Giáo án Công nghệ 8 - Bài 2: Hình chiếu

I. MỤC TIÊU:

Học sinh phải:

- Hiểu được thế nào là hình chiếu.

- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.

- Biết được các phép chiếu, các mặt phẳng chiếu và vị trí các hình chiếu.

- Ham thích tìm tòi kĩ thuật và hứng thú học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị nội dung:

- Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa và sách giáo viên.

- Tham khảo các tư liệu có nội dung liên quan.

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Các tranh vẽ hình trong sách giáo khoa.

- Mẫu vật các khối hình học: bao diêm, bao thuốc lá,

- Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu (hoặc mô hình 3 mặt phẳng chiếu).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Bản vẽ kĩ thuật là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?

- Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào? Hãy kể một số trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực kĩ thuật trên?

3. Giới thiệu bài dạy:

Ban ngày khi ánh nắng mặt trời chiếu vào người chúng ta thì dưới mặt đất có bong của chúng ta, hay khi ánh nắng mặt trời chiếu vào tán cây thì dưới mặt đất có bong của tán cây. Bóng đó chính là hình chiếu nhận được nhờ tia chiếu của mặt trời chiếu tới. Đối với vật thể thì sao? Có bao nhiêu loại phép chiếu? Bao nhiêu mặt phẳng chiếu? Tương ứng với nó thì có những hình chiếu nào? Vị trí của chúng ở đâu?

Để tìm hiểu các vấn đề trên các em học bài 2: “Hình chiếu”.

4. Bài mới: Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 2: Hình chiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: . Tiết: 02 Ngày dạy: ... BÀI 2: HÌNH CHIẾU MỤC TIÊU: Học sinh phải: Hiểu được thế nào là hình chiếu. Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật. Biết được các phép chiếu, các mặt phẳng chiếu và vị trí các hình chiếu. Ham thích tìm tòi kĩ thuật và hứng thú học tập. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Tham khảo các tư liệu có nội dung liên quan. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Các tranh vẽ hình trong sách giáo khoa. Mẫu vật các khối hình học: bao diêm, bao thuốc lá, Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu (hoặc mô hình 3 mặt phẳng chiếu). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Bản vẽ kĩ thuật là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống? Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào? Hãy kể một số trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực kĩ thuật trên? Giới thiệu bài dạy: Ban ngày khi ánh nắng mặt trời chiếu vào người chúng ta thì dưới mặt đất có bong của chúng ta, hay khi ánh nắng mặt trời chiếu vào tán cây thì dưới mặt đất có bong của tán cây. Bóng đó chính là hình chiếu nhận được nhờ tia chiếu của mặt trời chiếu tới. Đối với vật thể thì sao? Có bao nhiêu loại phép chiếu? Bao nhiêu mặt phẳng chiếu? Tương ứng với nó thì có những hình chiếu nào? Vị trí của chúng ở đâu? Để tìm hiểu các vấn đề trên các em học bài 2: “Hình chiếu”. Bài mới: Giáo viên ghi tựa bài lên bảng. TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS I. Khái niệm về hình chiếu: Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng chiếu, ta nhận được một hình, hình đó gọi là hình chiếu của vật thể. II. Các phép chiếu: - Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho các phép chiếu khác nhau. - Có 3 phép chiếu: phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc. III. Các hình chiếu vuông góc: 1. Các MP chiếu: Có 3 MP chiếu: - MP chiếu đứng: là mặt chính diện. - MP chiếu bằng: là mặt nằm ngang. - MP chiếu cạnh: là mặt cạnh bên phải. 2. Các hình chiếu: Có 3 hình chiếu: - Hình chiếu đứng: có hướng chiếu từ trước tới. - Hình chiếu bằng: có hướng chiếu từ trên tới. - Hình chiếu cạnh: có hướng chiếu từ trái sang phải. IV. Vị trí các hình chiếu: - Hình chiếu đứng: ở góc trên bên trái bản vẽ. - Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng. - Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng. Giới thiệu và nêu mục tiêu bài học. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu. GV cho HS quan sát hình vẽ 2.1 SGK. + Vật thể được chiếu lên MP là điểm nào trên hình? + Các đường thẳng chiếu ra từ bóng đèn đến vật thể (đường thẳng AA’) gọi là gì? + Điểm A’ gọi là gì? + Mặt phẳng chứa hình chiếu được gọi là gì? - Trong tự nhiên hay trong sinh hang ngày, những hiện tượng nào được gọi là hình chiếu của vật thể? - GV có thể cho HS vẽ hình chiếu của một vật thể được chiếu từ một bóng đèn. - GV kết luận. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các phép chiếu. - Cho HS quan sát hình 2.2 SGK. + Hãy cho biết có các loại phép chiếu nào? Đặc điểm của các tia chiếu? + Hãy cho biết ứng dụng của các phép chiếu? * Mở rộng: Đặc điểm của các tia chiếu trong tự nhiên như: tia sáng của ngọn đèn, ngọn nến xuất phát từ một điểm sáng; các tia chiếu của ngọn đèn pha (có chao đèn hình parabol) song song với nhau hoặc các tia sáng của mặt trời ở xa vô tận. Các tia sáng của mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất là hình ảnh của phép chiếu vuông góc. - GV kết luận. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc. - Cho HS quan sát tranh vẽ các MP chiếu và mô hình 3 MP chiếu. + Hãy cho biết có mấy MP chiếu? + Các MP chiếu nằm như thế nào? + Em hãy cho biết có các loại hình chiếu nào? + Các hình chiếu có hướng chiếu như thế nào? - Hãy quan sát hình 2.3 và hình 2.4 SGK. Hãy cho biết các hình chiếu thuộc các MP chiếu nào? - GV kết luận. Các hình chiếu nằm trên các MP chiếu tương ứng nhưng còn vị trí của chúng trên bản vẽ như thế nào? HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu. - GV từ từ mở mô hình MP 3 hình chiếu để HS quan sát và đối chiếu với hình 2.5 SGK. + Hãy cho biết vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được bố trí như thế nào? + Vì sao phải dùng nhiểu hình chiếu để biểu diễn vật thể? Nếu dùng một hình chiếu có được không? - GV kết luận. - HS quan sát. - Điểm A. - Gọi là các tia chiếu. - Là bóng hay hình chiếu của vật thể A. - Mặt phẳng chiếu. - Ánh sáng mặt trời, ánh đèn pin, đèn pha, chiếu vào vật thể. - HS ghi vào vở. - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm à Nêu ý kiến nhóm à Nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh. - Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. Phép chiếu song song và xuyên tâm dùng để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều. - HS chú ý lắng nghe. - HS ghi vào vở. - HS quan sát. - Có 3 MP chiếu: MP chiếu đứng, MP chiếu bằng và MP chiếu cạnh. - MP chiếu đứng: là mặt chính diện; MP chiếu bằng: là mặt nằm ngang; MP chiếu cạnh: là mặt cạnh bên phải. - Có 3 hình chiếu: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh. - Hình chiếu đứng: có hướng chiếu từ trước tới; Hình chiếu bằng: có hướng chiếu từ trên tới; Hình chiếu cạnh: có hướng chiếu từ trái sang phải. - HS quan sát và trả lời theo nhóm. - HS ghi vào vở. - HS quan sát nhận biết. - HS thảo luận nhóm à Nêu ý kiến nhóm à Nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh. - Không thể dùng một hình chiếu mà phải dùng nhiều hình chiếu để diễn tả chính xác hình dạng và kích thước của vật thể. - HS ghi vào vở. HOẠT ĐỘNG 5: Tổng kết bài học. - Yêu cầu một vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Nêu câu hỏi củng cố bài cho HS trả lời. - Dặn dò HS: + Trả lời các câu hỏi cuối bài và làm bài tập trong SGK. + Đọc phần “Có thể em chưa biết” SGK. + Đọc và chuần bị trước bài 3 và bài 4 SGK. - Nhận xét tiết học. * Nhận xét rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet-2.doc
Giáo án liên quan