Giáo án chuẩn Lớp 5 - Tuần 18

 

Tiết 2: THỂ DỤC

Tiết 35: Đi đều vòng phải vòng trái đổi chân

khi đi đều sai nhịp – trò chơi

“Chạy tiếp sức theo vòng tròn”

A- Mục tiêu:

- Ôn động tác đi đều, vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.

- Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.

B- Địa điểm – phương tiện:

- Sân trường kẻ sân chơi trò chơi.

C- Nội dung và phương pháp lên lớp.

 

doc30 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chuẩn Lớp 5 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữa bài kiểm tra định kì. B- Dạy – học bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn bài mới. 1- Hình thành biểu tượng hình thang. - GV cho HS quan sát hình vẽ “cái thang” để nhận ra hình ảnh của cái thang sau đó yêu cầu h/s quan sát hình thang ABCD trong SGK và trên bảng. + H/s quan sát và ghi nhớ vẽ hình thang 2- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang - GV yêu cầu h/s quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang và trả lời câu hỏi. + Học sinh quan sát mô hình về hình thang và hình vẽ tiêu biểu + Hình thang có mấy cạnh. + Có hai cạnh nào song song với nhau A B D C + Hình thang có 4 cạnh. + Có 2 cạnh đối diện song song với nhau. + GV kết luận: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy (Đáy lớn DC, đáy bé AB) 2 cạnh kia gọi là 2 cạnh bên. - GV yêu cầu H/s quan sát hình thang ABCD trong SGK (hoặc trên bảng) và giới thiệu về đường cao AH và chiều cao của hình thang (độ dài AH) + Em hãy quan sát hình và cho biết đường cao AH có quan hệ như thế nào với 2 đáy của hình thang. + Đường cao AH vuông góc với 2 đáy của hình thang. - GV kết luận về đặc điểm của hình thang. - GV gọi 1 vài h/s lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. 3. Thực hành: Bài tập số 1: + H/s nêu yêu cầu – tự làm- đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. + Một vài nhóm báo cáo kết quả. H1,2; 4, 5, 6 là hình thang. + Vì sao em lựa chọn những hình đó là hình thang. + 1 vài h/s giải thích. Bài tập số 2: + H/s nêu yêu cầu – tự làm bài. - GV gọi 1 học sinh nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp. - H 1, 2 có 2 cặp cạnh đối diện song song. - H3 chỉ có 1 cặp cạnh đối diện song song - Hình 1 có 4 góc vuông. - Trong 3 hình trên hình nào là hình thang. - Hình 3 là hình thang. - GV nhấn mạnh: Hình thang chỉ có 1 cặp cạnh đối diện song song. Bài tập số 3 + H/s nêu yêu cầu – tự làm bài - đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau – 1h/s lên bảng. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. - Dưới lớp so sánh đối chiếu nhận xét bài. Bài tập số 4: - GV yêu cầu h/s quan sát hình vẽ. A B D C + Hình thang ABCD có những góc nào vuông. - GV yêu cầu h/s đọc khái niệm về hình thang vuông (SGK – Trang 92) Hình thang ABCD có: Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy AB và DC nên hình thang ABCD là hình thang vuông. + Vậy hình thang ABCD có cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy nên hình thang ABCD gọi là hình gì? (Hình thang vuông) C. Củng cố: GV nhận xét giờ học. Dặn dò: Chuẩn bị bài diện tích hình thang Khoa học Bài 36: Hỗn hợp I- Mục tiêu: Sau khi học, học sinh biết. - Cách tạo ra một hỗn hợp. - Kể tên một số hỗn hợp. - Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. II- Đồ dùng: - Hình – 75. + Muối, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa. + Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông. + Hỗn hợp chứa chất lỏng không bị hoà tan vào nhau (Dầu ăn – nước) cốc, thìa. + Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước. III- Các hoạt động dạy học. A- KTCB. + Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác 3 h/s thực hiện. + Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. + Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng B- Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động I: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị”. * Mục tiêu: Biết cách tạo ra hỗn hợp. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu h/s hoạt động nhóm 4, tạo ra 1 hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột, công thức do các nhóm chọn và ghi vào báo cáo. + Các nhóm hoạt động pha chế trước khi pha nhóm trưởng cho các bạn nếm riêng từng chất – ghi nhận xét vào báo cáo. - Trong quá trình tạo ra hỗn hợp nhóm trưởng cho các bạn nếm riêng từng chất. đ ghi nhận xét vào báo cáo sau khi chộn xong cho các bạn nếm thử hỗn hợp của gia vị và ghi nhận xét vào báo cáo - Trộn đều rồi nếm hỗn hợp ghi nhận xét vào báo cáo. 2 nhóm. + Thảo luận trả lời câu hỏi. + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần những chất nào? + Để tạo ra hỗn hợp ra vị cần có muối tinh, mì chính, hạt tiêu. + Hỗn hợp là gì? + Hỗn hợp: Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo nên. - GV nhận xét kết luận HĐ1. Hoạt động 2: Thảo luận * Mục tiêu: kể tên một số hỗn hợp. * Cách tiến hành: - Yêu cầu h/s thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi. + H/s thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi + Theo bạn không khí là 1 chất hay 1 hỗn hợp? + Đại diện từng nhóm báo cáo mỗi nhóm 1 nội dung. + Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết. + Dưới lớp theo dõi nhận xét. - GV nhận xét chốt lại: Không khí là một hỗn hợp vì trong không khí có chứa khí Ôxi, khí nitơ và khí các-bon-nic trong thực tế ta thường gặp 1 số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” * Mục tiêu: Biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp. * Cách tiến hành: - GV đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình) Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào bảng con nhóm nào dơ bảng trước- kết quả đúng là thắng cuộc. + H/s tham gia chơi thi giữa các nhóm. Kết quả: H1: Làm lắng H2: sảy H3: lọc - GV nhận xét chốt lại hoạt động 3. Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp * Mục tiêu: H/s thực hành cách tách ra khỏi 1 số hỗn hợp. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu H/s thảo luận nhóm 4 thực hành các bước ở mục thực hành thí nghiệm. Sau đó ghi kết quả vào phiếu mỗi nhóm chỉ làm 1 trong 3 bài thực hành trên + Các nhóm tiến hành làm thực hành và ghi kết quả vào phiếu. + Đại diện 3 nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung. VD: Kết quả báo cáo bài 1: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cắt trắng. + Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước (cát trắng, nước) + Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phếu lọc. + Kết quả: Các chất rắn không hoà tan được giữ lại ở giấy lọc, nước chảy qua phễu xuống chậu. - GV nhận xét chốt lại cách làm đúng . C- Củng cố: GV nhận xét giờ học. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài 37. Âm nhac GV chuyên ngành soạn Tiết 5: Sinh hoạt lớp tuần 18 Sơ kết lớp - Sơ kết học kì I. Kể chuyện Tiết 17: Kể chuyện đã nghe - đã đọc. I- Mục đích yêu cầu: 1- Rèn kĩ năng nói: - Biết tìm và kể về một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II- Đồ dùng dạy học: - Một số sách, truyện, bài báo liên quan III- Các hoạt động dạy – học: Â- Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh kể về một buổi đầm ấm của gia đình. - Gọi học sinh nhận xét bạn kể - Nhận xét cho điểm học sinh B- Dạy – học bài mới: 1- Giới thiệu bài: Kể lại những câu chuyện người biết sống đẹp. 2- Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi học sinh đọc đề bài - Phân tích đề bài; gạch dưới các từ ngữ: được nghe, được đoc, biết sống đẹp, niềm vui, hạnh phúc - Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý. - GV yêu cầu học sinh giới thiệu câu chuyện mình định kể cho các bạn biết b) Kể trong nhóm: - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn c) Kể trước lớp: - Tổ chức cho học sinh thi kể - Khuyến khích học sinh hỏi lại bạn về tính cách nhân vật; ý nghĩa của truyện - Gọi học sinh nhận xét bạn kể chuyện - Nhận xét cho điểm học sinh 2 học sinh nối tiếp nhau kể chuyện Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe 2 học sinh nối tiếp đọc thành tiếng Học sinh theo dõi - 2 học sinh đọc nối tiếp Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu - 4 học sinh tạo thành nhóm 1 học sinh kể, học sinh khác lắng nghe Trao đổi ý nghĩa câu chuyện 3-5 học sinh thi kể chuyện và trao đổi nội dung chuyện. Nhận xét-bình chọn. Củng cố - dặn dò: - Nhân xét tiết học Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Địa lý Bài 18: Ôn tập học kì 1. I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. - Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng, biển lớn của nước ta. II- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ trống Việt Nam - Bản đồ phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam. III- Các hoạt động dạy – học: 1- Kiểm tra bài cũ: Gọi: 3 học sinh lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài tập giờ trước. - GV nhận xét cho điểm học sinh. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Gv đưa ra một số câu hỏi để học sinh thảo luận. + Câu hỏi: * Chỉ trên bản đồ Việt Nam phần đất liền của nước ta; các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; Đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc ? * Chỉ trên bản đồ: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn, Sông Hồng, Sông Thái Bình; đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. * Nêu đặc điểm chính của: Địa hình Khí hậu Sông ngòi Đất; rừng * Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất, sống chủ yếu ở đâu ? * Nước ta có những ngành công nghiệp và thủ công nghiệp nào ? * Đường sắt có vai trò quan trọng như thế nào trong việc vận chuyển hàng hóa ? * Kể tên cac sân bay quốc tế của nước ta ? * Chỉ trên bản đồ Việt Nam đường sát Bắc-Nam, quốc lộ 1A. Gv nhận xét, bổ sung. 3 học sinh lần lượt trả lời câu hỏi. * Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta ? * Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta ? * Nước ta có những ngành công nghiệp và thủ công nghiệp nào ? - Học sinh thảo luận theo các nhóm - Cử đại diện báo cáo kết quả. - Học sinh lần lượt lên chỉ trên bản đồ. - Học sinh khác nhậ xét, bổ sung. - Học sinh chỉ trên bản đồ các đồng bằng, sông lớn, dãy núi. Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung. Học sinh nêu các đặc điểm chính. Học sinh bổ sung ý kiến. Nước ta có 54 dân tộc Dân tộc kinh đông nhất. Sống chủ yếu ở vùng đồng bằng. Học sinh nêu ý kiến Lớp nhận xét. Học sinh nêu nhận xét Vài học sinh thực hiện chỉ trên bản đồ Học sinh nhân xét, bổ sung. 3- Củng cố - dặn dò: Sau bài học, em thấy đất nước ta như thế nào ? Về học kĩ bài. Giờ sau kiểm tra học kì 1. Tiết 5: Sinh hoạt lớp tuần 18 Sơ kết lớp - Sơ kết học kì I.

File đính kèm:

  • docGA5tuan 18.doc