I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu được thế nào là hình chiếu.
- HS nhận biết được các hình chiếu của vật trên bản vẽ kỹ thuật.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ bài 2 sgk
- Vật mẫu : khối hộp chữ nhật , đèn pin\
- Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng hình chiếu .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Giới thiệu : Trong tự nhiên , ánh sáng chiếu đồ vật lên mặt đất , lên tường tạo thành bóng các đồ vật . Con người đã mô phỏng hiện tượng tự nhiên này để diễn tả hình dạng các vật thể bằng phép chiếu.Vậy hình chiếu của một vật là gì ?
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 2: Hình chiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 11/9/2006 -Tiết 2 :
Hình chiếu
I/ MỤC TIÊU:
HS hiểu được thế nào là hình chiếu.
HS nhận biết được các hình chiếu của vật trên bản vẽ kỹ thuật.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ bài 2 sgk
Vật mẫu : khối hộp chữ nhật , đèn pin\
Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng hình chiếu .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Giới thiệu : Trong tự nhiên , ánh sáng chiếu đồ vật lên mặt đất , lên tường tạo thành bóng các đồ vật . Con người đã mô phỏng hiện tượng tự nhiên này để diễn tả hình dạng các vật thể bằng phép chiếu.Vậy hình chiếu của một vật là gì ?
Hoạt động của GV-HS Nội dung
O
A
B C
A’
B’ C’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hình chiếu
HS quan sát H2.1 sgk.
+GV giới thiệu các khái niệm hình chiếu của vật thể , tia chiếu , mặt phẳng hình chiếu . . .
+Để vẽ hình chiếu một điểm của vật thể ta làm thế nào?
(Ta chiếu điểm đó lên mặt phẳng hình chiếu)
+Vậy để vẽ hình chiếu của vật thể ta làm thế nào?
(Vẽ hình chiếu các điểm của vật thể đó)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu
HS quan sát h2.2 và nhận xét về đặc điểm các tia chiếu :
Tia chiếu phát ra từ 1 điểm
Các tia chiếu song song , không vuông góc với mặt phẳng chiếu
Các tia chiếu song song , vuông góc với mặt phẳng chiếu .
GV giới thiệu thêm về đặc điểm các tia chiếu trong thực tế (thường là tia chiếu hội tụ tại một điểm)
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ
GV cho HS quan sát mô hình 3 mặt phẳng hình chiếu, giới thiệu tên gọi các mặt phẳng chiếu .
GV giới thiệu các hình chiếu
+Nêu nhận xét về vị trí các mặt phẳng chiếu đối với vật thể ?
(Ở ba phía của vật thể : sau, dưới, bên phải của vật thể)
+Các mặt phẳng chiếu đặt thế nào đối với người quan sát ?
(Đối diện , phía dưới, bên phải người quan sát)
+Vật thể đặt thế nào đối với các mặt phẳng chiếu ? (Ở giữa các mặt phẳng chiếu )
GV mở các mặt phẳng hình chiếu , (giải thích cho HS vì sao )
+Vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh sau khi mở ?
HS trả lời các câu hỏi sgk .
1/ Khái niệm về hình chiếu :
Chiếu vật thể lên mặt phẳng , hình nhận được trên mặt phẳng đó là hình chiếu của vật thể .
A’ là hình chiếu của điểm A
Đường thẳng AA’ là tia chiếu .
- Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu hay mặt phẳng hình chiếu
2/ Các phép chiếu : Có các phép chiếu khác nhau :phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm .
a. b. c.
3/ Các hình chiếu vuông góc :
Các mặt phẳng chiếu (sgk)
Các hình chiếu :
4/ Vị trí các hình chiếu (sgk)
Chú ý : - Không vẽ đường bao các mặt phẳng hình chiếu .
- Cạnh thấy của vật thể vẽ bằng nét liền đậm.
- Cạnh khuất của vật thể vẽ bằng nét liền đứt.
Hình chiếu đứng Hình chiếu cạnh
Hình chiếu bằng
Mặt phẳng
chiếu đứng
Mặt phẳng
chiếu cạnh
Mặt phẳng chiếu bằng
Hoạt động 4 :Tổng kết
Các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật có tác dụng gì ?
(Diễn tả hình dạng các mặt của vật thể theo các hướng khác nhau )
Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bảng vẽ như thế nào ?
BT: HS quan sát h2.6, đánh dấu X vào bảng 2.1 , ghi tên hình chiếu vào bảng 2.2
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 . Học bài , chuẩn bị giấy , dụng cụ vẽ để tiết sau thực hành .(bài 3)
File đính kèm:
- CN8-t2.doc