Giáo án Công nghệ 6 - Bài 7: Thực hành- Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật

A- Mục tiêu.

- Khâu hoàn chỉnh vỏ gối theo đúng yêu cầu kĩ thuật.

- Hoàn thành cá khâu trang trí vỏ gối theo ý thích của mình.

- Có ý thức, thái độ học tập đúng đắn.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị mẫu vỏ gối đã hoàn chỉnh, mẫu vỏ gối đang hoàn thành. Kim chỉ, chỉ thêu màu.

HS: Mẫu vỏ gối đang hoàn thành ở bài trước. Chuẩn bị kim, chỉ khâu, chỉ thêu màu.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Bài 7: Thực hành- Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15. Tuần 8. Thứ ngàytháng.năm 200.. Bài 7: Thực hành. Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật. Mục tiêu. Khâu hoàn chỉnh vỏ gối theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Hoàn thành cá khâu trang trí vỏ gối theo ý thích của mình. Có ý thức, thái độ học tập đúng đắn. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị mẫu vỏ gối đã hoàn chỉnh, mẫu vỏ gối đang hoàn thành. Kim chỉ, chỉ thêu màu. HS: Mẫu vỏ gối đang hoàn thành ở bài trước. Chuẩn bị kim, chỉ khâu, chỉ thêu màu. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong hai tiết học trước các em dã tiến hành hoàn thành chiếc vỏ gối hình chữ nhật. Hôm nay chúng ta cùng nhau hoàn chỉnh vỏ gối và tiến hành thêu trang trí vỏ gối theo đúng quy trình và theo trí thẩm mĩ của mỗi người. Hoạt động 2: Hoàn thiện và trang trí vỏ gối. Gv tiếp tục hướng dẫn học sinh hoàn thành vỏ gối. 15 20 Học sinh tiếp tục khâu các bộ phận còn lại: c- úp hai mặt phải vải vào nhau (hai miếng ở trên), khâu 1 đường xung quang cách mép 0,8 đến 1cm. - Dùng đường khâu thường khâu mau mũi, khoảng cách mũi bằng 0,2mm. d- Lộn vỏ gối sang mặt phải qua chỗ nẹp gối, vuốt phẳng đường khâu. khâu một đường xung quanh cách mép gấp 2cm để tạo diềm vỏ gối và chỗ lồng ruột gối. Dùng đường may mũi đột mau. * Hoàn thiện sản phẩm: Đính khuy hoặc làm khuyết, đính khuy vào nẹp vỏ gối ở 2 vị trí cách đầu nẹp 3cm. * Trang trí vỏ gối. - Thêu dăng ten trang trí trên vỏ gối theo các mẫu thêu ở tiểu học. - Khâu đăng ten xung quanh diềm gối. Củng cố. GV yêu cầu học sinh thu và nộp bài thực hành. Nhận xét về ý thức , thái độ học tập và kết quả thu được của bài thực hành. Hướng dẫn về nhà áp dụng bài thực hành vào các sản phẩm trong đời sống. Chuẩn bị ôn tập kiến thức trọng tâm của toàn chương. . Tiết 16. Tuần 8. Thứ ngàytháng.năm 200.. ôn tập chương i A- Mục tiêu. - Củng cố kiến thức đã tìm hiểu về các loại vải thường dùng trong may mặc. - Vận dụng những kiến thức đã học vào việcmay mặc của bản thân và gia đình. - Có ý thức tiết kiệm, biết sử dụng trang phục một cách gọn gàng, lịch sự. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung toàn chương trong SGK và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập. HS: Ôn tập hệ thống kiến thức toàn chương. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Chúng ta dã cùng nhau nghiên cứu xong nội dung của toàn chương I: may mặc trong gia đình. Hôm nay chúng ta cùng nhau hệ thống lại kiến thức đã học để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết một tiết. Hoạt động 2: Hệ thống ôn tập. Câu hỏi 1: GV nêu câu hỏi: Hãy nêu nguồn gốc, quy trình sản xuất, tính chất của vải sợi thiên nhiên. Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. Gọi học sinh trả lời. GV nhận xét và kết luận chung. Câu 2: GV nêu câu hỏi: Hãy nêu nguồn gốc, quy trình sản xuất, tính chất của vải sợi hoá học. Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. Gọi học sinh trả lời. GV nhận xét và kết luận chung. Câu 3: Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay. Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. Gọi học sinh trả lời. GV nhận xét và kết luận chung. Câu 1. a- Nguồn gốc. - Vải sợi thiên nhiên dược dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên, có nguồn gốc từ thực vật như: Bông, lanh, đay, gai và có nguồn gốc từ động vật như: tơ tằm, lông cừu, lông dê, lạc đà, vịt - Quy trình sản xuất. + Cây bôngốQuả bôngố Xơ bôngố Sợi dệtố Vải sợi bông. + Con tằmố Kén tằmốSợi tơ tằmố Sợi dệtố Vải sợi tơ tằm. b-Tính chất. - Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ nhàu, vải sợi bông giặt lâu khô. Khi đốt tro bóp dễ tan. Câu 2: a- Nguồn gốc. - Được dệt từ các sợi do con người làm ra từ một số chất hoá học lấy từ tre, gỗ nứa, than đá, dầu mỏ Đáp án: + Vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp. + Sợi visco, axetat, gỗ, tre, nứa. + Sợi nilon, sợi plyeste, dầu mỏ, than đá. b- Tính chất. - Sợi nhân tạo: Hút ẩm cao, ít nhàu, tro bóp dễ tan, cứng lại trong nước. - Sợi tổng hợp: Hút ẩm thấp, không bị nhàu, tro vón cục, bóp không tan. Câu 3: Vải sợi pha được sử dụng rông rãi trong may mặc vì vải sợi pha có đầy đủ những ưu điểm của những sợi thành phần. 4- Củng cố. Gv nhấn mạnh trọng tâm của bài ôn tập: Nguồn gốc, tính chất và quy trình sản xuất của các loại vải. 5- Hướng dẫn về nhà. Tiếp tục ôn tập các phần còn lại và tự tìm ra các câu hỏi quan trọng, trọng tâm của toàn chương. .

File đính kèm:

  • doccn6 t8.doc
Giáo án liên quan