1) Mục tiêu
a. Về kiến thức: Biết được vai trò của rừng, hiểu rõ được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
b. Về kĩ năng: Bồi dưỡng kỹ năng nhận thức về vai trò nhiệm vụ của rừng và trồng rừng.
c. Thái độ: Xác định rõ trách nhiệm góp phần vào công tác bảo vệ rừng.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của Gv: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu
b. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị theo yêu cầu
36 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 7 Trường THPT Kiên Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
- Chăm sóc: + Vận động
+ Tắm, chải
+ Kiểm tra sức khỏe, tinh dịch
- Nuôi dưỡng: Thức ăn đủ: + Protein
+ Khoáng, vitamin
II. Bài mới.
Bệnh tật có thể làm cho vật nuôi chết hàng loạt hoặc làm giảm sút khả năng sản xuất, giảm giá trị kinh tế, hàng hóa của vật nuôi. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Nhìn một đàn gá, một đàn lợn em phát hiện thấy con bị bệnh có đặc điểm như thế nào?
Kém ăn, thường nằm im, mệt nhọc, có thể bị sốt, bài tiết phân không bình thường
Nếu không kịp thời chữa trị thì hậu quả ra sao?
Con vật gầy yếu, tăng trọng kém, có thể chết lây sang con khác
Nguyên nhân nào sinh ra bệnh ở vật nuôi?
Bên trong cơ thể con vật do tác động của môi trường
VD: Do di truyền gây bệnh
Bệnh bạch tạng, dị tật, quái thai: lợn 2 đầu, khèo chân
VD: Do yếu tố cơ học
Lợn dẵm phải đinh, gà gãy xương, húc nhau chảy máu
VD: Yếu tố hóa học: ngộ độc thức ăn
VD: Yếu tố sinh học: giun, sán…
Phòng và trị bệnh biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao hơn?
Phòng là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh
Muốn phòng bệnh cho vật nuôi phải làm những công việc gì?
Trị bệnh cho vật nuôi phải làm những công việc gì?
Mời cán bộ thú y đến khám và điều trị kịp thời
Vắc xin là gì?
Có mấy loại vắc xin?
2 loại: + Vắc xin nhược độc
+ Vắc xin chết
Bảo quản vắc xin thế nào cho tốt?
(Chỗ tối, nhiệt độ thấp 150C, không để lâu)
Khi vật đang ủ bệnh có tiêm vắc xin không? (Không)
Khi vật nuôi mới khỏi ốm chưa hồi phục có nên tiêm vắc xin không?
Không vì kháng sinh sẽ vô hiệu hóa tác dụng của kháng sinh
I. Phòng trị bệnh cho vật nuôi. (15')
1. Khái niệm bệnh và nguyên nhân sinh ra bệnh. (7')
- Khi bị bệnh khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất đều giảm sút
=> Nguyên nhân
+ Di truyền
+ Yếu tố bên ngoài môi trường
2. Kỹ thuật phòng trị bệnh cho vật nuôi
- Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, đủ dinh dưỡng
- Tiêm phòng vắc xin
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường thức ăn, nước uống
- Vật nuôi ốm không mổ thịt, không bán để phòng lây bệnh
II. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. (20')
1. Khái niệm
- Là chế phẩm sinh học để phòng bệnh truyền nhiễm
- 2 loại: + Vắc xin nhược độc
+ Vắc xin chết
2. Cách bảo quản và sử dụng vắc xin
=> Bảo quản vắc xin nơi nhiệt độ thấp, không để nơi có ánh nắng chiếu vào, sử dụng đúng theo hướng dẫn
* Ghi nhớ: SGK
III. Hướng dẫn học bài. (2')
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Đọc và chuẩn bị trước bài 48
+ Kim tiêm
+ Bơm tiêm nhựa, thủy tinh
+ Một số mg nước cất
Ngày soạn: 19/04/2008 Ngày giảng: 21/04/2008
Tiết 43 - Bài 48 : thực hành
Nhận biết một số vắc xin phòng bệnh cho gia cầm Và phương pháp sử dụng vắc xin newcastle
phòng bệnh cho gà
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học
Nhận biết tên, đặc điểm một số loại vắc xin
Sử dụng vắc xin bằng phương pháp tiêm, nhỏ mũi, nhỏ mắt
Vận dụng vào thực tiễn sản xuất, rèn tính cẩn thận
II. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
B. Nội dung trên lớp.
I. Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Bẹ chuối, ống thuốc chứa nước sạch
- Phân nhóm, cử nhóm trưởng
- Nhóm trưởng phân công các bạn: ghi chép, báo cáo trước lớp, làm vệ sinh, nhận và trả dụng cụ thí nghiệm
II. Bài mới.
Quy trình thực hành
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Em hãy nhắc lại để thực hành được cần những vật liệu và dụng cụ gì?
(SGK)
a. Quan sát chung:
- Loại vắc xin
- Đối tượng dùng
- Thời hạn sử dụng
b. Dạng vắc xin
Dạng bột, dạng nước, màu sắc
c. Kiểu dùng: Tùy loại có cách dùng phù hợp
Nêu các bước sử dụng vắc xin Newcastle phòng bệnh cho gà
Bước 1: Nhận biết các bộ phận tháo, lắp, điều chỉnh bơm tiêm
Bước 2: Tập tiêm trên thân cây chuối
Bước 3:
+ Dùng bơm tiêm hút nước cất
+ Bơm nước cất vào lọ vắc xin
+ Lắc quay tròn cho vắc xin tan hết
+ Hút vắc xin đã hòa tan vào bơm tiêm
Bước 4: Tập tiêm dưới da phía trong của cánh gá. Nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt cho gà
(Lưu ý vị trí tiêm)
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. (5')
II. Quy trình thực hành
1. Nhận biết một số vắc xin phòng bệnh cho gia cầm
2. Phương pháp sử dụng vắc xin Newcastle phòng bệnh cho gà
Ngày soạn: 22/04/2008 Ngày giảng: 24/04/2008
Phần 4: thủy sản
Chương I: đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản
Tiết 44 - Bài 49 : vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học
- Nêu được 4 vai trò của thủy sản
+ Làm thực phẩm
+ Làm hàng xuất khẩu
+ Làm thức ăn cho vật nuôi
+ Bảo vệ môi trường
- Giải thích được 3 nhiệm vụ chủ yếu của nuôi trồng thủy sản
II. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
B. Nội dung trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ (Không).
II. Bài mới.
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản do đó nghề này đã trở thành nghề truyền thống lâu đời và hiện nay đang phát huy vai trò rất mạnh mẽ trong nền kinh tế mỗi gia đình, mỗi địa phương ở nhiều nơi.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HS đọc mục I và quan sát tranh vẽ 75 trang 131 SGK
Nhìn vào tranh (a) cho biết hình này nói lên điều gì?
(Các đĩa đựng tôm, cá và các sản phẩm thủy sản khác là thức ăn)
Em hãy kể tên những sản phẩm thủy sản em và gia đình đã ăn (HS kể tôm, cá, cua…)
Vậy vai trò thứ nhất của nuôi thủy sản là gì?
Cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho con người
Nhìn vào hình (b) em cho biết ý đồ SGK muốn nói lên điều gì?
Xuất khẩu thủy sản
Em hãy kể những loại thủy sản có thể xuất khẩu được
Cá Basa, tôm đông lạnh…
ảnh (c) muốn nói lên điều gì?
Cá ăn nhiều sinh vật nhỏ như bọ gậy, vi khuẩn, mùn hữu cơ… làm sạch môi trường nước
Trong các thùng, bể chứa nước thông thường thả vài con cá vào nhằm mục đích gì?
Ăn bọ gậy, báo cho người biết trong nước có chất độc vì có chất độc cá sẽ chết
ảnh (d) muốn nói lên điều gì?
Sản phẩm thủy sản làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
Em kể tên thức ăn gia súc, gia cầm có nguồn gốc thủy sản mà em biết
(Tùy địa phương các em cho VD khác nhau)
HS đọc mục II trang 132 SGK
Muốn nuôi thủy sản cần có điều kiện gì?
Vực nước và giống thủy sản
Tại sao có thể nói nước ta có điều kiện phát triển thủy sản?
Có nhiều ao hồ mặt nước lớn…
Hãy kể tên các loại thủy sản được nuôi ở địa phương em
Cá, tôm, ốc…
Cho biết vai trò quan trọng của thủy sản đối với con người
Cung cấp 40 - 50% thực phẩm
Thủy sản tươi là thế nào?
Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước được chế biến ngay để làm thực phẩm
I. Vai trò của nuôi thủy sản. (20')
- Thức ăn chất lượng cao cho con người
- Thức ăn cho gia súc, gia cầm
- Nguyên liệu cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến
- Làm sạch môi trường nước
II. Nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở nước ta. (15')
- Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống
- ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghề nuôi thủy sản
- Cung cấp nhiều thực phẩm tươi sạch cho tiêu dùng và xuất khẩu
* Ghi nhớ: SGK
III. Hướng dẫn học bài. (1')
- HS học bài theo câu hỏi SGK
- Đọc trước bài mới
Môi trường nuôi thủy sản
+ Đặc điểm của nước nuôi thủy sản
+ Tính chất của vực nước nuôi thủy sản
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 45 - Bài 50 : môi trường nuôi thủy sản
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được nội dung kiến thức cơ bản 3 đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- Phân biệt được các tính chất vật lý, hóa học và sinh vật học của nước
- Trình bày được biện pháp cải tạo nước và đáy ao để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thủy sản
II. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
B. Nội dung trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ (5').
Nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở nước ta
- Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống
- ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghề nuôi thủy sản
- Cung cấp nhiều thực phẩm tươi sạch cho tiêu dùng và xuất khẩu
II. Bài mới.
Để tìm hiểu các đặc điểm của nước nuôi thủy sản và tính chất của vực nước nuôi thủy sản như thế nào ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Có 1 chậu nước ao hồ, nếu ta cho vào đó 3 - 5 gam muối hoặc phân đạm hiện tượng gì xảy ra?
(Hạt đạm, hạt muối tan nhanh)
Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước?
(Nước có khả năng hòa tan chất đạm, muối…)
Vận dụng đặc điểm này trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản như thế nào?
(Bón phân hữu cơ, vô cơ, vôi cho ao thủy sản để làm tăng nguồn thức ăn)
Tại sao mùa hè chúng ta thích tắm?
(Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí)
Ôxi trong nước do đâu mà có?
(Ôxi không khí hòa tan vào)
Như vậy nước có mấy đặc điểm?
Tính chất lý học của nước nuôi thủy sản gồm những yếu tố nào?
4 yếu tố
Độ trong của nước nói lên điều gì?
(Nước có nhiều chất bẩn, thực vật, động vật phù du hay không)
Nước màu xanh nõn chuối tốt hay xấu?
(Tốt có nhiều loại tảo là thức ăn tốt của tôm cá)
Vì sao nước có màu đen, mùi hôi thối không thể nuôi động vật thủy sản được?
(Có nhiều khí độc và vi trùng gây bệnh)
Nước có hình thức chuyển động nào?
(Sóng, đối lưu lên xuống, dòng chảy làm cho oxi, thức ăn phân bố đều trong vực nước)
Hãy nêu tính chất hóa học của nước
Cho biết tên những sinh vật trong hình 78 SGK
Tảo khuê, tảo dung, tảo 3 góc, trùng ba chi, rong tôm, ốc hến…
Cải tạo nước nhằm mục đích gì?
Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ đủ cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt
Biện pháp cải tạo nước ao?
Thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh
* Củng cố:
Nêu các tính chất hóa học của nước
- Các chất khí hòa tan
- Độ pH
- Các muối hòa tan
1. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản. (15')
- Điều hòa ổn định chế độ nhiệt
- Hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ
- Nồng độ CO2 cao và O2 thấp hơn không khí
2. Tính chất của vực nước nuôi thủy sản. (20')
* Lý học:
- Sự chuyển động của nước
- Nhiệt độ
- Độ trong
- Màu nước
* Hóa học:
- Các chất khí hòa tan
- Độ pH
- Các muối hòa tan
* Sinh học:
=> Nước có 3 tính chất lý học, sinh vật học, hóa học
3. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao. (5')
III. Hướng dẫn học bài. (1')
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi SGK vào vở
- Đọc trước bài thực hành
File đính kèm:
- CN7-HKII.doc