Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tiết 3: Tôn sư trọng đạo

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

- Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo?

- Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

- Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

- Giúp học sinh biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ:

- Biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo.

- Phê phán nhưng thấi độ vô lễ, vô ơn đối với thầy cô giáo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tiết 3: Tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 7 7 6 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo? Vì sao phải tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Giúp học sinh biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ: Biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo. Phê phán nhưng thấi độ vô lễ, vô ơn đối với thầy cô giáo. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Tranh ảnh với chủ đề: Tôn sư trọng đạo. Truyện kể: Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là lòng yêu thương con người? Em hãy kể một câu chuyện về lòng yêu thương con người. Đáp án: GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Nhà cô giáo Lan bên cạnh nhà một cô giáo Hậu đã nghỉ hưu mới chuyển từ nơi khác đến. Ngày 20 – 11, học trò của cô Lan tấp nập đến thăm cô với những bó hoa chúc mừng. Còn bên nhà cô giáo Hậu thì im lìm, vắng vẻ. Buổi tối, khi cô Hậu đang ngồi xem ti vi thì có tiếng gõ cửa. Cô Hậu ra mở cửa, thật bất ngờ đứng trước cửa là cô giáo Lan cùng đứa con nhỏ của mình, trên tay hai mẹ con đang cầm hai bó hoa tươi thắm. Cô Lan nói: “Hôm nay ngày 20 – 11, em xin chúc cô mạnh khoẻ”. Cô Hậu xúc động và cảm ơn cô Lan và thầm nghĩ. Theo em cô Hậu sẽ nghĩ gì? HS: Tự nêu cảm xúc của mình GV: Kết luận vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC: HS: Đọc truyện “Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu ” GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1+2: Câu hỏi: Cuộc gặp gỡ của thầy trò trong câu chuyện có gì đặc biệt? Đáp án: Thầy trò sau bốn mươi năm mới gặp lại nhau. Nhóm 3+4: Câu hỏi: Những chi tiết nào của câu chuyện thể hiện sự tôn sư trọng đạo của học sinh đối với thầy cô giáo của mình? Đáp án: Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết; Tặng thầy những bó hoa tươi thắm; Kể về những kỉ niệm của thầy và trò; Nhóm 5+6: Câu hỏi: Việc học sinh nhắc lại những kỉ niềm về thầy giáo của mình nói lên điều gì? Đáp án: Nói lên lòng biết ơn của học trò đối với thầy. HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đó chính là đạo đức của con người ân nghĩa, luôn nhớ về những người đã dạy mình và biết làm những việc để thể hiện lòng biết ơn đó. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ BẢN THÂN: GV: Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo đã và đang dạy mình? HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời. GV: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lòng tôn sư trọng đạo của con người ít nhiềøu đã bị tác động bởi cơ chế thị trường, cho nên lòng tôn sư trọng đạo không được còn sâu sắc như ngày xưa. Em hãy cho biết ý kiến của mình về vấn đề này. HS: Tự liên hệ để trả lời. GV: Em có dự định gì trong ngày 20 – 11 sắp đến để thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy các cô? HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời. GV: Theo em, để học sinh luôn nhớ về thầy cô, luôn có tình cảm gắn bó giữa thầy và trò thì thầy cô cần phải làm những gì? HS: Học sinh tự nêu quan điểm của mình. GV: Kết luận:Lòng tôn sư trọng đạo hiện nay mặc dù vẫn được duy trì, nhưng đối với một số ít người thì không còn sâu sắc như ngày xưa, bởi đã bị tác động bởi cơ chế thị trường, mối quan hệ thầy trò không còn là quan hệ tình cảm thiêng liêng, mà trở thành mối quan hệ thực dụng, trao đổi kinh tế. Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC: GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là ttôn sư? HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời. GV: Thế nào là trọng đạo? HS: Tự nghiên cứu trả lời. GV: Hãy nêu những biểu hiện của lòng tôn sư trọng đạo? (Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những biểu hiện của trung thực) GV: Lòng tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào? HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời. GV: Kết luận: Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa. HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng. GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày. Khái niệm: - Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. - Trọng đạo: Coi trọng những gì thầy cô giáo dạy mình. Biểu hiện: - Luôn nhớ về thày cô. - Có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với thầy cô. - Luôn làm những điều tốt đẹp. Ý nghĩa: - Là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Làm cho tình cảm thầy trò càng thêm gắn bó. - Con người sống có nhân nghĩa. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay. Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở.

File đính kèm:

  • docT7.doc