1.1.Kiến thức :
- Học sinh biết: được vai trò của gia đình và và kinh tế gia đình: mục tiêu, nội dung chương trình và SGK Công nghệ 6, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập.
1.2.Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức say mê, hứng thú học tập đối với môn học.
180 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3911 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 6 Trường THCS Cầu Khởi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản chi tiêu trong gia đình
- Vật chất gồm những mặt nào?
HS: ăn uống, may mặc, ở, nhu cầu đi lại, sức khỏe.
- Em hãy kể các khoản chi của gia đình em cho việc ăn uống, may mặc và ở.
- Em đi đến trường bằng phương tiện gì? Còn bố mẹ em đi làm bằng phương tiện gì?
- Gia đình em phải chi những khoản gì cho việc học tập?
- Ngoài chi cho việc học tập còn chi cho những nhu cầu gì?
I. Chi tiêu trong gia đình là gì?
- Chi tiêu trong gia là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
II. Các khoản chi tiêu trong gia đình
1.Chi cho nhu cầu vật chất.
- Chi cho ăn uống, may mặc, ở.
- Chi cho nhu cầu đi lại.
- Chi bảo vệ sức khỏe.
2. Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần
- Chi cho học tập
- Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.
- Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội
- Chi cho hội họp, thăm viếng, sinh nhật, đám cưới...
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
- Câu 1: Chi tiêu trong gia đình là gì?
- Câu 2: Gia đình em thường có những khoản chi tiêu nào?
Đáp án câu 1:
- Chi tiêu trong gia là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
Đáp án câu 2:
1.Chi cho nhu cầu vật chất.
2. Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
- Về nhà học bài :
+ Chi tiêu trong gia đình là gì?
+ Các khoản chi tiêu
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Xem trước phần III, IV
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Tiết 66 - Bài 26
Tuần dạy: 37
CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH (tt)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức :
- Biết được chi tiêu trong gia đình là gì ? .
- Các khoản chi tiêu và sự khác nhau về mức chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam, các biện pháp cân đối thu, chi trong gia đình .
1.2. Kĩ năng : Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình.
1.3. Thái độ : Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu.
2. TRỌNG TÂM:
- Chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam
- Cân đối thu, chi trong gia đình
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Hình 4.3
3.2.HS: Xem kỹ bài trước về nhà.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh.
4.2. Kiểm tra miệng:
- Câu 1: Chi tiêu trong gia đình là gì ?(5đ)
Em hãy kể tên những khoản chi tiêu của gia đình ?(5đ)
- Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mản cho nhu cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
- Chi cho nhu cầu vật chất như : ăn, mặc, ở, đi lại.
- Chi cho các nhu cầu văn hoá tinh thần; học tập, giao tiếp, giải trí, tham quan….
4.3. Bài mới :
Hoạt động 1:Vào bài
Mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không?. Gia đình em chi tiêu như thế nào ?Bản thân em có tiết kiệm hay không và làm gì để tiết kiệm ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam
- Theo em mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? Vì sao ?
* Yêu cầu HS hoàn chỉnh bảng 5/SGK 129
- Hãy kể lại những sản phẩm vật chất nào ga đình em tự làm ra để dùng hàng ngày ? ( Rau, qủa, gà, cá ….)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cân đối thu, chi trong gia đình
* GV nêu khái niệm thu, chi cân đối .
- Nêu ích lợi của thu , chi cân đối và tác hại của không cân đối thu, chi ?
* Mỗi gia đình và cá nhân phải luôn có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống ,sinh hoạt hàng ngày nhằm : dành để chi cho những nhu cầu đột xuất ( ốm, đau ) hoặc tích lũy để mua sắm những vật dụng đắt tiền hoặc cần chi phí một khoản lớn nào đó như : đám cưới, xây hoặc sửa nhà cửa .
* Thông qua 4 ví dụ về thu, chi GV hỏi :
- Chi tiêu như vậy đã hợp lý chưa ?
- Như thế nào là thu, chi hợp lý ?
- Gia đình em chi tiêu như thế nào ?
- Bản thân em có tiết kiệm hay không và làm gì để tiết kiệm ?
( Tiết kiệm một chút tiền qùa sáng, mua áo, quần loai vừa phải mà không mua loại qúa đắt .)
* Nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân đã được thỏa mãn hoặc không được thỏa mãn
Ví dụ :
- Các em cần mua sách , vở, đồ dùng dạy học tập vào đầu mùa khai giảng năm học mới
- Một HS thấy có một bộ quần áo thật đẹp , mốt, em rất thích nhưng bố mẹ không đồng ý mua vì em còn nhiều quần áo chưa dùng hết .
* Yêu cầu HS quan sát H.4.3
- Em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp : Rất cần – cần – chưa cần ?
+ Rất cần, cần : Cho dù hàng đắt vẫn phải mua .
VD: Sách vở cần cho học tập, quần áo cần mặt hàng ngày..
+ Chua cần : Hàng rẽ cũng không mua , hàng không phù hợp không mua .
* GV nêu các loại tích lũy cho HS làm quen
- Muốn có kiến thực học tập ( tích lũy kiến thức)
- Muốn có vốn phải “ học ăn, học nói, học gói, học mỡ”
- Tích lũy phải theo cách “ kiến tha lâu cũng đầy tổ “
* Hàng ngày có ý thức tiết kiệm ta sẽ có được một khoản tiền chi cho các nhu cầu cần thiết .
VD: Mỗi tháng gia đình tiết kiệm được 100 ngàn thì 5 tháng sau bố mẹ có thể mua cho em một chiếc xe đạp .
Ở nông thôn, việc tích lũy còn giúp phát triển kinh tế gia đình như: có tiền mua cây, con giống mới cho năng suất cao, có tiền để mở rộng chuồng trại chăn nuôi, vườn cây, đầu tư sản xuất .
III. Chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam
IV. Cân đối thu, chi trong gia đình
1. Chi tiêu hợp lý :
Dù ở nông thôn hay thành phố , mức tiêu của mỗi gia đình đều phải được cân đối với khả năng thu nhập của gia đình, đồng thời phải có tích lũy .
2. Biện pháp cân đối thu, chi :
a. Chi theo kế hoạch
Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập .
b. Tích lũy (tiết kiệm )
- Hàng ngày có ý thức tích lũy giúp ta có được một khoản tiền chi cho những việc đột xuất ..
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
- Câu 1: Mức chi tiêu ở thành phố và nông thôn khác nhau không ?
- Câu 2: Làm thế nào để cân đối thu, chi trong gia đình ?
- Đáp án câu 1: Mức chi của một gia đình nông thôn ở nông thôn thấp hơn một gia đình ở thành phố .Bởi vì mức sống ở thành phố cao hơn , thu nhập của gia đình cao hơn đòi hỏi nhu cầu chi tiêu tăng.
Đáp án câu 2:
- Phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu .
- Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết .
- Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập .
4.5. Hướng dẫn HS tự học :
- Đối với bài học ở tiết học này:Về nhà học bài :
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị cho tiết sau thực hành : giấy, bút mực, bút chì .
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Tiết 67 – Bài.....
Tuần dạy:37
Thực hành : BÀI TẬP VỀ
TÌNH HUỐNG THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức :
- Nắm vững kiến thức về thu chi trong gia đình. Xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm .
1.2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tính toán .
1.3. Thái độ :
- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
2. TRỌNG TÂM:
- Xác định thu nhập của gia đình
- Xác định mức chi tiêu của gia đình
3. CHUẨN BỊ:
3.1: GV: Nghiên cứu kĩ các ví dụ trong cân đối thu chi .
3.2:HS: Giấy, vở, bút mực, bút chì .
4.TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3. Thực hành :
* GV phổ biến kế hoạch thực hành
- Phân nhóm .
- Giới thiệu mục tiêu bài .
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- Kiểm tra kiến thức đã học :
+ Thu nhập của gia đình bao gồm những loại nào?
+ Chi tiêu của gia đình bao gồm những khoản nào ?
- Gia đình ở thành phố chi tiêu như thế nào ?
- Gia đình ở nông thôn chi tiêu như thế nào ?
* GV phân công :
- 2 nhóm xác định thu chi gia đình ở thành phố .
- 2 nhóm xác định thu chi gia đình ở nông thôn .
* GV nêu qui trình thực hiện
- GV hướng dẫn HS tính số thóc của gia đình nông thôn: 5 tấn thóc trừ đi 1,5tấn (để ăn) sau đó nhân với giá bán 1kg thóc .
- Tổng thu nhập của gia đình bao gồm tiền bán thóc, rau,qủa và sản phẩm khác .
* GV theo dõi kiểm tra và sửa chữa cho HS
+ Yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết qủa .
+ Nhóm khác nhận xét bổ sung .
Hoạt động 2: Xác định mức chi tiêu của gia đình
HS: Mỗi cá nhân tự trình bày
Hoạt động 3: Cân đối thu, chi
- Kiểm tra kiến thức đã học :
+ Thế nào là cân đối thu, chi ?
+ Nêu biện pháp để cân đối thu, chi ?
- Yêu cầu HS đọc tình huống a: Gia đình em có 4 người, mức thu nhập một tháng là 4.000.000 đồng ( ở thành phố) và 2.000.000 đồng (ở nông thôn ). Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 100.000 đồng .
* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống .
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận để giải quyết tình huống a .
* GV theo dõi kiểm tra HS thảo luận .
+ Yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết qủa .
+ Nhóm khác nhận xét bổ sung .
@ Giáo viên yêu cầu HS đọc tình huống b, c .
b) Mỗi ngày bố mẹ cho em 15000đ để ăn sáng . Em thường mua quà sáng 10000đ / ngày . Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn nhân ngày sinh nhật . Em có để dành được không ?
c) Em tham gia kế hoạch nhỏ như: nuôi gà, trồng rau và hoa ở vườn, gom sách báo cũ ….để bán lấy tiền mừng tuổi tết ….
Tổng số tiền mỗi năm em có khoảng 200.000 đồng .
Em sử dụng khoản tiền đó như thế nào ?
Em để dành được bao nhiêu ?
+ Học sinh làm việc cá nhân trả lời tình huống a, b .
+ Gọi học sinh khác nhận xét bổ sung ( nếu có )
I. Xác định thu nhập của gia đình:
* Thực hiện theo qui trình :
- Bước 1:
+ Xác định tổng thu nhập 1 tháng của gia đình ở thành phố .
+ Xác định thu nhập của gia đình ở nông thôn trong một năm .
- Bước 2: Học sinh tính tổng thu nhập của gia đình .
II. Xác định mức chi tiêu của gia đình :
III. Cân đối thu, chi:
Tình huống a: Mức thu nhập như vậy là chưa cân đối với việc chi, tiêu trong gia đình.
4.4. Đánh giá, nhận xét:
- GV đánh giá kết quả tính toán thu chi và cân đối thu chi của các nhóm HS .
- GV nhận xét tiết thực hành .
4.5. Hướng dẫn HS tự học :
- Đối với bài học ở tiết học này: Về nhà xem lại bài thực hành .
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: không
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- giao an cong nge 6 tron bo hay.doc