I. Mục tiêu: SGV
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, sự tự tin trong khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học:
18 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục đích, yêu cầu: SGV/ 312
- HS biết vận dụng tốt bài học vào thực tế cuộc sống của mình.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: HS làm lại bài tập 1,2( mở rộng vốn từ: Đồ chơi- trò chơi)
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
a. Phần nhận xét:
Bài 1: HS đọc yêu cầu( tìm câu hỏi...)
Dựa vào dấu hiệu nào để em biết đó là câu hỏi?
Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
Thái độ: lời gọi: mẹ ơi
Bài 2: HS đọc yêu cầu( Hãy đặt câu hỏi thích hợp...)
- HS trao đổi nhóm- tự hỏi nhau, nêu nhận xét.
- HS trình bày, nhận xét, GV kết luận.
* Cần thưa gửi xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
Bài 3: HS nêu yêu cầu- suy nghĩ trả lời
* Tránh câu hỏi tò mò, làm phiền lòng người khác.
b. Phần ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ SGK
c. Phần luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1.
Thảo luận nhóm, viết vắn tắt câu trả lời
Đáp án:
a. + quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò.
Thầy Rơ-ne hỏi Lu-i ân cần, trìu mến...
Lu-i trả lời thầy rất lễ phép...
b. Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yâu nước bị bắt.
Bài 2: HS đọc yêu cầu(so sánh các câu hỏi trong đoạn văn)
- HS tìm câu hỏi có trong đoạn văn.
- GV giải thích thêm về yêu cầu của bài.
- GV chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ghi nhớ SGK
GV nhận xét giờ học và dặn dò về nhà luyện tập tốt.
- 2 HS làm bài.
- Sau câu có dấu chấm hỏi.
- HS thảo luận nhóm 2.
- 2 HS nhắc lại.
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm 4.
- chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
+ Chắc là cụ bị ốm?
+ Hay cụ đánh mất cái gì?
+ Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không ạ?
- HS làm bài nhóm 2, trình bày.
Chiều:
Luyện toán: chia cho số có hai chữ số
I. Mục đích, yêu cầu: - củng cố lại cách chia cho số có hai chữ số.
- Rèn kĩ năng chia cho số có hai chữ số thành thạo.
- Vận dụng tốt vào việc làm toán.
II. Hoạt động dạy học:
1. Ôn kiến thức: Muốn chia cho số có hai chữ số ta làm thế nào?
Vận dụng tính: 4725 : 15 8058 : 34
2. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính. HS làm bảng con, 1 HS thực hiện bảng lớp.
Đáp án: 5672 : 42 = 7521 : 54 = 552 : 24
Bài 2: Người ta xếp các gói kẹo vào các hộp, mỗi hộp 30 gói. Hỏi có thể xếp 2000 gói kẹo vào nhiều nhất là bao nhiêu hộp và còn thừa bao nhiêu gói kẹo?
- HS đọc bài và tự giải bài vào vở.
- GV chấm một số bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét.
Bài giải: Số hộp người ta có thể xếp được là: 2000 : 30 = 60(hộp) dư 20 gói.
Đáp số: 60 hộp và dư 20 gói kẹo.
Bài 3: Điền số. HS làm việc theo nhóm 2, trình bày.
GV củng cố lại cách chia cho số có hai chữ số(có dư)
Số bị chia
Số chia
Thương
Số dư
1898
73
7382
87
6543
79
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài, củng cố lại cách chia.
- Dặn HS ôn lại cách chia, tập làm lại các bài tập đã học.
Luyện chính tả(nghe- viết): Cánh diều tuổi thơ
I. Mục đích, yêu cầu: - HS viết đúng chính tả, trình bày đẹp.
- Có ý thức tốt trong khi viết bài.
II. Hoạt động dạy học:
1. Ôn kiến thức: HS viết bảng con
Mục đồng, vui sướng, sáo kép, nâng lên.
2. Luyện viết:
- 2 HS đọc lại đoạn viết.
- Nêu ND của đoạn viết? ( tác giả tả cánh diều...)
- HS đọc thầm lại bài, ghi nhớ những chữ dễ viết sai.
- HS gấp sách, GV đọc HS viết bảng con
Bãi, mềm mại, trầm bổng, phát dại...
- GV đọc HS viết bài.
- HS đổi vở nhóm hai, dò bài cho nhau.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
* Luyện tập: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr hay ch.
- GV tổ chức HS thi viết tiếp sức nhau, mỗi tổ cử ra 3 bạn. Tổ nào viết được nhièu trò chơi hoăc đồ chơi có chứa tiếng tr hay ch là thắng cuộc.
- Các tổ tiến hành chơi. Cả lớp cổ vũ động viên.
- Nhận xét, bình chọn tổ thắng cuộc.
- GV cho HS đọc lại kết quả ở bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại ND của bài học.
- Dặn HS về nhà luyện viết lại bài cho đẹp.
Sinh hoạt: lớp
I. Mục tiêu: - Củng cố lại hoạt động tuần qua.
- Phương hướng cho hoạt động tuần tới.
II. Hoạt động dạy học:
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua.
- ý kiến các thành viên khác.
- GV nhận xét chung:
+ Đi học đều, đúng giờ, có ý thức học tập tốt.
+ Trang phục gọn gàng đúng quy định.
+ Vệ sinh lớp học và VS cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
+ Có ý thức tốt trong học tập, tiêu biểu có Thành, Sơn, Mai Nhi, Chi, Hạnh.
+ Tham gia thi VSCĐ cấp trường đạt giải nhì: Thành
+ Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để GV dự giờ thăm lớp.
+ Tiến hành làm chế độ học bổng cho 3 em: Sơn, Vẽ, Linh.
Tồn tại: - chấp hành nội quy học tập chưa tốt: Văn Cường, Sung
- VS trường lớp còn chậm, ý thức chưa cao.
- VS cá nhân chưa gọn gàng, sạch sẽ: Vương, Sung.
- Trang phục chưa đúng quy định: Văn Cường.
- Thu nộp các khoản còn chậm: Vương, Thuyên, Lí, Mai và một số bạn khác.
* phương hướng tuần
Tiếp tục đăng kí giờ học tốt, ngày học tốt chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Viết bài phát thanh 22/12.
- Thu kế hoạch nhỏ 2 kg giấy/ 1em.
- Tiếp tục hoàn thành trang trí lớp học.
- Lao động vệ sinh trường, lớp.
- Tiếp tục thu các khoản còn nợ.
- Tăng cường công tác ôn tập chuẩn bị thi học kì 1.
- Hoàn thành tốt kế hoạch của đội.
Ngày soạn: 7.12.2008
Ngày giảng: 12.12.2008
Toán: chia cho số có hai chữ số(tiếp theo)
I. Mục tiêu: SGV/ 153
- rèn kĩ năng chia thành thạo, tạo tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Đặt tính rồi tính
579 : 36 = 16(dư 3) 9276 : 39 = 77(dư 36)
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
a. Phép chia hết:
- GV ghi phép tính lên bảng: 10105 : 43
- HS nêu lại cách chia thực hiện từ trái sang phải.
10105 43
150 235
215
0
Tương tự cho phép chia có dư :
26345 : 35 = 752(dư 25)
b. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu( đặt tính rồi tính)
GV chốt kết quả đúng.
23576 : 56 = 421 18510 : 15 = 1234
31628 : 48 = 658(dư 44) 42546 : 37 = 1149(dư13)
Bài 2: HS đọc nội dung bài toán, GV hướng dẫn
- Đổi đơn vị: giờ ra phút, km ra m.
- GV chấm một số bài, chữa bài ở bảng lớp.
Bài giải: Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38 400 m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là
38 400 : 75 = 512(m)
Đáp số: 512 m
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và các cách chia đã học.
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
- 1 HS thực hiện bảng lớp.
- cả lớp làm bảng con.
- HS làm bảng con, nêu lại cách làm.
- HS giải bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Tập làm văn: quan sát đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu: SGV
- HS biết cách lập dàn ý của một bài văn tả đồ chơi.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài học. Một số đồ chơi : gấu, thỏ...
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: HS đọc đoạn văn tả chiếc áo.
Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
a. Phần nhận xét:
Bài 1: HS đọc yêu cầu và các gợi ý ở SGK
- HS giới thiệu đồ chơi mình mang đến lớp.
- HS đọc thầm lại các gợi ý quan sát đồ chơi của mình và tự làm bài.
- HS trình bày kết quả bài viết của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: - Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
GV: Quan sát gấu bông, đập vào mắt là hình dáng, màu lông, sau đấy mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân, tay...phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm...
b. Phần ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ SGV
c. Phần thực hành:
- HS nêu yêu cầu của bài tập( lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi)
VD:
Mở bài: Giới thiệu gấu bông: Đồ chới em thích nhất.
Thân bài: Hình dáng gấu bông không to... Bộ lông màu nâu pha sáng...Hai mắt đen láy, trông như mắt thật.mũi màu nâu, nhỏ...
Kết bài: Em rất yêu gấu bông...
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn.
Chuẩn bị bài ở tiết sau: chọn 1 đồ chơi lễ hội ở quê em để giới thiệu với bạn.
- 2 HS đọc bài
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài và các gợi ý.
- HS làm bài vào vở nháp.
- phải quan sát một cách hợp lí, từ bao quát đến bộ phận. Quan sát bằng nhiều giác quan...Tìm ra đặc điểm riêng biệt...
- 3 HS nêu ghi nhớ SGK.
- HS làm bài vào vở, trình bày tiếp nối nhau, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Âm nhạc: Đ/ C Liên dạy và soạn
lịch sử: nhà trần và việc đắp đê
I. Mục tiêu: SGV/ 35
- HS hiểu được tác dụng của đê điều, từ đó có ý thức bảo vệ và giữ gìn đê điều.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
Nhà Trần có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
+ Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng?
- GV nhận xét lời kể của một số em.
Kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động 2:
+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhàTrần.
GV kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người phải tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông coi việc đắp đê
Hoạt động 3:
+ Nhà Trần đã thu được kết quả NTN trong công cuộc đắp đê?
- HS đọc ND bài học SGK
Hoạt động 4: Liên hệ
ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV hệ thống bài.
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị cho bài sau.
- 2 HS thực hiện.
- Gây lụt lội ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp.
- HS tự kể.
- 2 HS nhắc lại.
- Đặt lệ mọi người phải tham gia đắp đê...
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.
- 2 HS đọc bài học SGK.
- trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, cũng cố đê điều...
- 2 HS nhắc lại bài học.
Chiều:
GV bộ môn dạy và soạn
Đ/ C Đông dạy và soạn
File đính kèm:
- GA LOP 4 TUAN 15.doc