Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 3 - Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện

I. MỤC TIÊU:

Học sinh phải:

- Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều,

- Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều,

- Ham thích tìm tòi kĩ thuật và hứng thú học tập.

- Phát huy trí tưởng tượng không gian của HS.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị nội dung:

- Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa và sách giáo viên.

- Tham khảo các tư liệu có nội dung liên quan.

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Các tranh vẽ hình trong sách giáo khoa.

- Mô hình 3 MP hình chiếu.

- Mô hình các khối đa diện: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

- Các vật mẫu: bao diêm, hộp thuốc lá, bút chì 6 cạnh,

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 3 - Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn: . Tiết: 03 Ngày dạy: ... BÀI 4: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN MỤC TIÊU: Học sinh phải: Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều, Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều, Ham thích tìm tòi kĩ thuật và hứng thú học tập. Phát huy trí tưởng tượng không gian của HS. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Tham khảo các tư liệu có nội dung liên quan. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Các tranh vẽ hình trong sách giáo khoa. Mô hình 3 MP hình chiếu. Mô hình các khối đa diện: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. Các vật mẫu: bao diêm, hộp thuốc lá, bút chì 6 cạnh, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hình chiếu của vật thể? Trong phép chiếu vuông góc có các hình chiếu gì? Có các phép chiếu nào? Đặc điểm của từng phép chiếu? Cho biết vị trí các hình chiếu trên bản vẽ? Hãy kể tên các MP chiếu? Giới thiệu bài dạy: Ở môn toán hình học, các em đã làm quen với 1 số hình đa giác, chúng được vẽ trên 1 MP nên được gị là hình đa giác phẳng. Hôm nay các em sẽ được làm quen với một dạng hình học mới, nó có dạng 3 chiều nên được gọi là hình học không gian 3 chiều. Các khối hình học này chúng có hình dạng ra sao? Hình chiếu của chúng như thế nào? Làm sao để phân biệt được chúng? Để tìm hiểu các vấn đề trên các em học bài 4: “Bản vẽ các khối đa diện”. Bài mới: Giáo viên ghi tựa bài lên bảng. TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS I. Khối đa diện: Là khối hình học được bao bởi các hình đa giác phẳng. II. Hình hộp chữ nhật: 1. Thế nào là hình hộp chữ nhật? Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật. 2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật: Hoàn thành bảng 4.1 K.thước a x h a x b b x h H.dạng Chữ nhật Chữ nhật Chữ nhật H.chiếu Đừng Bằng Cạnh Hình 1 2 3 III. Hình lăng trụ đều: 1. Thế nào là hình lăng trụ đều? Hình lăng trụ đều được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật nằng nhau. 2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều: Hoàn thành bảng 4.2 K.thước a x h a x b b x h H.dạng Chữ nhật D đểu Chữ nhật H.chiếu Đừng Bằng Cạnh Hình 1 2 3 IV. Hình chóp đều: 1. Thế nào là hình chóp đều? Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là 1 đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. 2. Hình chiếu của hình chóp đều: Hoàn thành bảng 4.3 K.thước a x h a x a a x h H.dạng D cân Chữ nhật D cân H.chiếu Đừng Bằng Cạnh Hình 1 2 3 Mỗi hình chiếu thể hiện 2 trong 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Giới thiệu và nêu mục tiêu bài học. HĐ1: Tìm hiểu khối đa diện. - GV cho HS quan sát tranh, mô hình các khối đa diện. + Các khối hình học đó được bao bởi các hình gì? + Em hãy kể một số vật thể có dạng khối đa diện mà em biết? - GV kết luận. HĐ2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật. - Cho HS quan sát tranh và mô hình hình hộp chữ nhật. + Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì? + Các cạnh và các mặt của hình hộp chữ nhật có đặc điểm gì? - GV đặt hình hộp chữ nhật vào trong mô hình 3 MP hình chiếu. + Khi chiếu hình hộp chữ nhật lên MP chiếu đứng thì hình chiếu đứng là hình gì? + Hình chiếu đó phản ánh mặt nào của hình hộp chữ nhật? + Khi chiếu hình hộp chữ nhật lên MP chiếu bằng thì hình chiếu bằng là hình gì? Hình chiếu đó phản ánh mặt nào của hình hộp chữ nhật? + Khi chiếu hình hộp chữ nhật lên MP chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì? Hình chiếu đó phản ánh mặt nào của hình hộp chữ nhật? - Yêu cầu HS quan sát tranh hình 4.3 và hoàn thành bảng 4.1 SGK. + Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì? + Chúng có hình dạng như thế nào? + Chúng thể hiện kích thước nào của hình hộp chữ nhật? - GV nhận xét, kết luận. HĐ3: Tìm hiểu hình lăng trụ đều. - Cho HS quan sát tranh vẽ và mô hình hình lăng trụ đều. + Hình lăng trụ đều được bao bởi các hình gì? + Các cạnh và các mặt của hình lăng trụ đều có đặc điểm gì? - GV đặt mẫu vật hình lăng trụ đều vào trong mô hình 3 MP hình chiếu. Tương tự như ở phần hình chiếu của hình hộp chữ nhật, GV yêu cầu HS quan sát hình 4.5 và trả lời các yêu cầu trong SGK sau đó hoàn thành bảng 4.2. - GV nhận xét, kết luận. HĐ4: Tìm hiểu hình chóp đều. - Cho HS quan sát tranh vẽ và mô hình hình chóp đều. + Hình chóp đều được bao bởi các hình gì? - GV đặt mẫu vật hình chóp đều vào trong mô hình 3 MP hình chiếu. - Yêu cầu HS quan sát hìng 4.7 và trả lời các yêu cầu trong SGK sau đó hoàn thành bảng 4.3. - GV kết luận. * Mở rộng: + Em hãy cho biết các khối đa diện được xác định bằng các kích thước nào? + Mỗi hình chiếu thể hiện 2 kích thước của khối đa diện, vậy chỉ cần 2 hình chiếu là đủ để xác định 3 kích thước của khối đa diện. - HS quan sát. - Các khối hình học được bao bởi: hình tam giác, hình chữ nhật, - Bao diêm, hộp thuốc lá, đai ốc, kim tự tháp Ai Cập, - HS ghi vào vở. - HS quan sát. - Được giới hạn bởi các mặt là các hình chữ nhật. - Các cặp cạnh và các mặt đối xứng nhau thì song song nhau và bằng nhau. - HS quan sát. - Hình chữ nhật. - Mặt trước (Mặt chính diện) - Hình chữ nhật. Hình chiếu bằng thể hiện mặt trên (hay mặt đáy) của hình hộp chữ nhật. - Hình chữ nhật. Hình chiếu cạnh thể hiện mặt bên của hình hộp chữ nhật. - HS quan sát và hoàn thành bảng 4.1. HS làm việc theo nhóm à Nhóm trả lời à Nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh. - HS ghi vào vở. - HS quan sát nhận biết. - Được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. - Các mặt và các cạnh kề nhau thì song song và bằng nhau. - HS quan sát. - HS làm việc theo nhóm à Nêu ý kiến nhóm à Nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh. - HS ghi vào vở. - HS quan sát nhận biết. - Được bao bởi mặt đáy là 1 hình đa giác đều, các mặt bên là các hình tam giac cân bằng nhau có chung đỉnh. - HS quan sát. - HS quan sát và làm việc theo nhóm hoàn thành bảng 4.3. à Nêu ý kiến nhóm à Nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh. - HS ghi vào vở. - Kích thước đáy và chiều cao. HĐ5: Tổng kết bài học. - Yêu cầu một vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Nêu câu hỏi củng cố bài cho HS trả lời. - Dặn dò HS: + Trả lời các câu hỏi cuối bài và làm bài tập ở nhà. + Xem lại nội dung, yêu cầu bài 3, đọc trước bài 5 và chuẩn bị dụng cụ , vật liệu, để tiết sau thực hành. - Nhận xét và đánh giá tiết học. * Nhận xét rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet-3.doc
Giáo án liên quan