăng số vòng dây của cuộn dây thứ cấp.
- Giảm số vòng dây của cuộn dây thứ cấp.
- Điện áp định mức, dòng điện định mức và công suất định mức.
Máy biến áp một pha là thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha.
1. Cấu tạo:
Gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn.
a. Lõi thép:
Lõi thép được ghép bằng lá thép kỹ thuật điện, dùng để dẫn từ cho máy biến áp.
b. Dây quấn:
Dây quấn làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép và được cách điện với nhau.
Máy biến áp một pha thường có hai dây quấn:
- Dây quấn nối với nguồn điện gọi là dây quấn sơ cấp.
- Dây quấn lấy điện ra sử dụng gọi là dây quấn thứ cấp.
2. Nguyên lý làm việc:
Khi cuộn sơ cấp được cấp điện, dòng điện cảm ứng điện từ sẽ được sinh ra trong cuộn dây thứ cấp.
Hệ số biến áp: k =
Trong đó:
+ U1; U2: Điện áp sơ cấp; thứ cấp.
+ N1; N2: Số vòng dây quấn sơ cấp; thứ cấp.
- Máy biến áp tăng áp: U2 > U1
- Máy biến áp giảm áp: U2 < U1
3. Các số liệu kỹ thuật: SGK
4. Sử dụng:
- Dùng để tăng – giảm điện áp trong gia đình và trong các đồ dùng điện tử.
Khi sử dụng cần chú ý:
- Không đưa vào điện áp cao hơn điện áp định mức của máy biến áp.
- Không sử dụng vượt quá công suất định mức.
- Đặt máy biến áp nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió, ít bụi.
- Phải kiểm tra rò điện đối với máy biến áp mới mua hoặc để lâu không sử dụng.
4. Củng cố:
- GV hướng dẫn HS thực hành:
- Đọc các số liệu kỹ thuật, giải thích ý nghĩa và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành.
- Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng của máy biến áp. Ghi tên và chức năng của các bộ phận chính vào mục 2 báo cáo thực hành.
Trước khi cho máy biến áp làm việc cần thực hiện các yêu cầu sau:
+ Trả lời các câu hỏi về an toàn sử dụng máy biến áp?
+ Quan sát, tìm hiểu cách sử dụng máy biến áp và các đồng hồ đo.
+ Kiểm tra toàn bộ bên ngoài của máy biến áp.
+ Kiểm tra về điện:
* Kiểm tra thông mạch các dây quấn bằng động hồ vạn năng.
* Kiểm tra cách điện giữa các dây quấn với nhau, giữa dây quấn với lõi thép và vỏ kim loại bằng đồng hồ vạn năng.
- Các kết quả kiểm tra ghi vào mục 3 báo cáo thực hành.
- Vận hành máy biến áp. Cho máy biến áp cung cấp điện cho 1 bóng đèn:
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ như hình bên. Cách mắc đồng hồ ampe kế và bóng đèn như thế nào?
+ Đóng công tắc K, quan sát đồng hồ và trạng thái của bóng đèn, ghi nhận xét vào mục 4 báo cáo.
+ Ngắt công tắc K, quan sát đồng hồ và trạng thái của đèn, ghi nhận xét vào mục 4 báo cáo. Hướng dẫn đọc bài thực hành và viết báo cáo Thực hành theo mẫu SGK:
5. Hướng dẫn:
- Đọc phần ghi nhớ, hệ thống lại kiến thức các câu hỏi cuối bài/161
- Nhận xét giờ học
- Trả lời các câu hỏi SGK và đọc trước bài 48+49.
- Đọc phần Có thể em chưa biết trong SGK trang 161
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Duyệt tuần 26, tiết 40, 41
Ngày tháng 02 năm 2014
File đính kèm:
- Tuần 26.doc