Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 19, Bài 21+22: Cưa và dũa kim loại

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được kỹ thuật cơ bản khi dũa và cưa kim loại.

- Biết quy tắc an toàn khi dũa và cưa kim loại.

2. Kỹ năng:

- Nắm công dụng và cách sử dụng dũa và cưa.

3. Thái độ:

- Ham thích học tập, cẩn thận theo thao tác đảm bảo an toàn lao động.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Tranh giáo khoa hình H22.1 - 22.5

 - Các loại dũa và cưa các loại.

2.Học sinh:

 - Xem trước bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 19, Bài 21+22: Cưa và dũa kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2013 Tuần 10, Tiết 19: BÀI 21 + 22: CƯA VÀ DŨA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được kỹ thuật cơ bản khi dũa và cưa kim loại. - Biết quy tắc an toàn khi dũa và cưa kim loại. 2. Kỹ năng: - Nắm công dụng và cách sử dụng dũa và cưa. 3. Thái độ: - Ham thích học tập, cẩn thận theo thao tác đảm bảo an toàn lao động. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh giáo khoa hình H22.1 - 22.5 - Các loại dũa và cưa các loại. 2.Học sinh: - Xem trước bài mới. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: Các chi tiết sau khi cưa và đục bề chưa được nhẵn bóng. Muốn bề mặt nhẵn bóng người ta dùng dụng cụ gì để gia công ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu cắt kim loại bằng cưa tay - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK ? Nêu khái niệm - GV: Tác dụng của việc cắt kim loại bằng cưa tay ? Cho VD - GV: Cho VD bổ xung để giải thích. - Quan sát cưa tay - Quan sát hình 21.1 a ? Nêu cấu tạo của cưa tay ? So sánh lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại ? Giải thích - Nêu các bước chuẩn bị GV: Cho H quan sát 2 chiếc cưa, 1 chiếc lắp đúng, một chiếc lắp không đúng HS: Xác định chiếc lắp đúng GV: Điều chỉnh bổ xung HS: Đọc SGK, nêu thao tác cưa GV: Đứng đúng thao tác: - Mô tả lại tư thế đứng và thao tác cưa - Nêu các quy định an toàn khi cưa ? Nếu không thực hiện đúng mỗi quy định, có thể xảy ra việc đáng tiếc nào Phần đục học sinh tự đọc sách giáo khoa Hoạt động 2: Tìm hiểu dũa kim loại: - Cho HS quan sát dũa kim loại, tìm hiểu cấu tạo, công dụng của từng loại ? - Gv hướng dẫn học sinh cách chọn dũa - GV làm mẫu thao tác dũa ? Em hãy nêu những yêu cầu về an toàn khi dũa ? - GV giải thích và kết luận - Đọc SGK - Trả lời: Cưa tay là dạng gia công thô dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu. - Quan sát hình - Khung cưa, vít điều chỉnh, chốt, lưỡi cưa, tay nắm - Trả lời. - Quan sát hình 21.1 a,b - HS: Thực hiện lại - HS: Đọc SGK - HS quan sát các loại dũa kim loại. - Trả lời: cấu tạo bằng thép. - HS quan sát thao tác của GV. - Công dụng: dùng để tạo độ nhẵn bề mặt. - HS trả lời. I. Cắt kim loại bằng cưa tay: 1. Khái niệm: - Cưa tay là dạng gia công thô dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu. - Cắt bằng cưa tay nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh - Cưa tay gồm: Khung cưa, vít điều chỉnh, chốt, lưỡi cưa, tay nắm 2.Kĩ thuật cưa a. chuẩn bị - Lắp lưỡi cưa vào khung cưa - Lấy dấu trên vật cần cưa - Chon êtô - Gá kẹp vật lên êtô b. Tư thế đứng và thao tác cưa - Đứng thẳng, góc giữa 2 chân là 750 - Tay phải nắm cán cưa - Tay trái nắm đầu kia của khung cưa - Thao tác kết hợp 2 tay: đẩy cắt kim loại, kéo về không cắt kim loại 3. An toàn khi cưa - Kẹp vật phải đủ chặt - Lưỡi cưa căng vừa phải - Đỡ vật trước khi cưa đứt - Không thổi mạt cưa II. DŨA. - Dùng để gia công tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt nhỏ của vật liệu. - Phân loại: Dũa tròn, dẹt, tam giác, vuông, bán nguyệt - Tuỳ vào bề mặt vật liệu chọn dũa cho phù hợp. 1. Kỹ thuật dũa: SGK a. Chuẩn bị: - Cách chọn êtô và tư thế đứng giống phần cưa. - Kẹp chặt phôi lên êtô để dũa lên êtô (cách mặt êtô 10-20mm.) b. Cách cầm và thao tác dũa. (H22.2a, b) - Phương pháp cầm dũa: tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt lên đầu dũa. - Thao tác dũa: đẩy dũa để cắt kim loại, kéo dũa về không cắt. (Chú ý giữ thăng bằng khi dũa) 2. An toàn khi dũa. - SGK 4. Củng cố: - GV cho HS biểu diễn cách cầm dũa, thao tác dũa. - Nêu trình tự khi khoan 1 vật. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. 5. Hướng dẫn: - Trả lời các câu hỏi SGK. - Về nhà đọc trước bài 23 thực hành IV. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ký duyệt tuần 10, tiết 19 Ngày tháng năm 2013 Ngày soạn: 23/10/2013 Tuần 11 – Tiết 20: BÀI 23: THỰC HÀNH: ĐO VÀ VẠCH DẤU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết và phân biệt các vật liệu cơ khí phổ biến. Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí. - Biết sử dụng dụng cụ để đo và kiểm tra kích thước. Sử dụng được thước, mũi vạch dấu, mũi chấm dấu để vạch dấu trên MP phôi. 2. Kỹ năng: - Vận dụng tính chất nhận biết vật liệu. - Vạch được dấu theo yêu cầu gia công, đồng thời thực hiện đo thành thạo các dụng cụ đo. 3. Thái độ: - Tìm tòi, cẩn thận, tỉ mỉ, ham hiểu biết. - Tiết kiệm vật liệu và vệ sinh nơi thực hành nhằm giữ môi trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Một bộ mẫu vật liệu cơ khí như SGK. - Búa, dũa, kìm để thử cơ tính vật liệu. - Dụng cụ thực hành: 4 bộ gồm thước lá, thước cặp, ke vuông, ê ke, mũi vạch, mũi chấm dấu, búa nhỏ. 2.Học sinh: - Học sinh chuẩn bị vật liệu trước như yêu cầu SGK. - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành ở nhà. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị thực hành của học sinh. 3. Bài mới: Để tìm hiểu kỹ đặc tính của vật liệu kim loại và các loại dụng cụ đo. Tiết này chúng ta thực hành Đo và vạch dấu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng thước lá: - GV phát dụng cụ cho các nhóm thực hành. - Yêu cầu HS đối chiếu thước cặp của mình với H20.2 SGK. - GV dùng tranh vẽ để phóng to thước để HS quan sát. - Các em hãy chỉ ra tùng bộ phận của thước ? - Hướng dẫn HS: + Kiểm tra vị trí 0 của thước. - GV làm thao tác mẫu (đo Đ.kính của bút bi và Đ.kính trong nắp bút). - Cách đọc trị số (mục 1 SGK), GV gọi HS lên đo thử - GV phát dụng cụ vạch dấu, hướng dẫn lý thuyết: + Dụng cụ vạch dấu bao gồm gì ? giới thiệu kỹ cấu tạo, cách lấy dấu theo quy trình SGK. - GV nhắc nhở HS đến. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. - Phân bố thời gian thực hành cho từng phần mục để HS thực hành. - Mỗi phần mục cần làm xong ghi kết quả vào báo cáo thực hành và nhận xét cho từng phần đó. - GV theo dõi thường xuyên quá trình thực hành của các em để có cách uốn nắn. + Lưu ý: Sử dụng dụng cụ thực hành phải hợp lý. - HS đại diện nhóm nhận dụng cụ. - HS quan sát tranh đối chiếu với vật thật. - Bộ phận: Cán, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia và du xích. - HS quan sát tìm hiếu cách đo bằng thước lá. - HS xung phong lên bảng. - Bàn vạch dấu, mũi vạch, mũi chấm dấu. - HS nghe nắm quy trình thực hành - HS tiến hành làm thực hành và phân bố thời gian hợp lý. - Viết báo cáo thực hành ghi kết quả theo từng phần. 1. Tìm hiểu cách sử dụng thước lá: - Nắm cấu tạo. - Cách sử dụng thước. - Cách đo. - Đọc và ghi trị số đo. - Giá trị thang chia 2. Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng. - Các dụng cụ vạch dấu. - Quy trình lấy dấu. Thao tác theo các bước SGK.. II. Thực hành: - Theo nội dung báo cáo thực hành 4. Củng cố: - Hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình dựa theo mục tiêu của bài. - GV giải đáp thắc mắc HS. - GV yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành. - Gv yêu cầu Hs thu dọn dụng cụ, vệ sinh chỗ làm việc. - GV nhận xét tinh thần thái độ thực hành để cho điểm thao tác. 5. Hướng dẫn: Xem trước bài mới và chuẩn bị các chi tiết máy. Ký duyệt tuần 11, tiết 20 Ngày tháng năm 2013 IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………… ………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuần 10.doc
Giáo án liên quan