CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( Tiết 1) .
I. MỤC TIÊU
Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.
- Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
- HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
- Học sinh có thái độ tôn trọng chân thành khi giao tiếp
- Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi .
II. CHUẨN BỊ
- Vở bài tập Đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chuẩn dạy tuần 26 lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét kết quả giờ học.
- Ôn 8 động tác thể dục đã học.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu ngày 14 tháng 3 năm 2014.
Tiết 1: Chính tả – Toán
NTĐ1
NTĐ2
TẬP CHÉP: CÁI BỐNG
I. MỤC TIÊU
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10 - 15 phút.- Điền đúng vần anh, ach; chữ ng, ngh vào chỗ trống.Bài tập 2, 3 (SGK).
II. CHUẨN BỊ
GV: - Bảng phụ.
HS: VBT, Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết tính độ dài đường gấp khúc ; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- HS yếu biết làm một số bài đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
TG
NTĐ1
NTĐ2
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS làm bài tập,
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
GV nói mục đích yêu cầu của bài học.
2.2. Hướng dẫn HS tập chép:
- GV gọi 2 HS đọc bài
+ Tìm tiếng dễ viết sai
- Yêu cầu HS phân tích tiếng khó, viết bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV quan sát uốn nắn cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở,
Lưu ý: nhắc HS cách viết tên bài giữa trang vở, viết lùi vào 1 ô chữ đầu câu 6. Viết sát lề chữ đầu câu 8. Nhắc HS chữ đầu câu, chữ sau dấu chấm phải viết hoa.
- GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ để HS soát lại. GV dừng lại ở những chữ khó viết, ®¸nh vÇn lại tiếng đó. Sau mỗi câu hỏi xem HS có viết sai chữ nào không. Hd các em gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến.
- GV chấm một số vở, mang số còn lại về nhà chấm.
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS quan sát tranh và làm bài
- Lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng
3. Củng cố – dặn dò.
- GV nhận xét tiết học khen những HS chép bài chính tả đúng, đẹp.
- Về nhà chép lại đọan văn cho đúng, sạch, đẹp, làm BT.
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Luyện tập.
Bài 1:
- Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: ABCD, ABDC, CABD, CDAB, …
- Khi làm bài, yêu cầu HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên là được.
Bài 2: HS tự làm, chẳng hạn:
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 4 + 5 = 11(cm)
Đáp số: 11 cm.
Bài 3: HS tự làm, chẳng hạn:
Chu vi hình tứ giác DEGH là:
4 + 3 + 5 + 6 = 18(cm)
Đáp số: 18cm.
Bài 4:
a) Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm)
Đáp số: 12cm.
b) Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm)
Đáp số: 12 cm.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Trò chơi: Thi tính chu vi
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Số 1 trong phép nhân và phép chia.
Tiết 2: Toán - Chính tả
NTĐ1
NTĐ2
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: SGK, bảng phụ.
Học sinh: Vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
SÔNG HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.- Làm được BT(2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
- HS: Vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
NTĐ1
NTĐ2
1. KTBC :
Gọi học sinh lên bảng: Điền dấu >, <, =
27 … 38 54 … 59
12 … 21 37 … 37
45 … 54 64 … 71
2. Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Cho HS làm bảng lớp và bảng con
Gợi ý giúp HS làm
Nhận xét cho đểm
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Giáo viên gắn mẫu lên bảng.
Số liền sau của 80 là 81.
Muốn tìm số liền sau của 1 số ta đếm thêm 1.
Nhận xét sửa chữa
Bài 3: Yêu cầu gì?
- Khi so sánh số có cột chục giống nhau ta làm sao?
- Còn cách nào so sánh 2 số nữa?
- Nhận xét tuyên dương
- Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
- Phân tích số 87 và làm mẫu
- Nhận xét sửa chữa
3. Củng cố- dặn dò :
- Đọc các số theo thứ tự từ 20 đến 40; 50 đến 60; 80 đến 90.
- Về nhà tập so sánh lại các số có hai chữ số đã học.
- Chuẩn bị: Bảng các số từ 1 đến 100.
1. Bài cũ: Vì sao cá không biết nói?
- Gọi 3 HS lên bảng tìm từ theo yêu cầu.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết:
- GV đọc bài lần 1 đoạn viết.
+ Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào?
+ Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào?
* Hướng dẫn cách trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ khó cho HS viết.
* Viết chính tả:
* Soát lỗi:
* Chấm bài:
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài:1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 4 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ưt.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại. Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII
Tiết 3: Âm nhạc - Âm nhạc
NTĐ1
NTĐ2
HỌC HÁT BÀI
“HÒA BÌNH CHO BÉ”
I . MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Hát chuẩn xác bài "Hoà bình cho bé"
- Bảng phụ chép sẵn lời ca.
HS: Thanh phách, SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HỌC HÁT BÀI:
CHIM CHÍCH BÔNG.
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II/ CHUẨN BỊ:
Hát chuẩn xác bài Chim chích bông.
Nhạc cụ gõ: song loan , thanh phách, trống nhỏ, xúc xắc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
NTĐ1
NTĐ2
1- Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS hát bài "Quả"
H: Bài hát do ai sáng tác ?
GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài
+ GV hát mẫu lần 1
2.2. Dạy hát:
- Cho HS đọc lời ca
+ Dạy hát từng câu
GV hát từng câu và bắt nhịp cho HS hát
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Cho HS hát liên kết 2 câu một sau đó hát cả bài
+ Cho HS hát cả bài
- GV hướng dẫn và làm mẫu
- GV theo dõi, chỉnh sửa
3.2- Gõ đệm bằng nhạc cụ gõ:
- Hướng dẫn HS hát kết hợp với gõ trống;
Thanh phách và song loan
3- Củng cố, dặn dò
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm
- Cả lớp hát và vỗ tay (1lần)
- Nhận xét chung giờ học
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chim chích bông.
GV cho HS biết bài hát Chim chích bông có giai điệu nhí nhảnh, vui tươi , hồn nhiên, gần gũi với ngôn ngữ của trẻ em. Tác giả Nguyễn Viết Bình đã nhân cách hóa chim chích bông, coi chim chích bông là bạn bè thân thiết của các em.
GV hát mẫu, vừa hát vừa đệm đàn cho HS nghe.
GV cho HS đọc lời ca dựa trên cơ sở thơ 3 chữ.
Dạy cho HS hát từng câu hát ngắn. Nhắc HS hát đúng những tiếng luyến có trong bài như: tiếng “bưởi” luyến lên ( tức là phần cuối tiếng bưởi cao hơn so với phần đầu của tiếng, tiếng “ơi” luyến xuống ( gần cuối tiếng ơi hát nhẹ hơn), ngân dài 1 phách rưỡi nghỉ 1 phách rưỡi.
Khi HS hát cả bài đến chích bông ơi GV đếm 2, 3 theo phách để HS hát tiếp.
3- Củng cố, dặn dò
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm
- Cả lớp hát và vỗ tay (1lần)
- Nhận xét chung giờ học
Tiết 4: NTĐ 2: Tập làm văn
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. TẢ NGẮN VỀ BIỂN.
I. MỤC TIÊU
- Biết đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước (BT1).
- Viết được những câu trả lời về cảnh biển (đã nói ở tiết Tập làm văn tuần trước – BT2).
- HS yếu viết được một đoạn văn ngắn tả biển.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần. Các tình huống viết vào giấy. Vở bài tập Tiếng Việt.
- HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : Đáp lời đồng ý. QST, TLCH:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại.
- Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
Bài 2:
- Treo bức tranh.
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Sóng biển ntn?
+ Trên mặt biển có những gì?
Trên bầu trời có những gì?
- Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình.
- Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS.
- Cho điểm những bài văn hay.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở.
- Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII.
- HS 1: Đọc tình huống.
HS 2: Nói lời đáp lại.
- Tình huống a.
HS 2: Cháu cảm ơn bác ạ./ Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay./…
- Tình huống b
HS 2: Cháu cảm ơn cô ạ./ May quá, cháu cảm ơn cô nhiều./ Cháu cảm ơn cô. Cô sang ngay nhé./
- Tình huống c
HS 2: Hay quá. Cậu sang ngay nhé./ Nhanh lên nhé. Tớ chờ…
- Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.
- Sóng biển xanh như dềnh lên./
Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh.
- Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn.
Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng.
- HS tự viết trong 7 đến 10 phút.
- Nhiều HS đọc.
VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
Tiết 5: Sinh hoạt - Sinh hoạt
SINH HOẠT.
1. Nhận định tình hình chung của lớp
- Nề nếp : Là tuần học thứ 26 của năm học lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra. Còn 1 số em hay nghỉ học
- Học tập : Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt.
2/. Kết quả đạt được
-Tuyên dương :chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài
3/Phương hướng tuần tới.
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra.
File đính kèm:
- lop ghep 12 tuan 26.doc