Giáo án chuẩn Lớp 5 - Tuần 15

Tiết 2: THỂ DỤC

Bài số 29: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.

Trò chơi " Thỏ nhảy”

 I/ Mục tiêu

 - HS ôn bài TDPTC. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác.

 - Ôn trò chơi" Thỏ nhảy " Yêu cầu chủ động chơi để thể hiện tính đồng đội cao.

 II/ Địa điểm - phương tiện

 - Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.

 - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân trước.

 iII/ Hoạt động dạy- học

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chuẩn Lớp 5 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. - Cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích và tự hào với sản phẩm của mình làm được. II/ Đồ dùng dạy- Học - Tranh ảnh minh hoạ. - Mẫu đẹp. III/ Hoạt động dạy- học * Hoạt động 3: HS thực hành. - YC HS nhắc lại các thao tác kĩ thuật của cắt, khâu, thêu và trang trí túi xách tay đơn giản. ( GV có thể ghi lại quy trình thực hiện lên bảng) - GV nhận xét và hệ thống lại cách thực hiện theo một quy trình nhất định. - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1và nhận xét. - Gọi HS nhắc lại yêu cầu thực hành và thời gian hoàn thành sản phẩm. - Quan sát uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật. * Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân. _ Yêu cầu HS nhắc lại cách đánh giá sản phẩm. - Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu. - GV nhận xét đánh giá sản phẩm theo 2 mức: Hoàn thành(A) chưa hoàn thành(B). HS thao tác đúng kĩ thuật đẹp có sáng tạo đánh giá HTT(A+). - HS nhắc lại. - HS nghe. - Nhắc lại yêu cầu của GV. -HS tiếp tục thực hành - Trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của GV. - Nhắc laị cách đánh giá sản phẩm. - HS tham gia đánh giá sản phẩm. *Nhận xét - Dặn dò. - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2007 Tiết 2: Tập làm văn Luyện tập tả người. ( Tả hoạt động). I/ Mục tiêu Giúp HS: + Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé tập đi, tập nói. + Chuyển một phần của dàn ý viết đoạn văn tả hoạt động của em bé. II/ đồ dùng dạy- học. - HS chuẩn bị tranh ảnh về một em bé. - Giấy khổ to, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1.Kiểm tra bài cũ : Goi 1- 2 HS đọc đoạn văn giờ trước đã làm. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét- cho điểm. 2. Dạy - học bài mới. 2.1 Giới thiệu bài: Các em đã tả hoạt động của một người. Tiết tập làm văn hôm nay sẽ lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoặc một bạn nhỏ em bé đang tuổi tập nói, tập đi, viết một đoạn văn tả hoạt động của em bé hoặc của bạn nhỏ dựa vào dàn ý đã lập. 2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài tập 1: -HS đọc yêu cầu - cả lớp đọc thầm. -Bố cục của một dàn ý ? -Cách trình bày một dàn ý ? -3 HS nối tiếp đọc phần gợi ý trong bài - HS tự lập dàn ý vào vở . -Mỗi tổ có một học sinh làm bài và bảng nhóm . - HS trình bày dàn ý của mình ? -Chọn ra bạn lập dàn ý tốt nhất ? -Nhận xét và chữa . **Chú ý cách sắp xếp ý trong dàn ý . * Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm. -Nêu yêu cầu của bài tập ? -Bố cục của đoạn văn ? -Cách trình bày đoạn văn ? -Để viết được đoạn văn em cầ làm gì ?? -HS viết bài vào vở – Mỗi tổ có một HS làm vào bảng nhóm . - HS trình bày đoạn văn của mình. - Cùng HS nhận xét, sửa chữa . - GV nhận xét- cho điểm những bài đạt yêu cầu. Chọn ra HS làm đoạn văn hay nhất . GV tuyên dương động viên những HS đó . -Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bế ở tuổi tập nói , tập đi . -HS làm dàn ý và một HS lập dàn ý ra giấy khổ to. Làm theo gợi ý: + Mở bài: Giới thiệu em bé định tả:... tên em bé, tuổi em bé,.. + Thân bài: Tả bao quát về hình dáng của bé. Thân hình bé... Mái tóc.... Khuôn mặt.... Tay chân:.... Tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé.... Hoạt động lúc chơi, lúc đi và tập nói... + Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về bé. -Dựa vào dàn ý đã lập , hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc của em bé . -HS nhận xét. -Quan sát các hoạt động của em bé định tả hoặc của bạn nhỏ . 3. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Toán Tiết 75 : Giải toán về tỉ số phần trăm. I/ Mục tiêu - HS biết cách giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. II/ Hoạt động dạy- học A. ổn định lớp: B. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng tìm % của 25: 100 và 30: 300. -Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét- cho điểm.. C. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Giảng bài: 2-1 Ví dụ A : -GV nêu ví dụ -HS đọc lại ví dụ -Phân tích đề ? -Cách tìm tỉ số phần trăm ? -Một HS lên bảng – Cả lớp làm bài vào vở . -Tổ chức nhận xét , bổ sung ý kiến ? **Muốn tìm tỉ số phần trăm ta làm thế nào ? -Cho nhiều hS đọc nối tiếp nhau. Ví dụ B: -Gv nêu nội dung của ví dụ B -HS đọc lại ví dụ . -HS nêu cách tính -HS thực hiện vào giấy nháp . -Một S lên bảng làm -Nhận xét – Củng cố cách tính ? *Cho HS nối tiếp nhau đọc cách tính tỉ số % 2-2 Luyện tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - HS nêu yêu cầu của bài tập số 1. - HS làm bài tập vào bảng con . - GV nhận xét – Sửa sai ngay cho HS ** Tại sao em viết được như vậy ? Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS nêu yêu cầu của bài tập 2. - HS làm bài tập vào vở . - HS chữa bài. **Nêu cách tính tỉ số % của hai số ? Bài 3: - HS đọc bài . - HS thảo luận theo nhóm 2 để phân tích đề và tìm hướng giải . -Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm ? Các nhóm # nhận xét , bổ sung - HS lên bảng làm bài tập. - HS làm bài tập vào vở –GV chấm một số bài . - HS chữa bài. **Củng cố cách tính tỉ số % Bài tập cho biết : Cả trường có : 600 HS Nữ có : 315 em Tìm tỉ số % của HS nữ và số HS toàn trường ? Bài giải : Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường là : 315 : 600 = 0,525 = 52,5 % Đáp số : 52,5 % Muốn tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 ta -Tìm thương của 315 và 600 . -Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % và bên phải tích vừa tìm được . Trong 80kg nước biển có :2.8kg muối Tìm tỉ số phần trăm lượng muối trong 80kg nước biển ? Tỉ số phần trăm lượng muối có trong 80kg nước biển sẽ là : 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5 % Đáp số : 3,5 % - Viết thành tỉ số phần trăm theo mẫu : 0,57 = 57% ; 0,3 = 30% ; 0,234 = 23,4% ; 1,35 = 135% Vì 0,57 = 57/100 = 57 % - Tính tỉ số % của hai số theo mẫu : a) 19 : 30 = 0,6333 =63,33% b) 45 : 61 = 0,7377 = 73,77% c) 1,2 : 26 = 0,0461 = 4,61% - 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3. - HS nêu. - HS chữa bài: Bài giải Tỉ số phần trăm của học sinh nữ và số học sinh cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 =52% Đáp số: 52% - Nhận xét và bổ sung. 4. Củng cố - Dặn dò. - G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Khoa học Bài 30 : Cao su. I/ Mục tiêu : Sau bài học HS biết - Kể tên các vật được làm bằng cao su. - Nêu các vật liệu được chế ra cao su. - Nêu tính chất và công dụng của cao su.. - Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng cao su. II/ Đồ dùng dạy học - Hình và thông tin trang 62, 63 SGK. III/ Hoạt động dạy- học A. Khởi động: B. Kiểm tra bài cũ: HS đọc mục bạn bạn cần biết ở bài trước. + Thuỷ tinh có tính chất gì?(...) + Em hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh? (...) - GV nhận xét- cho điểm.. C. Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài:... 2 /Tiến hành : Hoạt động 1: Làm việc theo cá nhân. * Mục tiêu: Kể tên được một số đồ dùng làm bằng cao su. * Cách tiến hành: - HS đọc thông tin và trả lời. + Hãy kể tên một số đồ dùng làm bằng cao su? - Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 62,63 SGK và cho biết. + Em thấy cao su có tính chất gì? - GV giảng và kết luận: Có rất nhiều đồ dùng được làm bằng cao su như đã kể ở trên. Cao su dẻo, bền và cũng bị mòn ngoài tính tính chất trên cao su còn có tính chất gì nữa chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. - Đọc thông tin và trả lời: -Xăm xe, lốp xe, găng tay, ủng, dây chun, dây curoa, dép,... - Cao su dẻo, bền cũng bị mòn. - HS nghe. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. * Mục tiêu: - Nêu tính chất và công dụng của cao su. - Nêu các vật liệu được chế ra cao su. * Cách tiến hành: - HS đọc thông tin -HS nhận dụng cụ thí nghiệm - Làm thí nghiệm , thảo luận nhóm sau đó ghi lại kết quả và báo cáo theo nội dung in sẵn . Thí nghiệm 1: - GV phát cho mỗi nhóm 1 quả bóng cao su yêu cầu HS giơ cao quả bóng sau đó ném xuống nền nhà. Thí nghiệm 2: - HS kéo căng sợi dây chun rồi thả tay ra. Thí nghiệm 3: Thả một đoạn dây chun vào bát có nước. - HS quan sát vật thật sau đó xác định dây cao su sau khi đã bỏ ra khỏi bát nước - GV giúp đỡ các nhóm. Thí nghiệm 4: - HS lên đốt 1 đầu của dây cao su. + Em thấy nóng tay không? Điều đó chứng tỏ điều gì? + Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có tính chất gì? - GV giảng và kết luận: ... +Em có biết nguyên liệu chế tạo cao su? b/ YC HS đọc mục bạn cần biết: 4. Củng cố - Dặn dò. Mục tiêu: - Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng cao su. - Gọi HS nhắc lại tính chất của cao su. + Chúng ta cần làm gì để bảo quản đồ bằng cao su? - Nhận xét tiết học. - Quả bóng nảy lên chỗ quả bóng đập xuống nề nhà bị lõm sau đó lại trở về hình dáng ban đầu, chứng tỏ cao su có tính đàn hồi. - Khi buông sợi dây ra dây lại trở về hình dáng ban đầu. Chứng tỏ cao su có tính đàn hồi . - Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra chứng tỏ cao su không tan trong nước. - Khi đốt một đầu sợi dây không thấy đầu kia nóng .Chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém. - Cao su có tính đàn hồi tốt không tan trong nước, cách nhiệt. - HS nghe. - Cao su được chế tạo bằng than đá và dầu mỏ( cao su nhân tạo) Hoặc có thể chế biến từ mủ cao su( cao su tự nhiên) - 2-3 HS đọc mục bạn cần biết. - Chúng ta cần cẩn thận không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nhiệt độ cao( cao su dễ bị chảy) hoặc để nơi có nhiệt độ quả thấp( cao su sẽ bị giòn, cứng,..) Tiết 4: âm nhạc ôn tập :tập đọc nhạc (GV chuyên soạn) Tiết 5: Sinh hoạt Nhận xét tuần I / Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 15. - Bình xét thi đua học sinh từng tổ. - Rút kinh nghiệm khắc phục nhược điểm. - Văn nghệ. II/ Cách tiến hành: 1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- Lớp trưởng điều khiển. - Các tổ trưởng báo cáo. - ý kiến của các thành viên. - Tự xếp loại HS của tổ. - ý kiến của GV chủ nhiệm lớp. 2 . Kế hoạch tuần 16: 3. Văn nghệ lớp

File đính kèm:

  • docGAtuan15.doc