I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
- Hiểu được thế nào là đoàn kết tương trợ?
- Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ với mọi người.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người.
- Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người.
- Thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn bè, làng xóm, láng giềng.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
- Có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tiết 8: Đoàn kết tương trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
8
8
7
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Hiểu được thế nào là đoàn kết tương trợ?
Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ với mọi người.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người.
Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người.
Thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn bè, làng xóm, láng giềng.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
Có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.
Bài tập tình huống GDCD 7.
Tranh ảnh với chủ đề: Đoàn kết
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Cho ví dụ về tôn sư trọng đạo?
GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của câu ca dao sau đây:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
HS: Tự trình bày ý kiến của mình.
GV: Kết luận vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC:
HS: Đọc truyện trong sách giáo khoa.
GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1+2:
Câu hỏi: Khi lao động lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì?
Đáp án: Chưa hoàn thành công việc, khu đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp lại có nhiều nữ.
Nhóm 3+4:
Câu hỏi: Lớp 7B đã có hành động đẹp như thế nào đối với lớp 7A? Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau của hai lớp.
Đáp án:Lớp 7B đã sang giúp đỡ lớp 7A.
Câu nói “Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm”.
Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc. Cả hai lớp, người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi.
“Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình”
Nhóm 5+6:
Câu hỏi: Những việc làm của lớp 7B thể hiện đức tính gì?
Đáp án: Thể hiện tinh thần đoàn kết.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Trong cuộc sống, không phải lúc nào tự bản thân em cũng có thể giải quyết được mọi vấn đề. Có những lúc khó khăn các em cần phải có sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn bè thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy các em cần phải có sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và lao động.
Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3:
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI:
GV: Em hãy cho một số ví dụ về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.
HS: Nhân dân đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau chống và khắc phục hậu quả thiên tai bão lụ; Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
GV: Gia đình em, bản thân em đã từng tham gia các hoạt động mang tính đoàn kết tương trợ nào?
HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời.
GV: Ở trường, lớp em đã tổ chức các hoạt động nào để thể hiện sự đoàn kết tương trợ?
HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời.
GV: Địa phương em sự đoàn kết tương trợ được thể hiện bằng những việc làm như thế nào như thế nào?
HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời
GV: Kết luận:
Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 4:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC:
GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là đoàn kết tương trợ?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Hãy nêu một số hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ trong cuộc sống?
(Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những hoạt động của đoàn kết tương trợ)
GV: Đoàn kết tương trợ có ý nghĩa như thế nào?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời.
GV: Học sinh chúng ta cần phải làm gì để có tinh thần đoàn kết tương trợ?
HS: Liên hệ thực tế để trả lời.
GV: Kết luận:
Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 5:
LUYỆN TẬP:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng.
GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày.
Khái niệm:
- Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta dễ hợp tác với mọi người.
- Được mọi người yêu quý.
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn.
- Là truyền thống quý báu của dân tộc.
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay.
Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau.
Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T8.doc