I ) MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II ) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp., băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS: Sách vở môn học
III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
37 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học B Xuân Phú - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét tiết học, khen ngợi những hs phát triển câu chuyện giỏi.
- Y/c hs về nhà sửa lại câu chuyện đã viết và kể lại cho người thân nghe.
Cả lớp hát, lấy sách vở môn học
- 3 Hs lên bảng thực hiện y/c.
Hs ghi đầu bài vào vở.
- 2 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Hs kể trong nhóm, sau đó cử đại diện kể thi.
- Mẹ em đi công tác xa, bố mẹ ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy là tiên nắm lấy tay em. Bà cầm tay em khen em là đứa con hiếu thảo và cho em ba điều ước...
- Đầu tiên em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm, điều thứ hai em mong con người thoát khỏ bệnh tật. Điều ước thứ ba em mong mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành những kỹ sư giỏi góp sức xây dựng đất nước.
- Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
- Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng tin trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ cố gắng học thật giỏi.
- HS viết vào vở.
- Nộp; vài hs đọc bài viết.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
_________________________________________
ĐịA Lí
MộT Số DÂN TộC ở TÂY NGUYÊN
I-/ MụC TIÊU :
-Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia –rai,Ê-đê, Ba-na,Kinh)nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta .
Sử dụng được tranh ảnh mô tả được trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên :
Trang phục truyền thống :nam thường đóng khố ,nữ thường quấn váy
- Hs khá, giỏi : Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.
II-/ Đồ DùNG DạY -HọC
Tranh, ảnh về nhà ở ,buôn làng ,các hoạt động ,trang phục ,lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên.
III-/ CáC HOạT ĐộNG DạY -HọC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
2-Dạy bài mới:
Giới thiệu bài. Một số dân tộc ở Tây Nguyên
* Hoạt động 1:Tây Nguyên -nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống
-Hoạt động cả lớp
Hỏi :+Theo em ,dân cư tập trung ở Tây Nguyên có đông không và đó thường là người thuộc dân tộc nào?
+ Khi nhắc đến Tây Nguyên người ta thường gọi đólà vùng gì?Tại sao lại gọi như vậy .
-GV kết luận :Tây Nguyên -vùng kinh tế mới là nơi nhiều dân tộc cùng chung sống ,là nơi thưa dân nhất nước ta.Nhưng dân tộc sống lâu đời ở đây là Gia-rai , Ê đê .....với những phong tục tập quán riêng , đa dạng nhưng đều vìmột mục đích chung :Xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp .
* Hoạt động 2:Nhà rông ở Tây Nguyên
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi .Quan sát tranh, ảnh trả lời các câu hỏi sau:
+Quan sát hình 4 ,mô tả những đặc điểm nổi bật của nhà rông .?
-GV nhận xét câu trả lời của HS
* Hoạt động 3 :Trang phục ,lễ hội
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4về nội dung ,trang phục và lễ hội của người dân Tây Nguyên
Trang phục của người dân ở đây thế nào?
Lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
-GV nhận xét câu trả lơi của HS
-GV giải thích thêm: Hiện nay bộ cồng chiêng của người dân Tây Nguyên đang được Việt Nam đề cử với UNESCO là di sản văn hoá . Đây là những nhạc cụ đặc biệt quan trọng với người dân nơi đây .
-
-HS đọc ghi nhớ
3-/ Củng cố :
-Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên .
-GV nhận xét tiết học
Bài sau :Hoạt động sản xuấtcủa người dân ở Tây Nguyên
HS lắng nghe
Hoạt động cả lớp
+Do khí hậu và địa hình tương đối khắc nghiệt nên dân cư tập trung ở Tây Nguyên không đông và thường là các dân tộc Ê đê ,Gia-rai ,Ba-na ,Xơ đăng ....
+Thường gọi là vùng kinh tế mới vì đây là vùng mới phát triển , đang cần nhiều người đến khai quang ,mở rộng phát triển thêm
HS nhận xét bổ sung
Lắng nghe 1à2 em nhắc lại
-Thảo luận cặp đôi
+Nhà rông là một ngôi nhà to,cũng làm bằng vật liệu tre ,nứa như nhà sàn .Mái nhà rông cao, to .Nhà rông nào mái càng cao,càng thể hiện sự giàu có của buôn .Nhà rông thường là nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp , tiếp khách của buôn.
-HS nhận xét bổ sung
Thảo luận nhóm
-Nhóm 1,2 và 3;Trang phục
-Nhóm 4,5và 6: Lễ hội
+Trang phục :Người dân Tây Nguyên ăn mặc đơn giản ,nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.Trang phục khi đi hội của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc .Cả nam nữ đều đeo vòng bạc .
+ Lễ hội :thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch .Có một số các lễ hội như hội đua voi, hội cồng chiêng ,hội đâm trâu
HS cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
-HS hệ thống bằng sơ đồ về Tây Nguyên
3 HS đọc ghi nhớ
________________________________________________________
KHOA HọC.
PHòNG MộT Số BệNH LÂY QUA ĐƯờNG TIÊU HOá
I )MụC TIÊU:
- Kể tên một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
+ Giữ vệ sinh ăn uống.
+ Giữ vệ sinh cá nhân.
+ Giữ vệ sinh môi trường.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
II ) Đồ DùNG DạY - HọC :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, chuẩn bị 5 tờ giấy A4
- HS : Sách vở môn học
Iii ) CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
+ Hãy nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì?
+ Em đã làm gì để phòng chống bệnh béo phì?
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Tác hại của bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- GV tiến hành cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Bạn có biết tác hại của bệnh tiêu chảy không ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm sau đó rút ra kết luận.
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
+ Khi bị mắc bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì?
- GV kết luận , ghi bảng ý
* Hoạt động 2 : Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác hại, tác dụng gì?
+ Nguyên nhân nào gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Chúng ta cần làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- GV nhận xét ý kiến của các nhóm và kết luận chung.
Hoạt động 3: Người hoạ sĩ tí hon
- Cho HS vẽ tranh với nội dung tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- GV đi hướng dẫn các nhóm
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có y tưởng tốt, nội dung hay và đẹp, trình bày lưu loát.
- GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học.
4. củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài học sau “ Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?”
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Bị tiêu chảy làm cho cơ thể bị mất nước, mệt không ăn được. Nừu để lâu không chữa sẽ gây nguy hại đến tử vong.
- Làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể bị chết người và lây sang cộng đồng.
- cần đi khám bác sĩ ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế
- HS hoạt động theo nhóm.
- Hình 1,2 các bạn nhỏ uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. H3: uống nước sạch đã đun sôi; H4 rửa chân tay sạch sẽ.
- Do ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xunh quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn
- Không ăn thức ăn để lâu ngày, thức ăn bị ruồi muối đậu vào. Cần rửa tay ssau khi đi đại, tiểu tiện. Thu rác và đổ rác đúng nơi quy định
- Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
- HS đọc phần “ Bạn cần biết”
- HS làm việc theo nhóm.
- HS chọn nội dung và vẽ tranh
- Các nhóm cử đại diện của nhóm mình lên trình bày
- HS nhắc lại bài học ( Phần “ bạn cần biết”)
- HS nhắc lại
- Lắng nghe, ghi nhớ
_______________________________________________
Kĩ THUậT
KHÂU GHéP HAI MéP VảI BằNG MũI KHÂU THƯờNG
I ) Mục tiêu:
- Biết các khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm
II ) Đồ dùng dạy học:
Bộ thực hành kỹ thuật 4
III ) Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ, kim, chỉ, vải.
2. Bài mới :
1.Giới thiệu bài
G/t ghi đề bài lên bảng.
- H/s để dụng cụ trên bàn.
- Học sinh thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Yêu cầu h/s nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải.
- G/v nhận xét và nêu các bước
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu lược.
+ Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s nêu thời gian, yêu cầu thực hành
- H/s thực hành, g/v quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng.
- Một h/s nhắc lại phần ghi nhớ.
- H/s quan sát và nhận xét.
H/s nhắc lại các bước.
H/s thực hành theo nhóm
Đánh giá kết quả học tập của h/s.
- Tổ chức h/s trưng bày sản phẩm.
- G/v nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- G/v nhận xét đánh giá kết quả học tập của h/s.
3. Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Kim khâu,
- H/s trưng bày.
- H/s tự đánh giá.
___________________________________________________________________
Xuân Phú, ngàytháng..năm 2010
BGH nhận xét, kí duyệt
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- buoi 1 tuan 7.doc