I. YÊU CẦU GIÁP DỤC:
1. Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức các môn học.
2. Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập.
3. Rèn tư duy nhanh nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời câu hỏi.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Kiến thức của các bộ môn đã học ở lớp trước và kiến thức học trong tháng 9, tháng 10 ở lớp 7.
- Các kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp trình độ và lứa tuổi.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi trả lời câu hỏi giữa các lớp của khối 7.
- 6 lớp 7 bốc thăm thành 2 đội thi :
+ Đội Thông Xanh: Gồm các lớp 7A1, 7A2, 7A4.
+ Đội Đoàn kết: Gồm các lớp 7A3, 7A5, 7B.
- Nội dung thi gồm bốn phần:
+ Phần 1: Ai thông minh. Phần thi này gồm những câu hỏi dạng trắc nghiệm, chọn nhanh, đúng 1
câu được 1 điểm. Mỗi đội có 10 câu hỏi trả lời nhanh. Thời gian 5 phút.
+ Phần 2: Ai nhanh hơn. Phần thi này người dẫn chương trình nêu câu hỏi, đội nào phất cờ nhanh
hơn sẽ giành quyền trả lời. Ưu tiên bổ sung một lần. Nếu sai, nhường
quyền trả lời cho đội khác. Phần thi này gồm 20 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trả
lời trong 1 phút.
+ Phần 3: Tiếp sức. Mỗi đội sẽ điền vào chổ trống một bài thơ. Sau đó đọc phần phiên âm, và phần
dịch nghĩa. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài. Chuẩn bị 3 phút,
trình bày 5 phút.
+ Phần 4: Về đích. Mỗi đội tự chọn cho mình một lĩnh vực về Toán, Văn, Anh, Lý, Địa ; Sau
đó thực hiện yêu cầu của câu hỏi thuộc lĩnh vực mình chọn. Nếu trả lời hoàn
toàn chính xác thì đạt 10 điểm. Chuẩn bị 3 phút, trình bày 5 phút.
9 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Bài 3: Hội vui học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt – có tiếng ngâm bài thơ này. Từ đó, bài thơ này được gọi là bài thơ thần.
- Nội dung và nghệ thuật: Bằng thể thơ
thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, “Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Số 5: Môn Địa.
Câu hỏi:
Điều kiện nào để có cảnh quan rừng rậm xanh quanh năm?
* - Nhiệt độ cao quanh năm (> 25OC)
- Mưa nhiều (> 2000 mm), mưa quanh năm, không có tháng nào không có mưa.
- Độ ẩm không khí cao (> 80%)
Phần thi dành cho khán giả:
CÂU HỎI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
ĐÁP ÁN
Câu 1: Hình ảnh nào sau đây không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn.
a. Bóng trăng. b. Bóng trúc.
c. Rừng thông. d. Suối chảy.
Hãy đọc những câu thơ có những hình ảnh còn lại.
HẾT.
* Bóng trăng.
* - Côn Sơn suối chảy rì rầm.
- Trong ghềnh thông mọc như nêm.
- Trong rừng có trúc bóng râm.
Câu 2: Từ “Bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
a. Anh Nam là con trai của bác tôi.
b. Người là cha, là Bác, là anh. HẾT.
* Từ “Bác” trong ví dụ a.
Câu 3: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
a. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng.
b. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông
Như Nguyệt.
c. Trần Quang Khải chống giặc Mông – Nguyên
ở bến Chương Dương.
d. Quang Trung đại phá quân Thanh. HẾT.
* b. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông
Như Nguyệt.
Câu 4: Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai? Bạn có biết câu chuyện nào liên quan đến nhân vật này không? HẾT.
* Lê Lợi.
* Truyện: Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
Câu 5: Sông nào nổi sóng bạc đầu
Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan.
Là sông nào? HẾT.
* Sông Bạch Đằng.
Câu 6: Điền vào ô vuông các số từ 1" 9, không có ô nào trùng số, sao cho: Tổng các số hàng ngang bằng tổng các số hàng dọc, và bằng tổng các số trên đường chéo và bằng 15.
HẾT.
4
9
2
3
5
7
8
1
6
Câu 7: Ai - người bơi giỏi, lặn tài
Khoan ngầm thuyền giặc, đánh bài đặc công.
Đáng đời lũ giặc Nguyên – Mông.
Xuống chầu hà bá, đáy sông nộp mình?
Là ai? HẾT.
* Yết Kiêu.
Câu 8: Con vua nhưng sống thanh bần
Tấm lòng hiếu thảo, xa gần ngợi ngợi khen.
Bánh giầy dẻo, bánh chưng rền
Dâng lên hương vị tổ tiên quê nhà?
Là ai? HẾT.
* Lang Liêu.
Câu 9: Vua nào đã bốn nghìn xuân
Vẫn ghi công đức, toàn dân phụng thờ.
Là ai? HẾT.
* Vua Hùng.
Câu 10: Ai người bóp nát quả cam
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân
“Phá cường địch, báo hoàng ân”
Dựng nên cờ nghĩa xả thân diệt thù.
Là ai? HẾT.
* Trần Quốc Toản.
Câu 11: Khu vực nào của Châu Á tập trung đông dân cư nhất?
a. Bắc Á.
b. Trung và Nội Á.
c. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á. HẾT.
* Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.
2. Tổ chức hoạt động:
- Lập ban tổ chức gồm 6 GVCN khối lớp 7.
- Mỗi lớp cử 3 diện tham gia thi. Theo sự bốc thăm, lớp 7A2 + 7A4 + 7A1 = Đội Thông xanh.
lớp 7A5 + 7A3 + 7B = Đội Đoàn kết.
- Hai HS dẫn chương trình : - Lê Thị Bích Hạnh, lớp 7A1.
- Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, lớp 7A3.
- GVCN lớp 7A3 chịu trách nhiệm về nội dung câu hỏi, đáp án và xây dựng chương trình hoạt động.
- HS lớp 7A3 chuẩn bị bàn ghế (HS nam)
- BGK : 1. Cô Lê Thị Hồng – GVCN lớp 7A3.
2. Cô Nguyễn Thị Sương – GVCN lớp 7A4.
3. Cô Lương Thái Hiền – GVCN lớp 7A2.
4. Thầy Nguyễn Văn Bình – GVCN lớp 7A5.
5. Thầy Nguyễn Văn Hùng – GVCN lớp 7B. (Chịu trách nhiệm canh thời gian cho mỗi phần thi.
Lấy giấy bìa cứng kẻ chữ: HẾT THỜI GIAN để khi nếu đã hết thời gian qui định, thì giơ
bảng lên cho dẫn chương trình biết).
- Thư kí : Cô Nguyễn Thị Thanh Uyên – GVCN lớp 7A1.
- Phân công mời đại biểu: Lớp 7A2 và 7A5 có nhiệm vụ đi mời đại biểu:
1. Thầy Hiệu Trưởng: Hoàng Việt Tùng.
2. Cô TPT Đội: Cô Kim Tuyến.
- Trang trí : + Thầy Nguyễn Văn Hùng.
+ Cô Lương Thái Hiền.
+ Cô Nguyễn Thanh Uyên.
+ HS nữ lớp 7A2, 7B, 7A4.
* Mượn hai bảng của môn Nhạc, tiến hành kẻ chữ (chữ to) và trang trí như sau:(Có thể cho HS trang trí thêm các hình vẽ, hoa lá ở hai bảng trên) và dựng phía trên bậc thềm các lớp 7A2, 7A3.
BẢNG 1:
HỘI VUI HỌC TẬP
Học sinh khối 7.
1. ĐỘI THÔNG XANH: 7A1 - 7A2 - 7A4.
2. ĐỘI ĐOÀN KẾT: 7A3 - 7A5 - 7B.
BẢNG 2:
NỘI DUNG CUỘC THI
* Phần 1: AI THÔNG MINH.
* Phần 2: AI NHANH HƠN.
* Phần 3: TIẾP SỨC.
* Phần 4: VỀ ĐÍCH.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hát tập thể: Cho tất cả hát tập thể bài “Bốn phương trời”.
2. HS tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình hoạt động:
* Lê Thị Bích Hạnh: Học tập là công việc không đơn giản, càng học càng vui. Nếu có phương pháp học tập đúng đắn thì kết quả học tập ngày càng cao, ngày càng tiến bộ. Hội vui học tập này được tổ chức nhằm tạo ra một phong trào học tập mói, các bạn có dịp giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm học tập để không ngừng nâng cao thành tích học tập của lớp nói chung và của từng cá nhân nói riêng. Thông qua hội vui học tập này, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những kiến thức vừa được học trong chương trình. Đó chính là lí do chúng ta tổ chức buổi hoạt động hôm nay.
* Nguyễn Thị Thanh Thuỷ: Tham dự buổi hoạt động hôm nay, chúng ta vui mừng chào đón Thầy Hoàng Việt Tùng – Hiệu Trưởng nhà trường , và cô Kim Tuyến – TPT Đội.
Ngoài ra, là sự có mặt đầy đủ của tất cả các bạn học sinh khối 7.
* Lê Thị Bích Hạnh: Chương trình hoạt động hôm nay gồm các nội dung:
+ Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
+ Giới thiệu chương trình hoạt động.
+ BGK thông báo thể lệ thi.
+ Các đội vào cuộc thi.
+ Phát thưởng.
+ BGK nhận xét về buổi hoạt động.
* Nguyễn Thị Thanh Thuỷ: Cuộc thi sẽ trải qua bốn phần:
* Phần 1: AI THÔNG MINH.
* Phần 2: AI NHANH HƠN.
* Phần 3: TIẾP SỨC.
* Phần 4: VỀ ĐÍCH.
Xin mời BGK thông báo thể lệ cuộc thi.
3. Thể lệ cuộc thi:
* Phần 1: AI THÔNG MINH. Mỗi đội sẽ có 10 câu hỏi dạng trắc nghiệm, trả lời nhanh. Đúng 1 câu tương ứng 1 điểm. Thời gian cho mỗi đội trong phần thi này là 5 phút. Hết 5 phút mà chưa hết câu hỏi thì vẫn dừng ngay tại đó.
* Phần 2: AI NHANH HƠN. Phần thi này hình thức là phất cờ nhanh. Sau khi nghe người dẫn chương trình nói chữ HẾT, đội nào phất cờ trước sẽ dành phần trả lời. Trong đội có quyền bổ sung một lần. Sau đó sẽ nhường quyền trả lời cho đội khác. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 1 phút. Quá 1 phút không trả lời thì đội khác có quyền trả lời. (Phần thi này 20 phút)
Sau phần thi này là phần thi dành cho khán giả: 5 câu (5 phút).
* Phần 3: TIẾP SỨC. Phần thi này có thang điểm 10, nếu trả lời đầy đủ và trọn vẹn ý. Thời gian chuẩn bị 3 phút, trình bày 5 phút. Quá 1 phút, trừ 1 điểm.
Trong thời gian các đội chuẩn bị, tiếp tục phần thi cho khán giả : 5 câu (5 phút).
* Phần 4: VỀ ĐÍCH. Mỗi đội sẽ chọn một con số từ 1 " 5. Mỗi con số sẽ tương ứng với một môn học. Chọn trúng môn học nào sẽ trả lời kiến thức về môn học đó. Bao gồm các môn sau: Toán, văn, Anh, Lý, Địa. Phần thi này có thang điểm 10, nếu trả lời đầy đủ và trọn vẹn ý. Thời gian chuẩn bị 3 phút, trình bày 5 phút. Quá 1 phút, trừ 1 điểm.
4. Hội vui học tập:
+ Các đội tự giới thiệu về đội của mình. ( 1 – 2 phút, thang điểm 5 ).
+ Tiến hành thi qua bốn phần : * Phần 1: AI THÔNG MINH.
* Phần 2: AI NHANH HƠN.
* Phần 3: TIẾP SỨC.
* Phần 4: VỀ ĐÍCH.
+ Thư kí ghi điểm qua các phần thi và tổng kết điểm.
+ Công bố kết quả thi của các đội sau mỗi phần thi .
+ Trong khi thư kí tổng kết điểm của các đội, các lớp lên tham gia văn nghệ. Theo thứ tự lần lượt từ lớp 7A1 - 7A2 - 7A3 - 7A4 - 7A5 - 7B.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Thư kí công bố kết quả thi đua.
- Phát thưởng: Mời thầy Hiệu Trưởng lên phát thưởng cho các đội.
- Mời thầy Hiệu Trưởng phát biểu ý kiến nhận xét, đánh giá buổi hoạt động.
- Điều khiển chương trình cảm ơn thầy Hiệu trưởng, cảm ơn thầy cô giáo chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho chúng em có dịp ôn lại kiến thức qua hình thức : học mà vui – vui mà học.
- Trước khi kết thúc hoạt động, tất cả chúng ta cùng cất cao tiếng hát: Lớp chúng ta kết đoàn (Nhạc và lời: Mộng Lân).
®
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM
1. Học sinh tự đánh giá :
a. Qua hoạt động của chủ điểm, em thu hoạch được gì?
( Cho HS viết ra giấy )
b. Tự đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động của bản thân.
Tốt ¨ Khá ¨ T.Bình ¨ Yếu ¨
2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại :
Tốt ¨ Khá ¨ T.Bình ¨ Yếu ¨
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại :
Tốt ¨ Khá ¨ T.Bình ¨ Yếu ¨
_________________________
File đính kèm:
- Tuan 7.doc