Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 17, Bài 18: Vật liệu cơ khí

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết phân biệt các vật liệu cơ khí phổ biến

- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

2. Kỹ năng:

- Biết được đặc tính của các vật liệu thường gặp.

- Nghiên cứu tính chất vật liệu để biết quy trình sử dụng chúng.

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết các vật liệu cơ khí và liên hệ vào cuộc sống.

3. Thái độ:

- Có ý thức tìm tòi tính chất và công dụng của vật liệu cơ khí.

- Có ý thức tự học trên lớp cũng như ở nhà theo hướng dẫn của GV.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 - Các mẫu vật cơ khí.

 - Một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí.

2. Học sinh: Kéo học sinh, khoá cửa, dây cao su, vỏ bút máy .

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 17, Bài 18: Vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/10/2013 Tuần 9 - Tiết 17: CHƯƠNG III: GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀI 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết phân biệt các vật liệu cơ khí phổ biến - Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. 2. Kỹ năng: - Biết được đặc tính của các vật liệu thường gặp. - Nghiên cứu tính chất vật liệu để biết quy trình sử dụng chúng. - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết các vật liệu cơ khí và liên hệ vào cuộc sống. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm tòi tính chất và công dụng của vật liệu cơ khí. - Có ý thức tự học trên lớp cũng như ở nhà theo hướng dẫn của GV. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Các mẫu vật cơ khí. - Một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí. 2. Học sinh: Kéo học sinh, khoá cửa, dây cao su, vỏ bút máy ... III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên sản phẩm cơ khí và sự hình thành ntn ? 3. Bài mới: Trong đời sống con người biết sử dụng dụng cụ máy móc, phương pháp gia công làm ra nhiều sản phẩm phục vụ, trước hết cần có vật liệu, vật liệu liên ngành cơ khí đa dạng và phong phú. Cần sử dụng vật liệu thật hiệu quả, nắm tính chất, thành phần cấu tạo. - Bài này giới thiệu đại cương về các vật liệu dùng trong ngành cơ khí. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến: - Dựa vào thành phần cấu tạo vật liệu ta có thể phân loại vật liệu cơ khí. Vật liệu cơ khí VL K. loại VL phi K. loại - Kim loại: K. loại đen (Gang, thép ...), K. loại màu (Đồng và hợp kim đồng, nhôm và hợp kim nhôm ...) - Phi K. loại: Cao su chất dẻo, gốm, sứ - GV giới thiệu thành phần, tính chất và công dụng các vật liệu phổ biến. - Phân biệt: Gang, thép về thành phần, công dụng. - Các kim loại màu: Cu, Al... Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. - Vật liệu phi kim loại: có tính chất gì ? Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: - Mỗi vật liệu có tính chất khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng người ta quan tâm đến tính chất này hay tính chất khác. ? Vật liệu cơ khí có những tính chất nào ? - Tính chất vật lý. - Tính chất hoá học. - Tính chất cơ học. - Tính chất công nghệ. ? Em hãy kể tính chất công nghệ và tính cơ tính trong kim loại Cu, Al ? - HS chỉ ra được vật liệu làm các chi tiết trong xe đạp. - HS tìm hiểu thành phần cấu tạo của vật liệu kim loại. - HS nghe thành phần cấu tạo vật liệu kim loại đen, đặc tính ? - Gang: Cứng và giòn - Thép: Dẻo. - Tính chất dẫn nhiệt kém, chịu nhiệt cao, độ bền, nhẹ. + HS trả lời: - Tính chất vật lý: dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng. - Hoá học: chịu ăn mòn, tác dụng hoá học. - Cơ tính: cứng, dẻo. - Công nghệ: Đúc , hàn, rèn. I. Các vật liệu cơ khí phổ biến. 1- Vật liệu kim loại: a) Kim loại đen: (C và Fe) - Gang: C > 2,14 % (Xám, trắn, dẻo). - Thép: C < 2,14 % (Thép Cacbon, thép hợp kim). b) Kim loại màu: - Tính chất: Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn, dẫn nhiệt, điện tốt. - Đồng và hợp kim đồng. - Nhôm và hợp kim nhôm. 2- Vật liệu phi kim loại: - Chất dẻo: + Chất dẻo nhiệt. + Chất dẻo nhiệt rắn. - Cao su: + Cao su tự nhiên. + Cao su nhân tạo. II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: 1- Tính cơ học: tính cứng, dẻo, bền. 2- Tính vật lý: nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng. 3- Tính hoá học: tính chất hoá học. 4- Tính công nghệ: tính đúc, hàn, rèn. 4. Củng cố: - Muốn chọn vật liệu để gia công người ta phải dựa vào những yếu tố nào ? - Quan sát chiếc xe đạp hãy chỉ ra các chi tiết làm từ thép, chất dẻo, cao su, vật liệu khác. Các VLKL đó dựa vào những dấu hiệu nào? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK, yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 5. Hướng dẫn: * Lưu ý: trong cơ khí đặc biệt quan tâm 2 tính chất: tính cơ học và tính công nghệ - Làm câu hỏi SGK và học bài cũ. - Đọc trước bài mới, học phần ghi nhớ SGK. IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 09/10/2013 Tuần 9 - Tiết 18: BÀI 20: DỤNG CỤ CƠ KHÍ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được hình dáng cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí. - Biết công dụng và cách sử dụng các dụng cụ cơ khí phổ biến. 2. Kỹ năng: - Sử dụng được các dụng cụ cầm tay. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo quản giử gìn dụng cụ và bảo đảm an toàn khi sử dụng. II. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: - Một bộ tranh giáo khoa và các dụng cụ cơ khí. - Một số dụng cụ: thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa. 2. Học sinh: - Chuẩn bị một số dụng cụ mà gia đình thường dùng: Cờ lê, mỏ lết, tua vít, búa ... III. Các bước lê lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu t/c cơ bản của VLCK?T/c công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất.? - Hãy kể tên các VLkim loại và phi kim mà em biết? 3. Bài mới: Sản phẩm cơ khí rất đa dạng có thể được làm ra từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, chúng gồm nhiều chi tiết. Muốn tạo ra sản phẩm cần phải có vật liệu và dụng cụ để gai công trong đó có những dụng cụ cầm tay đơn giản, chúng được cấu tạo ntn ? Chúng ta tìm hiểu bài mới. HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng HĐ1. Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra: - GV giới thiệu các dụng cụ nằm trong mục học – yêu cầu HS quan sát kết hợp cả SGK để nhận ra đâu là thước lá, thước cặp.- nhận xét vật liệu cấu tạo của chúng? Chúng có công dụng ntn? - Khi nào ta dùng thước lá, thước cuộn, thước mét,trong gia công cơ khí? - Khi đo kích thước nhỏ mm ta dùng thước nào để đo được chính xác nhất? - Quan sát H 20.3, Em cho biết để đo góc ta dùng dụng cụ nào?-GV giới thiệu thước đo góc vạn năng-HD cách dùng. HĐ2: Tìm hiểu các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt: Hãy quan sát H 20.4 SGK và GV nêu câu hỏi: - Nêu tên gọi, công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ? - Mở hộp đồ dùng cơ khí- giới thiệu êtô,cờlê,mỏlết, ..... - Hãy mô tả hình dáng, cấu tạo của các dụng cụ trên? - Trực quan hướng dẫn sử dụng các đồ dùng trên. - GV tiểu kết.Chỉ cần nhớ tên và cách dùng nó ntn . HĐ4 Tìm hiểu các dụng cụ gia công. -Ta sẽ làm gì? để gia công sản phẩm nào? dùng vật liệu gì? dùng dụng cụ nào để gia công? đo là những công viêc cần thiết của một thợ cơ khí. -Theo em quan sát thực tế, Thợ sắt dùng những dụng cụ nào để cắt sắt? Gợi ý vật có độ dư nhỏ,dày thì dùng dụng cụ nào? vật có độ dư lớn?... -Hiện nay để nâng cao năng suất , ta đã sử dụng rất nhiều máy thế cho các dụng cụ bằng tay. Song, người thợ hoặc người bình thường cũng phải thành thạo việc sử dụng các dụng cụ bằng tay- đó cũng là cơ sở quan trọng để làm việc. - HS khá trả lời. - HS tb – yếu trả lời. - HS khác nhận xét- cho điểm. - Quan sát các hình 20.1, 20.3 và đồ dùng của GV – nhận xét các phần của mỗi dụng cụ, công dụng của dụng cụ đó,(chỉ trên đồ dùng đó) - Để đo các kích thước lớn - Ta dùng thước cặp...compa... - Mô tả cấu tạo của thước cặp.( chỉ trên thước thật). - Nhận biết dụng cụ để đo góc trong gia công cơ khí. -Cá nhân độc lập quan sát và nhận xét cấu tạo và cách dùng các đồ dùng kể trên. - Nhận biết cách dùng đồ dùng. - quan sát H20.5 SGK trả lời câu hỏi của GV: -Suy luận. -Liên hệ thực tế của những người thợ cơ khí . +Vật cứng dày độ dư nhỏ ta dùng dũa.dùng đột.máy mài... +Vật có độ dư lớn có thể dùng cưa sắt bằng tay, khoan máy,đục máy... -Thấy được tầm quan trọng của sử dụng đồ dùng cơ khí. I. Dụng cụ đo và kiểm tra: 1. Thước đo chiều dài: a. Thước lá: Cấu tạo – SGK tr 67. - dùng để đo độ dài chi tiết có độ dài lớn tới mm b. Thước cặp: (SGK – đọc thêm không dạy) 2. Thước đo góc: - Êke, ke vuông, - Thước đo góc vạn năng. II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt: êtô,kìm, cờlê, mỏ lết, tua vít, mỗi loại có nhiều cỡ khác nhau. III-Dụng cụ gia công: Cưa, đục, khoan, đục, đột, vạch dấu, các loại máy liên quan...... 4. Củng cố: - Trả lời các câu hỏi SGK- tr70. 5. Hướng dẫn: - Trả lời câu hỏi SGK vào vở. - Đọc các bài 21 + bài 22/ liên hệ quan sát việc làm của thợ XD, Sắt, hàn, khoan... để hiểu biết cách dùng các dụng cụ cơ khí đã học. IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Duyệt tuần 9, tiết 17, 18 Ngày…..tháng 10 năm 2013

File đính kèm:

  • docTuần 9.doc