I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK).
* HS khá, giỏi: trả lời được câu hỏi 5 SGK
* GDKN S : Kĩ năng tự nhận thức : xác định giá trị bản thân . Kĩ năng giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng .
45 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PP : Thảo luận nhóm .
2. KT trình bày 1 phút , kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ .
III . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giấy A0
Bảng phụ .
Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng in sẵn cho HS
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập quan sát con vật
-GV gọi 2 HS đọc lại bài viết tả hoạt động của con vật
GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
Giới thiệu:Cho HS quan sát phiếu khai báo tạm trú tạm vắng và hỏi : đây là gì ? Vậy phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng có tác dụng gì ? cần phải viết gì vào đó ? để giúp các em hiểu và làm đúng việc này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : Điền vào giấy tờ in sẵn
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- GV treo tờ phôtô lên bảng và giải thích từ viết tắt: CMND. Hướng dẫn HS điền nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
* Kĩ thuật thu thập xử lý thông tin .
* PP Thảo luận nhóm / kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ .
- Nhắc HS chú ý: Bài tập này nêu tình huống giả định (em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác), vì vậy:
- Ở mục địa chỉ: ghi địa chỉ của người họ hàng.
- Ở mục Họ tên chủ hộ: em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
- Ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
GV phát phiếu cho từng HS .
GV nhận xét.
Bài tập 2:
*Đảm nhận trách nhiệm công dân .
* KT trình bày 1 phút
GV chốt lại:
Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
4. Củng cố
-GV cho HS nêu lại nội dung bài học
-GV giáo dục HS có ý thức tích cực trong việc khai báo tạm trú tạm vắng.
5-Dặn dò : HS về nhớ cách điền vào tờ tạm trú, tạm vắng.
-Chuẩn bị: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
-Nhận xét tiết học.
-HS hát
-2HS thực hiện YC
- Đây là mẫu phiếu khai báo tạm trú tạm vắng .
-HS nhắc lại tựa bài
-HS đọc YC bài tập và nội dung phiếu.
-Cả lớp theo dõi SGK.
-HS thực hiện điền vào đầy đủ các mục.
-HS nối tiếp nhau đọc tờ khai rõ ràng, rành mạch.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS trao đổi nhóm bàn, thảo luận TLCH
-HS trình bày
1 HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp .
Thảo luận theo nhóm đôi – Trình bày KQ.
HS nêu lại nội dung bài học
TOÁN
TIẾT 150 THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: một thước dây cuộn, một số cộc mốc, một số cọc tiêu.
-GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một phiếu ghi kết quả thực hành như sau:
Phiếu thực hành
Nhóm:
Ghi kết quả thực hành vào ô trống trên bảng:
1.
Lần đo
Chiều dài bảng của lớp học
Chiều rộng phòng học
Chiều dài phòng học
1
2
3
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định:
2.KTBC:Ứng dụng tỉ lệ bản đồ tiếp theo
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2/158
-GV nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét chung tuyên dương.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.
-Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành.
b).Hướng dẫn thực hành tại lớp
* Đo đoạn thẳng trên mặt đất
-Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
-Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.
-Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ?
-Kết luận cách đo đúng như SGK:
+Cố định hai đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
+Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
+Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
-GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
* Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:
+Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+Cách gióng các cọc tiêu như sau:
Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định.
Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.
Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.
c). Thực hành
Bài 1: Đo độ dài và ghi KQ đo vào ô trống.( HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân)
-Phát mỗi HS một phiếu thực hành như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.
-Nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu thực hành theo YC, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
-Cho HS vào lớp, thu phiếu của các nhóm và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.
-GV nhận xét, chốt KQ đúng.
Bài 2: (Dành cho HS khá, giỏi)
-GV theo dõi giúp đỡ HS, ở yêu cầu thực hành đóng ba cọc tiêu thẳng hàng.
4.Củng cố - -GV giáo dục HS yêu thích môn học.
-GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm tích cực làm việc, có kết quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.
5 -Dặn dò : HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
HS hát
2 HS lên bàng làm bài tập.
Bài giải
12 km = 1200000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là:
1200000 : 100000 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
-HS lắng nghe.
-Các nhóm báo cáo về dụng cụ của nhóm mình.
-HS tiếp nhận vấn đề.
-Phát biểu ý kiến trước lớp.
-Nghe giảng.
-Quan sát hình minh hoạ trong SGK và nghe giảng.
-HS nhận phiếu.
-HS làm việc cá nhân
-HS trình bày kết quả thực hành
-HS khác nhận xét
-HS tự làm nêu KQ và giải thích cách làm
ĐỊA LÝ
THÀNH PHỐ HUẾ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ)
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ hành chính Việt Nam
Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.(tt)
+ Các dãi đồng bằng duyên hải mien Trung nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch?
+ Người dân ở ĐB DHMT có những hoạt động sản xuất nào?
GV nhận xét ghi điểm, nhận xét chung
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Thành phố Huế
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu & tên thành phố Huế?
-Xác định xem nơi của em đang sống?
Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế?
-Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
Huế tựa vào dãy núi nào & có cửa biển nào thông ra biển Đông?
Quan sát lược đồ, ảnh & với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế?
- Vì sao Huế được gọi là cố đô?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV chốt: chính các công trình kiến trúc & cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan & du lịch.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2.
GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay).
-Cho HS nghe bài hát Huế thương
4. Củng cố, -GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam & nhắc lại vị trí này
-Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch?
-GD HS tôn trọng và giữ gìn nét văn hóa của TP Huế
5- Dặn dò : Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng
-Nhận xét tiết học
HS hát
- HS trả lời
- HS trả lời
-HS nhắc lại tựa bài
-HS quan sát bản đồ & tìm
-Vài em HS nhắc lại
- HS xác định Tỉnh Bình Phước nơi em sinh sống
- Theo hướng Bắc
- Huế nằm ở bên bờ sông Hương
-Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) & có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông.
- Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén
- Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu)
Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm
HS quan sát ảnh & bổ sung vào danh sách nêu trên
- HS trả lời các câu hỏi ở mục 2, cần nêu được:
+ Tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba
+ Kết hợp ảnh nêu tên & kể cho nhau nghe về một vài địa điểm:
Kinh thành Huế:
một số toà nhà cổ kính.
Chùa Thiên Mụ:
ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa.
Cầu Tràng Tiền:
bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp
Chợ Đông Ba:
các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế.
Cửa biển Thuận
An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chọn & kể về một địa điểm đến tham quan. HS mô tả theo ảnh hoặc tranh.
HS nghe hát
- HS thực hiện theo
- HS giải thích
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 30
I. Mục tiêu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần
- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồ
II. Lên lớp:
Nhận xét chung;
Ưu điểm:
- Duy trì sĩ số HS đạt 100%.
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
- Có ý thức cao trong các giờ truy bài.
- Có sự cố gắng trong học tập:như: về nhà có sự chuẩn bị bài, trong lớp hăng hái phát biểu:
- Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt.
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Tồn tại: Một số em còn hay quên bút chì: Thịnh, Thắm.
III. Phương hướng tuần 30
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 29.
- Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh .
File đính kèm:
- GA 4 TUAN 30.doc