I. Mục tiêu
- HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, phân biệt được lời nhân vật (An- đrây- ca, người mẹ, ông).
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Hiểu ND : Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ trong SGK. Đoạn văn cần luyện đọc. Chuẩn KTKN
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: 2 HS đọcTL bài Gà Trống và Cáo và nhận xét tính cách của 2 nhân vật.
22 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y lấy gỗ:325164 cây
Cây ăn quả;60830 cây.
Tất cả.Cây
Bài 4: Tìm x SGK
3. Củng cố- dặn dò.
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng. - GV nhận xét giờ học. Về luyện bài trong VBT. Làm trước các bài tập sau.
Luyện từ và câu
Đ 12 Mở rộng vốn từ: trung thực - tự trọng
I. Mục tiêu
- HS biết thêm nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực- Tự trọng (B1, 2).
- Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (B3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (B4).
II. Đồ dùng dạy- học
- SGK TV4. Từ điển HS. Chuẩn KTKN
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra:
- 2 HS lên bảng viết 5 DT riêng, 5 DT chung (Mỗi HS viết 1 loại DT)
2. Bài mới : a, GV giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của bài.
b, Các hoạt động.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Bài 1:(62) HS nêu YC của bài. HS đọc thầm đoạn văn, làm vào vở BT.
- GV phát phiếu cho 3 em và cho các em làm trên phiếu, em nào làm xong dán lên bảng.
- Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng:
Bài 2:(63 )
- 1 HS đọc YC của bài.
- GV cho HS làm việc cá nhân, 3- 4 HS làm bài trên phiếu sau đó lên dán bài trên bảng.
- Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3: (63 )
- 1 HS đọc YC.
- GV cho HS sử dụng từ điển tìm nghĩa từ : trung bình, trung thu, trung tâm.
- HS làm việc cá nhân => HS nối tiếp nhau chữa bài làm
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài 4:(63 )
- GV nêu yêu cầu của bài. HS suy nghĩ để đặt câu.
- Tổ chức cho các nhóm thi tiếp sức, từng thành viên của nhóm tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
- Lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài 1:(62)
- Thứ tự các từ cần điền: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
Bài 2:(63)
- Một lòng một dạ gắn bó.
Là trung thành
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa.
- ngay thẳng thực thà là trung thực.
Bài 3: (63 )
- Trung có nghĩa là ở giữa : Trung bình, trung thu, trung tâm.
- Trung có nghĩa lòng một dạ.
Trung thành trung nghĩa trung kiên
Bài 4:(63)
3. Củng cố- dặn dò.
- HS nêu thế nào là trung thực?- GV nhận xét giờ. Yêu cầu HS về ôn bài viết:
Gà Trống và Cáo
Khoa học
Đ 12 phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu
- HS nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
+ Thường xuyên theo dõi cân năng của bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng
- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
II. Đồ dùng dạy- học
- Hình vẽ SGK (T26, 27). Phiếu học tập .
III- Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra: ? Nêu các cách bảo quản thức ăn?
2. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
b, Các hoạt động.
° HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* MT: - Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị còi xương, suy dd và người bị bệnh bướu cổ.
- Nêu được các nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.
* Cách tiến hành.
- HS quan sát H1, 2 SGK. Thảo luận cặp đôi câu hỏi.
H: Nêu dấu hiệu bệnh còi xương, suy dd và bệnh bướu cổ?
H: Nguyên nhân nào dẫn đến các bệnh trên?
- Các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhậ xét đánh giá và bổ xung ý.
* GVKL: + Trẻ em không ăn đủ lượng, đủ chất, đặc biệt thiếu đạm sẽ bị suy dd. Thiếu Vi- ta- min D sẽ bị còi xương.
+ Thiếu iốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
° HĐ2: Cách phòng bệnh do thiếu chất dd.
* MT: Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dd
* Cách tiến hành:
H: Ngoài bệnh còi xương, suy dd, bướu cổ em còn biết bệnh nào do thiếu dd?
H: Nêu cách phát hiện và đề phòng bệnh do thiếu dd?
* GVKL: Như SGV (62)
3. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học (Khen nhóm, cá nhân học có kết quả).
- Về luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài: Phòng bệnh béo phì.
Thể dục
Đ 12 đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều
sai nhịp trò chơi" ném trúng đích "
I. Mục tiêu
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không sô lệch hành, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi" ném trúng đích ". Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích.
II. Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm : Trên sân trường.
- Phương tiện: 1 còi, 4- 6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thày và trò
Đội Hình
1. Phần mở đầu: 6 -10 phút.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục.
- xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông,vai: 1 - 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100- 200 m. Rồi đi thường thành 1 vòng tròn hít thở sâu: 2- 3 phút.
- Trò chơi: Thi đua xếp hàng: 1- 2 phút.
2. Phần cơ bản: 18- 25 phút
a, Đội hình đội ngũ: 12- 14 phút.
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+ GV điều khiển lớp tập: 1- 2 phút.
+ Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển.
GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ:
+ Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương những tổ tập tốt: 2- 3 phút.
+ GV cho cả lớp tập, cán sự điều khiển để củng cố: 2- 3 phút
b, Trò chơi" ném trúng đích" 8- 10 phút.
- GV nêu tên TC, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Cho 1 tổ HS chơi thử. Cho cả lớp cùng chơi.
- GV nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- Cho HS tập 1 số động tác thả lỏng
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát theo nhịp.
- Trò chơi :"Diệt các con vật có hại”: 1- 2 phút.
GV hệ thống bài.GV nhận xét ý thức học tập của HS
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x x
x
xxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxx
x
x
x
x
x
x x
x x
Ngày soạn: Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2009
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2009
Toán
Đ 30 Phép trừ
I. Mục tiêu
- Biết đặt tính và thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số (không nhớ, có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp)
- HS làm đúng B1, 2 (dòng 1), B3.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: Bài HS luyện thêm trong VBT.
2. Các hoạt động dạy- học.
a, GTB: Ghi đầu bài.
b, Các hoạt động.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
°HĐ1: Củng cố cách thể hiện phép trừ.
* Ví dụ 1: 865279 - 450 237
- GV ghi ví dụ lên bảng
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính.
- Gọi 1 em lên thực hiện vừa nói vừa vừa viết nh SGK.
- GV cùng lớp nhận xét.
* Ví dụ 2 : 647 253 - 285 749
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính tương tự như ví dụ 1. ? Nêu cách thực hiện phép trừ.
- HS nêu GV ghi bảng.
- GV gọi 1 số HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ.
b, Thực hành.
Bài 1, 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV gọi 1 số HS chữa bài, yêu cầu HS vừa nói vừa viết.
- Yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
? Nêu lại cách thực hiện phép trừ.
Bài 3: HS đọc đề bài và quan sát sơ đồ tóm tắt bài toán trong SGK.
? Muốn tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh ta làm nh thế nào?
- HS nêu GV nhận xét. Cho HS viết bài vào vở.
1. Củng cố cách thực hiện hiện phép trừ.
* Ví dụ 1:
865279 - 450 237
* Ví dụ 2 :
647 253 - 285 749
- Bước 1: Đặt tính : viết số trừ dới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng thẳng cột với nhau. Viết dấu ( - ) và kẻ gạch ngang.
- Bước 2: Thực hiện phép trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
2. Thực hành.
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
987864-969696
783251-656565
Bài 2:SGK
Bài 3:SGK
3. Củng cố- dặn dò.
- HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ. GV nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị giờ sau.
Tập làm văn
Đ 12 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu
- HS dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (B1).
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (B2).
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng lớp kẻ các cột:
Đoạn
Nhân vật làm gì
Lời nói của nhân vật
Ngoại hình
Lưỡi rìu, vàng, bạc, sắt
.........
..........................
..........................
..................
...................
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: GV nhận xét sự chuẩn bị của HS .
2. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài
b, Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Bài 1: 1 HS đọc YC của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát 6 bức tranh minh hoạ trong SGK
- 1 HS đọc phần lời dưới mỗi bức tranh.
H: Truyện có những nhân vật nào?
H: Nội dung truyện nói về điều gì?
H: Truyện có ý nghĩa gì? (khuyên chúng ta trung thực, thật thà trong cuộc sống)
- 6 HS đọc lời gợi ý dưới 6 bức tranh.
- 3 HS kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. GV sửa chữa cho từng HS nhắc HS nói ngắn gọn đủ ND chímh.
* Bài 2: 1 HS đọc ND của bài, lớp đọc thầm.
- GV làm mẫu tranh 1:
H: Anh chàng tiều phu đang làm gì? Khi đó chàng trai nói gì?
H: Dáng của chàng tiều phu như thế nào? lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào câu trả lời, Lớp vạ GV nhận xét.
- Yêu cầu HS- HĐ trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 ND.
- Gọi 2 nhóm có cùng 1 ND đọc phần câu hỏi của mình - GV nhận xét ghi ý chính.
- GV tổ chức thi kể từng đoạn.( GVcó thể t/c cho HS thi kể nhiều lượt tuỳ thời gian)
GV nhận xét sau mỗi lần HS kể .
- Tổ chức cho HS kể toàn bộ chuyện. GV nhận xét cho điểm.
Bài 1:
- Truyện Ba lưỡi rìu.
- ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu khuyên chúng ta trung thực, thật thà trong cuộc sống.
* Bài 2:
Đ1: Anh chàng tiều phu đang đốn củi lưỡi rìu của chàng trai bị văng xuống sông. ....
Đ2: Cụ già hiện lên hứa sẽ vớt giúp .
*Thi kể chuyện.
3. Củng cố, dặn dò
- 2 HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học.
- GV nhận xét giờ, nhắc HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể vào vở. Xem trước bài sau.
Phần kí duyệt của ban giám hiệu
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao an cu.doc