- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
- GDHS thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ
-GDKNS:-Kỹ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ.-Kỹ năng quản lý thời gian để đi học đều và đúng giờ.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn Tuần 14- 18 Lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức và kỹ năng từ bài 6 đến bài 8-Vận dụng và biết cách sử dụng trong cuộc sống hằng ngày- Hiểu được trẻ em có quyền có quốc tịch, biết được màu sắc và hình dáng của lá cờ VN , tự hào mình là người VN. Thực hiện tốt đi học đều và đúng giờ
Có ý thức trật tự khi ra vào lớp và khi đi ngồi học
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Sưu tầm một số tranh ảnh từ bài 6-8
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A.Bài cũ :(5’) Khi xếp hàng ra vào lớp em cần làm gì ? ( Trật tự ,không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch) – Trong giờ học em cần làm gì để để tiếp thu bài tốt ?( Im lặng, chú ý lắng nghe)
B. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) GV cho HS nêu lại nội dung bài học :(25’)
-Từ GK1 đến nay em đã học những bài nào ?
2) GV đặt câu hỏi :
- Lá cờ Việt Nam có màu gì và hình dáng như thế nào?
- Khi chào cờ em phải làm gì ?
-Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện điều gì ?
-Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ?
-Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
- Khi xếp hàng ra vào lớp em cần làm gì ?
- Mất trật tự trong giờ học có hại gì ?
3) Thực hành trò chơiGV mời 1 lượt 2 tổ lên thi đua
-Nghiêm trang khi chào cờ- Xếp hàng ra vào lớp trật tự
-GV kết luận :
Nghiêm trang khi chào cờ
-Đi học đều và đúng giờ
Trật tự trong giờ học.
Học sinh thảo luận nhóm đôi+TLCH
_HS chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Thi đua giữa các tổ : Tổ 1+Tổ 3
Tổ 2 + Tổ 4
Lớp nhận xét
C. Củng cố dăïn dò :(5’) Thực hành tốt những điều đã học
Chuẩn bị : Lễ phép với thầy cô giáo
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2011
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 18 CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
_Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
_HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương
-GDBVMT :(liên hệ) GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường địa phương
-GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình trong bài 18 và 19 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Bài cũ :(5’) Em có viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng, tường không?
+ Em có vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi ra lớp không?
+ Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp?
B. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:(7’) Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực chung quanh trường
_Mục tiêu: HS quan sát thực tế đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất… ở khu vực xung quanh trường
-GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương
*Bước 1:_GV giao nhiệm vụ quan sát:
+ Nhận xét về quang cảnh trên đường _GV phổ biến nội quy khi đi tham quan:
+ Yêu cầu HS phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do+ Phải trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV
*Bước 2: Đưa HS đi tham quan
*Bước 3: Đưa HS về lớp
Hoạt động 2:(8’) Thảo luận về những hoạt động sinh sống của nhân dân
_Mục tiêu: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân ở địa phương.
*Bước 1: Thảo luận nhóm
_HS nói với nhau về những gì các em đã được quan sát như đã hướng dẫn ở phần trên
*Bước 2: Thảo luận cả lớp
_GV yêu cầu đại diện các nhóm lên nói với cả lớp xem các em đã phát hiện được những công việc chủ yếu nào mà đa số người dân ở đây thường làm
GDBVMT: GD cho HS cóhiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và XH xung quanh từ đó GD các em giữ gìn BVMT
Quang cảnh 2 bên đường có những gì ?
Người dân địa phương làm công việc gì là chủ yếu
Hoạt động 3:(10’) Làm việc theo nhóm với SGK
_Mục tiêu: HS biết phân tích hai bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố.
GDKNS:.-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
*Bước 1:_GV yêu cầu HS
*Bước 2:_GV gọi một số HS trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
+ Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
2.Nhận xét- dặn dò:(5’)_Nhận xét tiết học
Hs kể lại một số hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 20 “An toàn trên đường đi học”
_HS đi tham quan
_Thảo luận
_Quan sát theo hướng dẫn của GV
_Thảo luận theo nhóm
-Nhà ở,cửa hàng,cơ quan, cây cối, hàng quán, chùa
Giết mổ heo ,buôn bán nhỏ ,làm thuê ,……
_Thảo luận cả lớp
THỦ CÔNG Tiết 18
GẤP CÁI VÍ ( Tiết 2 )
I.MỤC TIÊU: _ Biết cách gấp cái ví bằng giấy
_ Gấp được cái ví bằng giấy
- Ham thích học thủ công
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:- Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
2.Học sinh:1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví, 1 tờ giấy vở HS, Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
A. Bài cũ :(5’) -Kiểm tra ĐD học tập
B. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Học sinh thực hành gấp cái ví:(25’)
_ GV nhắc lại qui trình gấp ví theo 3 bước.
+ Bước 1– Lấy đường dấu giữa
+ Bước 2 – Gấp 2 mép ví:
+ Bước 3 – Gấp túi ví:
_ Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng
_ Trình bày sản phẩm:
_ Đánh giá sản phẩm:
+ Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
+ Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
2.Nhận xét- dặn dò:(5’)
_ Nhận xét tiết học:
+ Sự chuẩn bị của học sinh
+ Tinh thần học tập
_ Dặn dò: Làm bài “Gấp mũ ca lô”
_ Thực hành tập gấp cái ví trên giấy nháp (tờ giấy vở của HS)
_ Quan sát
_Thực hành gấp ví
+ Để dọc tờ giấy, mặt màu úp xuống. Khi gấp phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau (h1)
+ Gấp đều phẳng 2 mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng (h4)
+ Gấp 2 mép ví vào trong sát đường dấu giữa (không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau)
Khi lật hình 7 ra mặt sau, để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào (h9)
* Gấp hoàn chỉnh cái ví – HS trang trí sản phẩm._ Dán “cái ví” vào vở.
Chuẩn bị 1 tờ giấy vở HS, giấy màu.
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
THỂ DỤC
Tiết 18: SƠ KẾT HỌC KÌ I (như bài 17)
I. MỤC TIÊU:
- Làm quen với trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”.
Biết cách chơi và tham gia chơi được .
- GDHS có thái độ và tinh thần tập luyện tích cực .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trườngKẻ 2 dãy ô như hình 24 (SGV).
III. NỘI DUNG:
NỘI DUNG
Đ.LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
-Khởi động: Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
2/ Phần cơ bản:
a) Trò chơi “nhảy ô tiếp sức”:
_ Chuẩn bị: Kẻ một vạch chuẩn bị dài 4m, sau đó kẻ vạch xuất phát dài 4m, cách vạch chuẩn bị 1m. Từ vạch xuất phát về trước 0.6-0.8m kẻ hai dãy ô vuông, mỗi dãy 10 ô, mỗi ô cạnh 0.4-0.6m. Cách ô số 10: 0.6m kẻ vạch đích dài 4m.
_ Cách chơi:
+GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu.
+ Cho 1 HS ra chơi thử.
Sau đó cho một nhóm 2-3 HS chơi thử. HS cả lớp chơi thử.
3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng._ Củng cố._ Nhận xét.
1-2 phút
1-2 phút
1 phút
1-2 phút
12-18 phút
1-2 lần
2-3 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Làm quen trò chơi “nhảy ô tiếp sức”.
- Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc.
- Khi có lệnh, các em số 1 bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy hai chân vào ô số 2 và 3, nhảy chụm hai chân vào ô số 4 và cứ lần lượt nhảy như vậy cho đến đích, thì quay lại, chạy về vạch xuất phát đưa tay, chạm tay bạn số 2. Bạn số 2 bật nhảy như bạn số 1 và lần lượt (lượt đi thì bật nhảy, lượt về thì chạy) như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
- HS đi thường theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Tập chơi lại trò chơi.
Thứ sáu ngày 24 tháng12 năm 2010
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 18 Tiết18
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
Hs thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua.
Biết sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại.
II. Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm điểm cuối tuần
- Hs nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần qua.
- Nề nếp : Các em đã thực hiện nghiêm túc
– Truy bài đầu giờ còn ồn
- Xếp hàng : xếp hàng nhanh nhẹn thẳng.
– Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Học tập : Có chuẩn bị bài ở nhà, có phát biểu xây dựng bài. Tuy nhiên vẫn còn 1 vài em bỏ quên vở ở nhà - Thể dục ; Tập trung còn chậm
- GV nhận xét chung
2.Phương hướng tuần 19
- Duy trì nề nếp cũ
- Khắc phục những khuyết điểm trong tuần qua
- Nhắc nhở về ATGT-ATTP- Phòng bệnh dịch
-Đóng các khoản tiền qui định
3.Sinh hoạt Sao Nhi đồng Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”
- Lớp trường báo cáo
- Các tổ trưởng báo cáo
- Tổ viên bổ sung
-HS lắng nghe
- HS ghi chép để thực hiện
File đính kèm:
- cacmon 14-18.doc