THỂ DỤC
Bài số 27: ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ.
Trò chơi " Thăng bằng
I/ Mục tiêu
- HS ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác.
- Học động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn trò chơi" Thăng bằng " Yêu cầu chủ động chơi để thể hiện tính đồng đội cao.
II/ Địa điểm - phương tiện
- Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi.
42 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chuẩn Lớp 5 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong SGK nêu đặc điểm và trả lời câu hỏi.
+ Túi HCN gồm có những bộ phận nào?
+ Túi được thêu trang trí ra sao?
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS và chốt lại:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
Mục tiêu: giúp HS nắm chắc các thao tác kĩ thuật của cắt, khâu, thêu, trang trí túi xách tay đơn giản.(theo quy trình).
-YC HS đọc nội dung mục 1,2(SGK) kết hợp với quan sát hình..và trả lời các câu hỏi.
+ Hãy giải thích và minh hoạ một số điểm cần lưu ý khi cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản?
- YC HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV chốt lại:
- GV hướng dẫn nhanh lại toàn bộ các thao tác kĩ thuật.
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tổ chức cho HS tập làm.
* Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.
- Quan sát, nhận xét mẫu.
- Trả lời câu hỏi.
- Túi HCN bao gồm thân túi và quai túi. Quai túi được đính vào hai bên cạnh của miệng túi.
- Một mặt của thân túi được thêu trang trí.
- Lắng nghe GV giảng.
- Đọc SGK mục 1,2 kết hợp với quan sát hình.
- HS báo cáo kết quả và bổ sung ý kiến.
+ Thêu trang trí trước khi khâu túi. bố trí hình thêu cho cân đối trên một nửa mảnh vải dùng để khâu túi.
+ Khâu miệng túi rồi mới khâu thân túi...
+ Khâu phần thân túi cần gấp đôi mảnh vải( mặt phải úp vào nhau, mặt trái ra ngoài)...
+ Đính quai túi ở mặt trái của túi., cần đính chắc vào miệng túi.
- HS chú ý quan sát.
- Nhắc lại cách thực hiện:.
- Học sinh tập làm theo thao tác kĩ thuật.
- Ghi tên bài vào vở.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2007
Tiết 2: Tập làm văn
Luyện tập làm biên bản cuộc họp.
I/ Mục tiêu
Giúp HS: + Thực hành viết biên bản cuộc họp đúng thể thức của văn bản.
II/ đồ dùng dạy- học.
- Viết sẵn nội dung biên bản và gợi ý.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1.Kiểm tra bài cũ : + Thế nào là biên bản? Biên bản thường có mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
- GV nhận xét- cho điểm.
2. Dạy - học bài mới.
2.1 Giới thiệu bài: Trong những năm học ở trường Tiểu học, các em đã tổ chức nhiều cuộc họp. Mỗi cuộc họp cần ghi lại biên bản. Hôm nay cô sẽ HD các em viết biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em.
2.2 Hướng dẫn HS học bài:
* Tìm hiểu ví dụ:
Gọi HS đọc đề của bài tập - cả lớp đọc thầm.
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn về việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp và nói những gì?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào?
- YC HS làm bài tập.
- GV gợi ý cách làm.
- YC HS làm bài tập( GV giúp đỡ nhóm yếu)
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
1 HS đọc bài - cả lớp đọc thầm.
- HS nêu.
VD: + Em viết biên bản về cuộc họp lớp.
+ Em viết biên bản về cuộc họp Chi đội.
- Cuộc họp diễn ra vào lúc ... giờ tại phòng họp của lớp 5A.
Cuộc họp đó bàn về ngày nhà giáo VN 20/11.
- Cuộc họp đó có đầy đủ các bạn HS lớp 5A và cô giáo chủ nhiệm.
- Bạn Hải điều hành cuộc họp.
- Các thành viên tham dự cuộc họp nói lên ý kiến của mình. Sau đó với bàn về văn nghệ.
- Các thành viên dự cuộc họp thống nhất ý kiến.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- HS nghe.
- HS nghe và nêu ý kiến về bài làm của bạn.
Trường tiểu học.... Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Lớp : Độc lập - Tự do- Hạnh phúc.
Tam Quan, ngày... tháng ... năm 2007.
Biên bản họp lớp.
I- Thời gian , địa điểm.
- Thời gian:...
- Địa điểm:...
II- Thành phần tham dự.
- Cô: ...
- Toàn thể lớp .
III- Chủ toạ, thư kí cuộc họp
- Chủ toạ:...
- Thư kí:...
IV- Chủ đề cuộc họp:
V- Diễn biến cuộc họp.
1. Nội dung:....
2. Thảo luận:....
3. Kết luận cuộc họp.
Cuộc họp kết thúc lúc ... giờ cùng ngày.
Thư kí. Chủ toạ.
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết2 Toán
Tiết 70: Chia một số thập phân cho một số thập phân.
I/ Mục tiêu
- HS nắm được cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng giải bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân.
II/ Hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài:
b/ Giảng bài:
* Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
VD1: GV nêu bài toán ở ví dụ 1: HD HS giải bài toán: 23,56 : 6,2 = ? kg. như SGK
- Nhấn mạnh đối với quy tắc này đồi hỏi xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia( chứ không phải ở số bị chia).
VD2: Nêu phép chia và làm tương tự như VD1. 82,55 :1,27 = ?
- Gọi HS đọc quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ GV kết luận:
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập .
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn giải được bài toán này ta cần làm như thế nào?
+ GV kết luận:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo hình thức ..
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- HS theo dõi và thực hiện cùng GV.
23,56 : 6,2 = 3,8 (kg).
82,55 :1,27 = 65.
- 3-4 hS Nêu quy tắc .
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:a) 3,4; b) 1,58; c) 51,52; d) 12.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:.Tóm tắt:
4,5 lít: 3,42 kg.
8 lít:..........kg.
Bài giải:
Một lít dầu hoả cân nặng là:
3,42:4,5 = 0,76(kg).
8 lít dầu hoả cân nặng là:
0,76 x 8 = 6,08(kg)
Đáp số: 6,08 kg.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu YC của bài 3.
- HS nêu.
- Nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: Bài giải
Ta có: 429,5 : 2,8 = 153( dư 1,1) Vậy 429,5 m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải.
Đáp số: 153 bộ quần áo;
thừa 1,1m
- Nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết3 Khoa học
Bài 28: Xi Măng.
I/ Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình và thông tin trang 58, 59 SGK.
III/ Hoạt động dạy- học
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc mục bạn bạn cần biết ở bài trước.
+ Gạch ngói khác đồ sành, sứ ở chỗ nào?(...)
- GV nhận xét- cho điểm..
3. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài:...
Hoạt động 1: Làm việc theo cá nhân.
* Mục tiêu: Kể tên được một số nhà máy xi măng ở nước ta?
* Cách tiến hành:
- YC HS đọc thông tin và trả lời.
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Hãy kể tên một số nhà máy xi măng lớn ở nước ta?
- - Cho HS quan sát tranh minh hoạ H1, 2 trang 58.
- GV giảng và kết luận: Nước ta có rất nhiều đá vôi những khu vực gần núi đá vôi thường được xây đựng các nhà máy xi măng như: Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nam,... đây là xi măng chưa được đóng bao, xi măng được làm từ vật liệu gì và chúng có tính chất gì? chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
- Đọc thông tin và trả lời:
- Xi măng dùng để xây nhà, cầu cống, ...
+ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch; Bỉm Sơn; Hà Giang, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng, Hà Tiên,..
- Quan sát H1,2.
- HS nghe.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
* Cách tiến hành:
- YC HS đọc và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
+ Xi măng có tính chất gì?
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Vữa xi măng do nguyên liệu nào tạo thành?
+ Vữa xi măng có tính chất gì? và vữa xi măng dùng để làm gì?
+ Bê tông do các vật liệu nào tạo thành? Bê tông có ứng dụng gì?
+ Bê tông cốt thép là gì? Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
+ Cần có lưu ý gì khi sử dụng vữa xi măng ?
+ Ta cần bảo quản xi măng như thế nào? Tại sao?
- GV giảng và kết luận:
b/ YC HS đọc mục bạn cần biết:
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại tính chất của xi măng.
- Nhận xét tiết học.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
- Xi măng là dạng bột mịn có màu xanh xám hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô khi khô kết thành tảng cứng như đá.
- Dùng để xây nhà...
- Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều với nhau.
- Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô, khi khô trở nên cứng không rạn nứt không thấm nước. Người ta dùng vữa xi măng để trát nhà, bể, tường,...
- Bê tông là hỗn hợp do nước, đá, cát, xi măng trộn đều, bê tông là hỗn hợp chịu nén dùng đổ cột đổ trần, làm móng nhà,...
- Hỗn hợp như bê tông đổ vào khôn có cốt thép. Họ dùng bê tông cốt thép để làm nhà cao tầng và một số công trình lớn.
- Vữa xi măng phải dùng ngay sau khi trộn... làm xong phải rửa tay ngay.
- Cần để xi măng cẩn thận nơi khô ráo, thoáng khí,, dùng chưa hết phải buộc chặt. Vì xi măng dạng bột có thể gây bụi, bẩn, xi măng gặp không khí sẽ kết tảng.
2-3 HS đọc mục bạn cần biết.
- Xi măng là dạng bột mịn có màu xanh xám hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô khi khô kết thành tảng cứng như đá.
- HS nghe.
Tiết4 âm nhạc.
Ôn 2 bài hát: những bông hoa những bàI ca, ước mơ
(gv chuyên ngành soạn)
Tiết 5 Sinh hoạt
Nhận xét tuần
I / Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 14.
- Bình xét thi đua học sinh từng tổ.
- Rút kinh nghiệm khắc phục nhược điểm.
- Văn nghệ.
II/ Cách tiến hành:
1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- Lớp trưởng điều khiển.
- Các tổ trưởng báo cáo.
- ý kiến của các thành viên.
- Tự xếp loại HS của tổ.
- ý kiến của GV chủ nhiệm lớp.
2 . Kế hoạch tuần 15:
File đính kèm:
- GAtuan14in.doc