I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.
- Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện.
2. Kĩ năng:
- Hiểu được nguyên lí biến đổi năng lượng điện và chức năng của mỗi nhóm đồ dùng điện.
- Hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của nó.
3. Thái độ:
- Yêu thích say mê đối với mô học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV
- Tranh vẽ đồ dùng điện gia đình các dụng cụ bảo vệ.
- Mẫu vật: dây dẫn, phích cắm điện, ổ điện, nam châm điện, máy biến thế.
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi.
- Tìm hiểu trước bài mới
- Mỗi nhóm chuẩn bị: dây dẫn, phích cắm điện, ổ điện, nam châm điện
6 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 5546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 36: Vật liệu kĩ thuật điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Đặc tính của các phần tử cách điện là gì?
+Công dụng của các phần tử cách điện là gì?
+Em hãy kể tên các vật liệu nào là vật liệu cách điện?
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Các chất cách điện gồm hững loại nào?
- Giáo viên nhận xét và kết luận
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Phần tử cách điện có chức năng gì?
- Giáo viên nhận xét và kết luận
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+Tuổi thọ của vật liệu cách điện ?
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 36.2 sách giáo khoa, mẫu vật chuông điện, nam châm điện, máy biến áp
+ Trong hình 36.2, em hãy kể tên các đồ dùng nào ?
+ Thế nào là vật liệu cách điện ?
+ Em hãy kể tên các vật liệu nào là vật dẫn từ?
- Giáo viên nhận xét và kết luận
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem bảng 36.1 trang 130 sách giáo khoa
- Giáo viên hệ thống về vật liệu kỹ thuật điện.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào bảng 36.1 trang 130 sách giáo khoa
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời .
- Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
- Học sinh bổ sung ý kiến.
- Học sinh tự ghi kết luận
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Học sinh bổ sung ý kiến
- Học sinh tự ghi kết luận
- Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
- Học sinh bổ sung ý kiến.
- Học sinh tự ghi kết luận
- Học sinh thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến.
* Học sinh tự ghi kết luận
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Học sinh bổ sung ý kiến.
- Học sinh tự ghi kếtluận
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Học sinh bổ sung ý kiến.
- Học sinh tự ghi kết luận
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Học sinh bổ sung ý kiến.
- Học sinh tự ghi kết luận
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Học sinh bổ sung ý kiến.
- Học sinh tự ghi kết luận
- Học sinh quan sát
- Học sinh nghe
- Học sinh điền bảng
I. Vật liệu dẫn điện:
- Vật liệu cho dòng điện chạy qua được là vật liệu dẫn điện
- Đặc trưng của vật liệu dẫn điện về mặt cản trở dòng điện chạy qua là điện trở suất
- Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ (khoảng10-6- -- 10-8m), có đặc tính dẫn điện tốt
- Đồng, nhôm, hợp kim của chúng dẫn điện tốt, chế tạo lỏi dây điện. Đồng dẫn điện tốt nhưng đắt, nhôm dẫn điện kém nhưng rẽ
- Hợp kim pheroniken, nicrom khó nóng chảy chế tạo dây điện trở cho mỏ hàn, bàn là …
- Vật liệu dẫn điện chế tạo các phần tử dẫn điện của các loại thiết bị điện
II .Vật liệu cách điện:
- Vật liệu không cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu cách điện
- Có điện trở suất rất lớn (từ 10 8 đến 1013 m ), có đặc tính cách điện tốt
- Giấy cách điện, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa đường, dầu các loại, gỗ khô không khí có tính cách điện
- Phần tử cách điện có chức năng bảo đảm an toàn cho người sử dụng như tay nắm bàn ủi, quai nồi cơm điện ….
- Do tác động nhiệt độ, chấn động các tác động hóa lí khác vật liệu cách điện có tuổi thọ 15 đến 20 năm, khi nhiệt độ tăng quá nhiệt độ cho phép từ 80C đến 100C tuổi thọ của vật liệu cách điện chỉ còn một nữa
II. Vật liệu dẫn từ:
- Vật liệu dùng để cho đường sức từ chạy qua gọi là vật liệu dẫn từ
- Vật liệu dẫn từ có thép kỹ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi có đặc tính dẫn từ Tốt
- Thép kỹ thuật điện dùng làm lỏi dẫn từ nam châm điện, lỏi dộng cơ điện
- Anico làm nam châm vĩnh cửu
- Ferit dùng làm anten
- Pecmaloi làm lỏi các biến áp, động cơ chất lượng cao
4. Củng cố:
- Trả lời 3 câu hỏi trong sách giáo khoa :
- Kể những bộ phân làm bằng vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện trong các đồ dùng mà em biết ?
- Vì sao thép kỹ thuật điện được dùng để chế tạo các lõi dẫn từ của các thiết bị điện?
5. Hướng dẫn: Trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1: Lõi dây điện, chốt phích cắm điện…. thường làm bằng đồng, nhôm.
Câu 2: Vỏ dây điện thường làm bằng các loaị nhựa cách điện hoặc cao su, vỏ quạt điện làm bằng nhựa cách điện, chuôi kìm điện làm bằng cao su cách điện.
Câu 3: Thép kĩ thuật điện được dùng làm bằng lõi dẫn từ của các máy điện, thiết bị điện vì dẫn từ rất tốt.
IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tuần 24 – Tiết 37:
Bài 38, 39: ĐỒ DÙNG ĐIỆN – QUANG; ĐÈN SỢI ĐỐT. ĐÈN HUỲNH QUANG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.
2. Kỹ năng: Biết được các đặc điểm của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ngiên cứu bài, tranh vẽ đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đuôi xoáy, đuôi ngạnh, còn tốt và đã hỏng.
2. Học sinh: Đọc trước bài 38, 39
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:: Năm 1879 nhà bác học Mỹ: Thosmat EdiSon đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên . Sáu mươi năm sau (1939), đèn huỳnh quang xuất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy những nhược điểm của đèn sợi đốt, những ưu điểm của đèn huỳnh quang là gì ta nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu phân loại đèn điện
GV yêu cầu Hs: Quan sát tranh vẽ và hiểu biết thực tế hãy cho biết năng lượng đầu vào và đầu ra của các loại đèn điện là gì?
GV yêu cầu Hs :Qua tranh vẽ em hãy kể tên các loại đèn
điện mà em biết?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và mẫu vật bóng đèn sợi đốt
H: Cấu tạo của đèn sợi đốt gồm mấy bộ phận chính?
H: Vì sao sợi đốt được làm bằng Vonfram?
GV: Khẳng định và ghi bảng
H:Vì sao phải hút hết không khí (tạo chân không) và bơm khí trơ vào bóng?
GV: Mở rộng và ghi bảng
H: ứng với mỗi đuôi đèn, hãy vẽ đường đi của dòng điện vào dây tóc của đèn?
H: Hãy phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện?
GV: Nêu và giải thích các đặc điểm của đèn sợi đốt.
H: Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng?
H: Hãy giải thích ý nghĩa các đại lượng ghi trên đèn sợi đốt và cách sử dụng đèn được bền lâu?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đèn huỳnh quang.
GV yêu cầu Hs: Quan sát hình vẽ và thực tế hãy cho biết đèn huỳnh quang có các bộ phận chính nào?
?Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì trong nguyên lý làm việc của đèn?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp thực tế để đưa ra những đặc điểm của đèn huỳnh quang
? Hãy nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn Compắc huỳnh quang?
? ở đèn sợi đốt có chấn lưu để mồi phóng điện không?
? ở đèn sợi đốt có hiện tượng ánh sáng không liên tục gây mỏi mắt không?
?Tuổi thọ và hiệu suất phát quang?
GV: Hướng dẫn HS điền bảng 39.1
Hướng dẫn học sinh so sánh
HS: Quan sát tranh
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời: Để tăng tuổi thọ của bóng đèn
HS: Ghi vở
HS: Quan sát tranh vẽ và trả lời
HS: Trả lời
HS: Vì hiệu suất phát quang thấp
HS: Trả lời
Quan sát và trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Không cần chấn lưu
Không
HS: Đèn huỳnh quang > đèn sợi đốt
I/ Đèn sợi đốt
1. Phân loại đèn điện
- Đèn điện tiêu thụ điện năng biến đổi điện năng thành quang năng. Có 3 loại đèn chính:
+ Đèn sợi đốt
+ Đèn huỳnh quang
+ Đèn phóng điện(cao áp: Hg, Na…)
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt
- Có 3 bộ phận chính:
+ Bóng thủy tinh
+ Sợi đốt
+ Đuôi xoáy hoặc ngạnh
- Sợi đốt được làm bằng Vonfram vì chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao
- Sợi đốt (dây tóc) là phần tử quan trọng nhất của đèn ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng.
- Có nhiều loại bóng (trong, mờ…) và kích thước bóng tương thích với công suất của bóng.
- Dòng điện đi vào từ hai chân dưới đuôi đèn sau đó đi vào dây tóc bóng đèn với đèn đui ngạnh và từ một chân dưới đuôi đèn với phần xoáy của đuôi đèn với đèn đui xoáy.
- Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc bóng đèn, làm cho dây tóc đèn nóng lên -> nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.
3. Đặc điểm, số liệu lỹ thuật và sử dụng đèn sợi đốt
- Đèn phát ra ánh sáng liên tục (có lợi hơn loại đèn khác khi thị lực phải làm việc nhiều)
- Hiệu suất phát quang thấp vì khi làm việc chỉ khoảng 4% -> 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, còn lại tỏa nhiệt.
- Tuổi thọ thấp: Khi làm việc đèn sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng tuổi thọ chỉ khoảng 1000h
+ Điện áp định mức: 127V, 220V, 110V…
+ Công suất định mức: 15W, 25W, 40W, 60W, 70W…
+ Cách sử dụng: Phải thường xuyên lau chùi bụi bám vào đèn để đèn phát sáng tốt và hạn chế di chuyển hoặc rung bóng khi đèn đang phát sáng (sợi đốt ở nhiệt độ cao dễ bị đứt)
II. Đèn huỳnh quang:
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm, số liệu kỹ thuật và công dụng của đèn ống huỳnh quang
a. Cấu tạo: Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính: ống thủy tinh và 2 điện cực.
b. Nguyên lý làm việc: Khi dóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điên cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng ( màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang bên trong ống)
c. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang:
- Hiện tượng nhấp nháy: với tần số 50Hz, đèn phát ra ánh sáng không liên tục có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.
- Hiệu suất phát quang: khoảng 20->25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên hiệu suất phát quang của đèn gấp 5 lần đèn sợi đốt.
- Tuổi thọ của đèn khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.
- Mồi phóng điện: vì khoảng cách giữa hai điện cực của đèn lớn nên để đèn phóng điện được cần mồi phóng điện (bằng cách dùng chấn lưu điện cảm + tắc te hoặc chấn lưu điện tử)
2. Đèn Compắc huỳnh quang:
- Cấu tạo: Bóng đèn, đuôi đèn (có chấn lưu đặt bên trong)
- Nguyên lý làm việc: giống đèn huỳnh quang
- Ưu điểm: kích thước gọn nhẹ và dễ sử dụng , có hiệu suất phát quang gấp khoảng 4 lần đèn sợi đốt
3. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
4. Củng cố: yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
5. Hướng dẫn:
Ký duyệt tuần 24, tiết 36, 37
Ngày tháng 02 năm 2014
- Trả lời câu hỏi cuối mỗi bài
- Đọc phần có thể em chưa biết
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................
............................................................
File đính kèm:
- Tuần 24.doc