Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 13

 I. Mục tiêu: - HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

 - Nắm vững cách nhân để làm các bài tập.

 II. Hoạt động dạy học

doc19 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong văn cảnh cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ các cột phần nhận xét. - Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài a. Phần nhận xét: GV treo bảng phụ kẻ sẵn các cột: câu hỏi- của ai- hỏi ai - dấu hiệu. Hướng dẫn HS làm bài tập phần nhận xét. Bài 1: HS đọc yêu cầu( ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.) - GV viết kết quả vào bảng. Bài 2,3: HS đọc yêu cầu( câu hỏi ấy của ai, hỏi ai, dấu hiệu). GV ghi vào bảng Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Xi-ôn-cốp-xki Tự hỏi mình -Từ vì sao - Dấu chấm hỏi Cậu làm thế nào...thí nghiệm như thế? Một người bạn Xi-ôn-cốp-xki - Từ thế nào. - Dấu chấm hỏi. b. Phần ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ SGK c. Phần luyện tập: Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập( tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ; Hai bàn tay) - GV phát phiếu, HS làm việc theo nhóm. - GV nhận xét, kết luận SGV/ 272 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập, đọc cả mẫu. GV mời HS làm mẫu trước lớp GV ghi câu văn lên bảng: Về nhà, bà kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. - HS suy nghĩ sau đó thực hiện hỏi- đáp trước lớp. - HS đọc thầm bài Văn hay chữ tốt chọn 3-4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan và thực hành hỏi-đáp. - GV nhận xét ghi điểm. Bài 3: HS đọc yêu cầu(đặt câu để tự hỏi mình) GV gợi ý: có thể tự hỏi về 1 bài học đã qua, 1 cuốn sách cần tìm, 1 bộ phim đã xem...Chú ý nói đúng ngữ điệu câu hỏi- tự hỏi mình. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND cần ghi nhớ của bài học. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức và viết lại vào vở 4 câu hỏi vừa đặt. - 2 HS đọc đoạn văn. Lớp nhận xét. - HS đọc thầm bài, nêu ý kiến. - HS thảo luận nhóm 2, trình bày - 3 HS đọc lại bảng. - HS làm việc nhóm 4, trình bày - 1 HS đọc yêu cầu và mẫu - 2 HS làm mẫu trước lớp. HS 1: Về nhà bà cụ làm gì? HS2: ...kể cho Cao Bá Quát nghe chuyện xảy ra. HS1: Bà cụ kể lại chuyện gì? HS2: ...chuyện bị quan cho lính đuổi ra khỏi huyện đường.... - HS thực hiện nhóm 2 hỏi - đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét. - HS làm bài vào vở, sau đó lần lượt đọc câu hỏi của mình đã đặt Chiều: Luyện toán: ôn nhân với số có ba chữ số I. Mục tiêu: - Củng cố cách nhân với số có ba chữ số. - Rèn luyện kĩ năng tính nhanh, chính xác. - ý thức say mê học toán. II. Hoạt động dạy học: 1. Ôn kiến thức: 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con. 546 x 302 = 164 892 456 x 203 = 92 568 - HS nhắc lại cách thực hiện, GV và cả lớp nhận xét, ghi điểm. 2. Thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính. HS thực hiện bảng con 253 264 1124 x 503 x 307 x 125 759 1848 5620 1265 792 2248 127259 81048 1124 140500 - Củng cố cách nhân với số có ba chữ số và nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Bài 2: viết vào ô trống( HS thực hiện nhóm 2) a 132 312 231 b 143 121 201 a x b 132 x 143 = 18876 312 x 121 = 37752 231 x 201 = 46431 Bài 3: Hình chữ nhật có chiều dài 175 m, chiều rộng kém chiều dài 70 m. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó. - HS đọc bài toán, tự giải bài vào vở, 1 HS giải bảng. - GV chấm , chữa bài, nhận xét bài làm của HS. Bài giải: Chiều rộng hình chữ nhật là: 175 - 70 = 105(m) Chu vi hình chữ nhật là : (175 + 105) x 2 = 560(m) Diện tích hình chữ nhật là : 175 x 105 = 18375(m2) Đáp số: 560 m; 18375 m2 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài ở tiết sau. Luyện chính tả(nghe- viết): người tìm đường lên các vì sao I. Mục đích, yêu cầu: - HS viết đúng bài chính tả theo yêu cầu của GV. - Rèn kĩ năng viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sach sẽ. - Có ý thức tự giác trong rèn luyện chữ viết . II. Hoạt động dạy học: 1. ôn kiến thức: GV đọc HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp. xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, gãy chân, non nớt, thí nghiệm. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Luyện viết. - HS mở sách đọc lại đoạn viết( Từ đầu cho đến hàng trăm lần) + Nêu ND của đoạn viết? (ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki) - HS đọc thầm bài ghi nhớ nhữnh chữ khó viết. - HS gấp sách GV đọc HS ghi bảng một số từ: dại dột, bấy giờ, cửa sổ. - GV đọc HS viết bài. - GV chấm một số bài, nhận xét bài viết cuả HS. 3. Luyện tập: Bài 1: điền vào chỗ trống tiếng có âm i hay iê? Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông củng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông làm thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm lên đến 8000 lần. - HS làm việc nhóm 2, báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã hoàn chỉnh. Bài 2: tìm các từ chứa tiếng có vần im hoặc iêm có nghĩa như sau. - Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: kim - Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực: tim - Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,...trong sản xuất hoặc trong sinh hoạt. Tiết kiệm GV đọc, HS suy nghĩ nêu ý kiến của mình. Cả lớp nhận xét chốt ý đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện viết lại bài cho đẹp. Sinh hoạt: lớp I. Mục tiêu: - Củng cố lại hoạt động tuần qua. - Phương hướng cho hoạt động tuần tới. II. Hoạt động dạy học: - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua. - ý kiến các thành viên khác. - GV nhận xét chung: + Đi học đều, đúng giờ, có ý thức học tập tốt. + Trang phục gọn gàng đúng quy định. + Vệ sinh lớp học và VS cá nhân sạch sẽ gọn gàng. + Có ý thức tốt trong học tập, tiêu biểu qua đợt phát động lập thành tích chào mừng ngày 20/ 11 có Thành, Sơn, Mai Nhi, Chi, Hạnh. + Tham gia thi VSCĐ cấp trường: Thành, Mai Nhi. + Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để GV dự giờ thăm lớp. Tồn tại: - chấp hành nội quy học tập chưa tốt: Văn Cường, Sung - VS trường lớp còn chậm, ý thức chưa cao. - VS cá nhân chưa gọn gàng, sạch sẽ: Vương, Sung. - Trang phục chưa đúng quy định: vẻ, Văn Cường. * phương hướng tuần -Tiếp tục đăng kí giờ học tốt, ngày học tốt. - Chuẩn bị mọi điều kiện cho GV dự giờ, thăm lớp. - Tiếp tục hoàn thành trang trí lớp học. - Lao động chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. - Triển khai thu gom giấy vụn đợt 1 theo quy định của đội Ngày soạn: 25.11.2008 Ngày giảng: 28.11.2008 Toán: luyện tập chung I. Mục tiêu: giúp HS củng cố về - Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp. - Phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân. - lập công thức tính diện tích hình vuông. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: đặt tính rồi tính 345 x 300 237 x 24 2. Luyện tập Bài 1: HS đọc yêu cầu( Viết số thích hợp vào chỗ chấm). - GV nhận xét ghi kết quả đúng ở bảng. 10 kg = 1 yến 1000kg = 1 tấn 100 cm2 = 1dm2 300kg = 3 tạ 30 tạ = 3 tấn 100dm2 = 1 m2 15000kg = 15tấn 200tạ = 20tấn 1000dm2= 10m2 - GV củng cố lại các đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo diện tích đã học. Bài 2: HS đọc yêu cầu(tính) Kết quả: 268 x 235 = 62980 475 x 205 = 97375 324 x 250 = 81000 45 x (12 + 8) = 900 Củng cố cách nhân với số có ba chữ số và nhân với số tận cùng có chữ số 0. Bài 3: HS nêu yêu cầu ( tính bằng cách thuận tiện nhất). - GV chốt kết quả đúng ở bảng. a. 2 x 39 x 5 = 39 x(2 x 5) = 39 x 10 = 390 b. 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4) = 302 x 20 = 6040 c.769 x 85 - 769 x 75 = 769 x (85 - 75) = 769 x 10 = 7690 Củng cố về tính chất của phép nhân Bài 4: HS đọc ND của bài toán. - GV gợi ý : đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút - GV chấm, chữa bài ở bảng lớp. Bài giải: 1 giờ 15 phút = 75 phút. Mỗi giờ hai vòi cùng chảy vào bể là: 25 + 15 = 40(l) Sau 1 giờ 15 phút hai vòi chảy được là: 40 x 75 = 3000(l) Đáp số: 3000 l nước Bài 5: HS đọc bài tự làm bài a. S = a x a b. với a = 25 m thì S = 25 x 25 = 625 (m2) 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống hoá kiến thức đã học . - Gv nhận xét giờ học. Dặn HS ôn lại các kiến thức và xem trước bài phép chia. - 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con. - HS làm bảng con, nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo đã học - HS làm bảng con, 3 HS làm bảng lớp. - HS thực hiện nhóm 2. - HS giải bài vào vở, 2 HS thực hiện ở bảng lớp bằng 2 cách khác nhau. - HS làm vở nháp. HS nhắc lại công thức tính diện tích hình vuông đã học. Tập làm văn: ôn tập văn kể chuyện I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố một số hiểu biết về đặc điểm của văn kể chuyện. - Kể được một số câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi với bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện. - HS mạnh dạn tự tin hơn trong khi kể. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS ôn tập Bài tập 1: HS đọc yêu cầu GV chốt ý đúng ở bảng lớp. Đề 1: thuộc thể loại văn viết thư. Đề 2: thuộc thể loại văn kể chuyện vì khi làm đề bài này HS phải kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, ý nghĩa của câu chuyện... Đề 3: thuộcloại văn miêu tả Bài 2,3: HS đọc yêu cầu( kể lại một câu chuyện theo các đề tài...và trao đổi với các bạn về câu chuyện em vừa kể) - HS nói nhanh tên đề tài câu chuyện mình chọn kể. - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện. - HS thực hành kể chuyện. - HS thi kể trước lớp, cả lớp cùng giao lưu, đối thoại cùng bạn kể. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay, câu chuyện hấp dẫn nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết tóm tắt những kiến thức đã học về văn kể chuyện. - 3 HS đọc 3 đề bài ở SGK, cả lớp suy nghĩ, nêu ý kiến. - HS nói tiếp sức nhau. - HS thực hiện theo nhóm 4, kể cho nhau nghe và cùng trao đổi về ND, nhân vật, ý nghĩa câu chuyện. Âm nhạc: GV bộ môn dạy và soạn Lịch sử: GV bộ môn dạy và soạn Chiều: GV bộ môn dạy và soạn

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 13.doc