I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Học sinh có những hiểu biết nhất định về lịch sử truyền thống của Thành phố Đà Lạt và Đức Trọng, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương cũng như của đất nước trong không khí mừng xuân, đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét đổi thay trong đời sống văn hoá ở Thành phố Đà Lạt và Đức Trọng, cũng như trên cả đất nước Việt Nam.
2. Tự hào và yêu mến quê hương Đà Lạt, Đức Trọng và đất nuớc Việt Nam.
3. Biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán, phát huy bản sắc dân tôc Việt Nam.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt, Đức Trọng.
- Các địa danh, danh lam, thắng cảnh của thành phố Đà Lạt, Đức Trọng.
- Những thông tin về kinh tế – văn hoá – xã hội – kiến trúc của Đà Lạt.
- Những bài hát, bài thơ, ca ngợi thành phố Đà Lạt, Đức Trọng.
- Những nét đẹp truyền thống của con người Đà Lạt, Đức Trọng.
(Tập trung nhiều nét tinh hoa văn hóa 3 miền của đất nước)
2. Hình thức hoạt động:
- Thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp.
- Trải qua 3 phần thi:
+ Thi giới thiệu về thành phố và con người Đà Lạt hoặc Đức Trọng bằng tiểu phẩm. (3 phút)
+ Thi trả lời câu hỏi tìm hiểu về truyền thống văn hoá, con người Đà Lạt, Đức Trọng.
+ Thi hùng biện: Làm hướng dẫn viên du lịch nhí, giới thiệu về danh lam, thắng cảnh Đà Lạt, ĐT
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tuần 17 - Mừng Đảng, mừng xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48: SINH HOẠT LỚP
Tuần 17 Tiết 49: CHÀO CỜ
Tiết 50 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
Chủ điểm tháng 1 và 2
BÀI 1: THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Học sinh có những hiểu biết nhất định về lịch sử truyền thống của Thành phố Đà Lạt và Đức Trọng, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương cũng như của đất nước trong không khí mừng xuân, đón tết cổ truyền của dân tộc.. Hiểu được những nét đổi thay trong đời sống văn hoá ở Thành phố Đà Lạt và Đức Trọng, cũng như trên cả đất nước Việt Nam.
2. Tự hào và yêu mến quê hương Đà Lạt, Đức Trọng và đất nuớc Việt Nam.
3. Biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán, phát huy bản sắc dân tôc Việt Nam.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt, Đức Trọng.
- Các địa danh, danh lam, thắng cảnh của thành phố Đà Lạt, Đức Trọng.
- Những thông tin về kinh tế – văn hoá – xã hội – kiến trúc của Đà Lạt.
- Những bài hát, bài thơ, ca ngợi thành phố Đà Lạt, Đức Trọng.
- Những nét đẹp truyền thống của con người Đà Lạt, Đức Trọng.
(Tập trung nhiều nét tinh hoa văn hóa 3 miền của đất nước)
2. Hình thức hoạt động:
- Thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp.
- Trải qua 3 phần thi:
+ Thi giới thiệu về thành phố và con người Đà Lạt hoặc Đức Trọng bằng tiểu phẩm. (3 phút)
+ Thi trả lời câu hỏi tìm hiểu về truyền thống văn hoá, con người Đà Lạt, Đức Trọng.
+ Thi hùng biện: Làm hướng dẫn viên du lịch nhí, giới thiệu về danh lam, thắng cảnh Đà Lạt, ĐT
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐÔNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Chuẩn bị tư liệu về Đà Lạt, về Đức Trọng.
+ “Đà Lạt 110 năm hình thành và phát triển”
+ “Đà Lạt – Thành phố cao nguyên”.
+ “Dư địa chí Lâm Đồng”
- Các bài thơ, bài hát ca ngợi về Đà Lạt, Đức Trọng.
- Thang điểm chấm:
+ Phần giới thiệu đội thi, giới thiệu “Thành phố của em” : 10 điểm.
+ Phần trả lời câu hỏi tìm hiểu : 10 điểm. (Mỗi đội trả lời 3 câu hỏi)
+ Phần “Em làm hướng dẫn viên” : 10 điểm.
à Nội dung phần: “Thành phố của em” : - Giới thiệu về Đà Lạt, con người Đà Lạt.
- Hoặc giới thiệu về Đức Trọng, con người Đức Trọng.
à Nội dung phần: “Vòng quanh thành phố”: Gồm những câu hỏi sau đây
Câu 1: Thành phố Đà Lạt được bác sĩ người Pháp gốc Thuỵ Sĩ Alexande Yersin tìm ra khi nào?
Trả lời: 21/06/1893.
Câu 2: Em hãy giải thích về tên gọi của thành phố Đà Lạt?
Trả lời: Dàlàc phát âm theo tiếng dân tộc Lạt là Đạqlạch – Nguồn nước của người Lạt.
Câu 3: Ô chữ gồm chín chữ, đó là tên con thác đẹp cách trung tâm đà Lạt 3 Km về phía Tây. Tên thác cũng là tên dòng suối nhỏ nối Hồ Xuân Hương với thác?
Trả lời: Thác Cam Ly.
Câu 4: Aáp Hà Đông hiện nay ở đâu? Aáp được thành lập khi nào? Do ai thành lập?
Trả lời: Aáp Hà Đông hiện nay ở phường 7 và phường 8. Thành lập năm 1938, do Tổng đốc Hoàng Trọng Phu mộ dân tỉnh Hà Đông ở miền Bắc lập ấp trồng rau để cung cấp rau xanh cho thành phố.
Câu 5: Hãy kể tên các loại cây đặc sản của Đà Lạt?
Câu 6: Hãy hát bài hát về Đà Lạt mà em biết?
Câu 7: Hãy kể tên tất cả những thác ở Đức Trọng? Hát bài hát về Đức Trọng mà em biết?
Câu 8: Thành phố Đà Lạt đón nhận danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” khi nào?
Trả lời: 22/12/2000.
Câu 9: Cách Mạng tháng tám thành công tại Đà Lạt khi nào?
Trả lời : 23/08/1945.
Câu 10: Thành phố Đà Lạt có bao nhiêu đơn vị hành chính?
Trả lời : 12 phường, 3 xã.
Câu 11: Huyện Đức Trọng có bao nhiêu đơn vị hành chính?
Trả lời : 14 xã, thị trấn.
Câu 12: Đức Trọng được giải phóng vào ngày tháng nào của mùa xuân năm 1975?
Trả lời : 28/03/1975.
Có thể hỏi thêm:
- Hãy kể tên các phong tục Tết Nguyên Đán mà bạn biết?
- Ở quê bạn có những phong tục gì khi đón mừng năm mới?
- Bạn hãy hát một bài hát về mùa xuân.
- .
2. Tổ chức thực hiện:
- GVCN nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức, giới thiệu tài liệu để học sinh tham khảo, tự tìm hiểu.
- Hội ý cán bộ lớp, chi đội để thực hiện công tác chuẩn bị, phân công việc:
+ Người dẫn chương trình: Chi đội trưởng.
+ BGK : Cử đại diện 3 học sinh, GVCN.
+ Trang trí: Tổ trực lớp.
+ Cán sự lớp chuẩn bị bảng điểm.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động:
- Hát tập thể.
- Người dẫn chương trình nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu (nếu có), giới thiệu chương trình hoạt động và thể lệ, hình thức cuộc thi, giới thiệu BGK.
2. Thi đua giữa các tổ:
* Phần thi: Thành phố của em. ( BGK chấm điểm.)
* Phần thi: Vòng quanh thành phố. ( BGK nhận xét, cho điểm.)
* Phần thi: Em làm hướng dẫn viên. ( BGK cho điểm.)
- Văn nghệ, trò chơi xen kẽ.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Người dẫn chương trình công bố kết quả thi.
- Mời GVCN nhận xét và trao quà thưởng.
- Dẫn chương trình nhận xét chung, rút kinh nghiệm.
- Cho lớp hát tập thể một bài , sau đó tuyên bố kết thúc hoạt động.
____________________________________
File đính kèm:
- Tuan 17.doc